Những biện pháp nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên tiểu học trên địa bàn quận 1 TP HCM (Trang 46 - 51)

8. CẦU TRÚC LUẬN VĂN: (gồm 3 chương)

1.4.3 Những biện pháp nâng cao chất lượng

giáo viên tiểu học.

1.4.3.1 Tìm hiểu phân loại học sinh lớp chủ nhiệm:

Tìm hiểu hoàn cảnh sống của từng học sinh: Tuổi tác, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của bố mẹ, gia đình đông con hay ít con, sự quan tâm đến giáo dục con cái của bố mẹ; sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, điều kiện sinh hoạt vật chất (đầy đủ hay túng thiếu… ), điều kiện sinh hoạt tinh thần (các phương tiện sinh hoạt văn hóa, tình cảm gia đình… ) quan hệ giữa gia đình học sinh với hàng xóm.

Tìm hiểu đặc điểm về thể chất, sinh lý từng học sinh: thể lực (chiều cao, cân nặng…), sức khỏe (khỏe – yếu, vóc dáng bình thường hay khuyết tật… ).

Tìm hiểu đặc điểm về tâm lý của từng học sinh: khả năng nhận thức, tư duy ở mỗi em (thông minh, nhanh nhẹn bình thường hay chậm… ) trong học tập, vui chơi, giao tiếp; tác phong, sở thích, nhu cầu; tính tình trong hoạt động cá nhân, tập thể (cẩn thận, chính chắn hay cẩu thả, bồng bột, hiền lành hay nóng nảy… ).

Tìm hiểu tính cách và những hành vi đạo đức của từng học sinh, thể hiện ở tính chăm hay lười học, mạnh dạn hay nhút nhát, nhân hậu hay ích kỷ, tự lập hay ỷ lại… đặc biệt cần quan tâm đến thái độ, cách ứng xử với các bạn, thầy cô, với người thân trong gia đình; sở thích và năng khiếu nổi bật của từng em…

1.4.3.2 Xây dựng tập thể học sinh trong lớp “tự quản”

GVCN phải tổ chức “bộ máy tự quản” của lớp: bao gồm lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng, sao đỏ của lớp…

Quy định rõ ràng chức năng và nhiệm vụ (giao việc), hướng dẫn các nội dung ghi chép sổ theo dõi cho từng cán bộ lớp tự quản.

GVCN tự lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp tự quản suốt năm học. Muốn tổ chức tốt công tác GD học sinh, GV chủ nhiệm cần phải chăm lo tổ chức, xây dựng lớp thành một tập thể đoàn kết, nhất trí, biết tự quản các công việc của tập thể lớp. Việc tổ chức được “ bộ máy tự quản” một mặt sẽ giúp cho GVCN đỡ mất thời gian hơn trong việc quản lý học sinh, mặt khác đây là cơ hội để học sinh thể hiện khả năng điều hành, lãnh đạo của mình. GV chủ nhiệm phải biết lựa chọn “ đội ngũ tự quản” hoạt động có uy tín và chất lượng. Phân công nhiệm vụ cho từng em, đồng thời theo dõi để khuyến khích, khen ngợi và có những điều chỉnh phù hợp.

1.4.3.3 Tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện:

Giáo dục đạo đức, pháp luật và nhân văn cho học sinh: Tổ chức thi đua học tập, rèn luyện trong học sinh, có kiểm tra đánh giá, tuyên dương, khen thưởng cá nhân, nhóm, tổ. Hoạt động theo chủ đề về chính trị, xã hội, hoạt động kết nghĩa, hoạt động kỷ niệm ngày lễ lớn, chào mừng các sự kiện chính trị, xã hội trong nước và thế giới.

