Những yêu cầu về công tác chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên tiểu học trên địa bàn quận 1 TP HCM (Trang 39 - 41)

8. CẦU TRÚC LUẬN VĂN: (gồm 3 chương)

1.4.1 Những yêu cầu về công tác chủ nhiệm lớp

Công tác chủ nhiệm lớp của người GVTH phải phù hợp với quan điểm giáo dục của Đảng và nhà nước ta, của Bộ giáo dục, là nhằm góp phần vào hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên lớp trên.

GVCN nắm vững mục tiêu giáo dục của lớp học, cấp học và chương trình dạy học, giáo dục của nhà trường. Đội ngũ giáo viên trong tổ chuyên môn đều phải đạt trình độ chuẩn hoặc trên chuẩn có khả năng dạy học tốt. Tuy nhiên, đa số giáo viên chỉ nắm vững mục tiêu, chương trình của lớp mình… Còn hiểu biết về mục tiêu, chương trình xuyên suốt cấp học vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tìm hiểu học sinh, việc giáo viên xây dựng chiến lược trong quá trình giáo dục toàn diện trong lớp.

Các hoạt động trong công tác chủ nhiệm lớp của người giáo viên phải được dựa trên bản kế hoạch cụ thể, để qua đó có thể thực hiện một cách hiệu quả nhất những mục tiêu, nhiệm vụ mà nhà trường giao cho.

Ý thức GVCN trong việc tìm hiểu, nắm vững cơ cấu của nhà trường, tham gia vào quá trình tự quản. GVCN đều xác định là hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy lớp được phân công, có giáo viên được phân công thêm công tác kiêm nhiệm. Tuy nhiên các thầy cô quan tâm và coi trọng đến việc hoàn thành nhiệm vụ cá nhân, chưa phát huy tốt khả năng của bản thân trong các hoạt động chung của nhà trường. Do đó GVCN thường coi công tác chủ nhiệm lớp là việc riêng của từng cá nhân, chưa đặt việc quản lý và giáo dục toàn diện học sinh trong lớp là một phần không thể tách rời của quản lý và giáo dục của nhà trường của các thành viên trong hội đồng giáo dục. Đây là điểm yếu không chỉ đội ngũ GVCN mà còn ở diện rộng hơn.

Khả năng nghiên cứu và phân tích mọi đặc điểm của học sinh trong lớp chủ nhiệm, tìm hiểu các yếu tố tác động đến các em (đặc điểm tâm sinh lý, năng lực cá nhân, hoàn cảnh gia đình, sự quan tâm đến người thân đến con em họ):

Theo quy định của ngành giáo dục hiện nay, GVCN chỉ cần hoàn thành sổ chủ nhiệm có thể được coi là hoàn thành nhiệm vụ chủ nhiệm lớp.

Việc xây dựng được sổ chủ nhiệm theo lý thuyết là mất nhiều công sức và tinh thần trách nhiệm. Tuy nhiên, trên thực tế các giáo viên chủ yếu là sao chép (có bổ sung) từ lớp dưới, nếu có điều chỉnh lớn là phần nhiều có sự kiểm

tra, chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường. điều này làm cho bản chất của công tác chủ nhiệm ,giảm đi tính giáo dục và thực chất.

Việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; tự hoàn thiện phẩm chất nhân cách của đội ngũ GVCN. Để có nhiều tiến bộ trong việc tự học, tự bồi dưỡng, các GVCN đều phải tham gia các lớp đào tạo để nâng cao chuẩn đào tạo. Mỗi GVCN đều cố gắng là một tấm gương sáng về đạo đức và tự học. Tuy nhiên, để đạt được những yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học trong thời kỳ mới, sự phấn đấu của giáo viên vẫn là những con đường dài phía trước.

Sự phối hợp với các CBQL, tập thể GV và HS , các tổ chức đoàn thể, xã hội ngoài nhà trường: là một nhiệm vụ không thể thiếu của giáo viên chủ nhiệm lớp. Bởi nếu thực hiện tốt điều này, sẽ mang lại sự thống nhất trong việc tác động giáo dục của toàn xã hội đến học sinh, đảm bảo tính liên tục và toàn vẹn của quá trình giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên tiểu học trên địa bàn quận 1 TP HCM (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w