Tổ chức các hoạt động nhằm phát triển nhận thức, trí tuệ của học sinh: thông qua tập thể lớp, GVCN đề ra những yêu cầu học tập đối với các em, xây dựng suy nghĩ tập thể lành mạnh, giúp các em xác định nghĩa vụ, thái độ, động cơ học tập đúng đắn… Hướng dẫn cán bộ lớp tổ chức nhóm học tập. Phân tích nguyên nhân học sinh yếu kém để giúp đỡ, tổ chức phụ đạo hàng tuần với các hình thức : theo lớp, nhóm hoặc cá nhân.

Tổ chức các hoạt động văn nghệ, TDTT, vui chơi: Thường xuyên tổ chức cho cả lớp các trò chơi, các hoạt động TDTT, xem phim tập thể, dịch các bài hát ra tiếng địa phương.

1.4.3.4 Liên kết các lực lượng trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh

Việc kết hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường là một nhiệm vụ không thể thiếu của giáo viên chủ nhiệm lớp. Bởi nếu thực hiện tốt điều này sẽ mang lại sự thống nhất trong việc tác động giáo dục của toàn xã hội đến học sinh, đảm bảo tính liên tục và toàn vẹn của quá trình giáo dục. Các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường bao gồm: Gia đình học sinh, chi hội cha mẹ học sinh, chính quyền, đoàn thể xã hội, cơ quan chức năng, tổ chức kinh tế ở địa phương…

Kết hợp với các lực lượng trong trường:

* Tổ chức Đoàn, Đội: để giáo dục học sinh của lớp cần có kế hoạch kết hợp với tổ chức Đòan – Đội để tiến hành các hoạt động giáo dục toàn diện, GVCN cần giúp đỡ chi đội lớp xây dựng kế hoạch, bồi dưỡng ban chỉ huy đội… Điều quan trọng là phải giúp đỡ tổ chức đội chứ không áp đặt.

Tổ chức Đoàn, Đội trong các nhà trường đồng hành với thanh thiếu nhi trong hoàn thiện các kỹ năng sống, kỹ năng xã hội, thông qua các giờ sinh hoạt, các buổi ngoại khóa, tạo điều kiện để các em tham gia các câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm sở thích, tạo sân chơi bổ ích, giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hoá, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện sức khỏe, phòng ngừa tai nạn giao thông, …; có thái độ lên án bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội, biết bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai, sống có trách nhiệm

Ngoài ra tổ chức Đoàn, Đội cần quan tâm đến văn hoá, văn nghệ là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với thanh thiếu niên. Đoàn trường và Liên Đội đều có các hoạt động tạo không khí vui tươi, lành mạnh trong nhà trường, lôi cuốn học sinh tham gia. Đề xuất với Ban giám hiệu, đứng ra đảm nhận tổ chức phần "hội" trong Lễ khai giảng năm học mới, tạo không khí phấn khởi đầu năm học. Tổ chức chương trình lễ tri ân và trưởng thành cho học sinh cuối cấp có tác dụng giáo dục lòng biết ơn sâu sắc. Tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật, tuyên truyền luật giao thông đường bộ, luật phòng

chống ma tuý; tổ chức Chương trình "Thắp sáng ước mơ tuổi thơ", trao học bổng "Tiếp sức đến trường", hội thi chỉ huy đội giỏi, thiếu nhi hùng biện "Chúng em với thành phố Hồ Chí Minh", trại hè thiếu nhi … đạt kết quả tích cực, tạo dấu ấn mới trong phong trào Đoàn, Đội ở trường học. Đồng thời thường xuyên tổ chức các lớp năng khiếu, bồi dưỡng nghi thức, các lớp văn nghệ, đội nghệ thuật măng non…, các em trở thành những hạt nhân nòng cốt trong các hoạt động ngoại khoá của nhà trường.

* Các giáo viên khác: Trao đổi với giáo viên chuyên (nếu có), về tình hình học sinh trong lớp, hay tìm hiểu về các thông tin khác về học sinh giỏi, học sinh yếu kém hay học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

* Hiệu trưởng (Phó Hiệu trưởng): GVCN là người thừa lệnh Hiệu trưởng, thay mặt nhà trường quản lý và giáo dục học sinh một lớp. để giáo dục học sinh lớp mình GVCN phải dựa vào kế hoạch chung của nhà trường và tình hình cụ thể của lớp để xây dựng kế hoạch đề ra các biện pháp. Thường xuyên báo cáo tình hình của lớp mình về kết quả giáo dục, ý chí, nguyện vọng của các em để có hướng đề xuất cụ thể.

* Các lực lượng khác: cần phối hợp với bộ phận văn phòng (bảo vệ, văn thư, thư viện, thiết bị, y tế… ) để giáo dục học sinh. Từ đó GVCN đề xuất các yêu cầu và thống nhất biện pháp tác động sư phạm khi học sinh cần thiết.

Liên kết với các lực lượng ngoài nhà trường:

* Với PHHS: GVCN có kế hoạch phối hợp cùng gia đình học sinh, cho biết kết quả học tập, tu dưỡng của con em họ. Đồng thời gia đình học sinh cũng thông tin kịp thời những thay đổi tích cực hoặc không tích cực của học sinh ở nhà… để cùng nhau có hướng khắc phục, động viên, nhắc nhở kịp thời. Có thể liên hệ cùng gia đình học sinh thông qua BĐD/CMHS, họp, trao đổi trực tiếp, điện thoại…

* Với địa phương: Công tác phối hợp nhà trường và địa phương cũng như các tổ chức xã hội trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh, đã phát huy được sức mạnh tổng hợp và huy động được các nguồn lực

trong xã hội tham gia ngày càng tích cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Các hoạt động cần hướng vào các nội dung sau: Tổ chức việc học tập, vui chơi , rèn luyện… nhằm hình thành tri thức xã hội và nhân cách học sinh; bảo vệ trật tự, bảo vệ CSVC trường lớp, vận động học sinh ra lớp. Tạo thuận lợi cho các hoạt động giáo dục của trường.

Tóm lại: Nội dung kết hợp giữa GVCN với các lực lượng giáo dục bao gồm sự thống nhất về quy mô, kế hoạch phát triển nhà trường và các biện pháp giáo dục học sinh; Huy động mọi lực lượng và nguồn lực của cộng đồng góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo những điều kiện tốt nhất để học sinh học tập, vui chơi.

1.4.3.5 Đánh giá kết quả giáo dục học sinh:

Cần khẳng định rằng: đánh giá kết quả giáo dục học sinh là một trong những nội dung lớn và hết sức quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp bởi lẽ nó không phản ánh kết quả giáo dục học sinh mà còn phản ánh nội dung, phương pháp giáo dục. Đánh giá đúng sẽ là một động lực giúp học sinh nỗ lực phấn đấu, phát huy ưu điểm, sẽ kích thích học sinh vươn lên và mang lại kết quả giáo dục, ngược lại sẽ gây hậu quả phản giáo dục. Hậu quả không lường trước, không đo đếm được.

GVCN cần nắm vững các văn bản hướng dẫn đánh giá học sinh của Bộ GD-ĐT, và cần đảm bảo đánh giá tính toàn diện, tính phát triển và tính giáo dục sâu sắc, đảm bảo tổ chức cho học sinh được tham gia vào quá trình đánh giá:

* Đối với công việc: đánh giá tinh thần tự giác, tích cực học tập, tinh thần trách nhiệm và quan tâm đến hiệu quả học tập; tham gia lao động và các hoạt động tập thể.

* Đối với mọi người và xã hội: Đánh giá lòng nhân ái, vị tha, hướng thiện, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, kính trọng người lớn, bảo vệ của công, bảo vệ môi trường, có ý thức cộng đồng, hợp tác.

* Đối với bản thân: Đánh giá ý thức trách nhiệm đối với bản thân qua cách ăn mặc, nói năng, bước đầu có hoài bảo, có ước mơ…

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên tiểu học trên địa bàn quận 1 TP HCM (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w