Xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên tiểu học trên địa bàn quận 1 TP HCM (Trang 69 - 88)

8. CẦU TRÚC LUẬN VĂN: (gồm 3 chương)

3.2.2 Xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp:

3.2.2.1 Giáo viên chủ nhiệm cần nắm chắc một số văn bản qui định

Giáo viên chủ nhiệm cần phải nắm vững các văn bản qui định về nhiệm vụ của học sinh trong nhà trường; về qui định khen thưởng và kỷ luật; về nội qui và cách xếp loại 2 mặt giáo dục; phổ biến đến từng đối tượng học sinh. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cần nắm và hiểu rõ chức năng và nhiệm vụ cơ bản của giáo viên chủ nhiệm để thực hiện công tác một cách hiệu quả; tối ưu nhất, có tính thuyết phục dựa trên những luận cứ, luận chứng rõ ràng. (Luật giáo dục, Điều lệ Nhà trường, Qui chế đánh giá xếp loại học sinh, …). Giáo viên chủ nhiệm nắm chắc về đặc điểm tình hình của lớp để có cách tổ chức, quản lý, điều phối các hoạt động

* Sĩ số: cao. sự chênh lệch nam, nữ là đáng kể, đặc biệt là các lớp đầu của cấp, thông thường nam nhiều hơn nữ.

* Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu đầy đủ các chi tiết sau đây: -Nắm danh sách lớp, xếp tên học sinh theo thứ tự A, B, C… -Thành phần gia đình.

Giáo viên chủ nhiệm tiến hành cho học sinh làm lí lịch đầu năm (cần chính xác: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh… đúng theo khai sinh; địa chỉ cụ thể (khu – ấp – số nhà – xã thường trú hoặc tạm trú hay ở trọ; họ tên cha, mẹ và nghề nghiệp). Dựa trên cơ sở đó, giáo viên chủ nhiệm cần phải chú ý đến:

- Các học sinh diện học sinh nghèo hiếu học có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Diện gia đình học sinh không hạnh phúc: Cha, mẹ li dị, sống không hợp pháp, ly thân…

- Lập và phân chia học sinh theo địa bàn cư trú, phân theo từng khu vực.

Căn cứ vào sổ điểm lớp; căn cứ vào kết quả học tập và hạnh kiểm của học sinh ở năm học trước, kết hợp cùng GVCN cũ (nếu được) để hiểu rõ thêm về từng đối tượng của lớp kể cả: Năng khiếu, thành tích tốt hoặc chưa tốt của học sinh.

- Học tập: Giỏi – Khá – Trung bình – Yếu – Kém. - Hạnh kiểm: thực hiện đầy đủ hay không.

- Đặc điểm: Năng khiếu; thành tích đạt được.

Qua tìm hiểu sơ lược, giáo viên chủ nhiệm tiến hành sắp xếp chổ ngồi cho học sinh (chú ý đến các học sinh có bệnh khuyết tật về mắt, tai…). Sau đó chia thành 4 tổ. Lập sơ đồ chỗ ngồi thành 3 bản: tại lớp 1 bản, giao cho văn phòng 1 bản, giáo viên lưu lại một bản để tiện lợi cho việc theo dõi học sinh.

Nếu được hãy lập sơ đồ lớp học bằng chương trình Excel, trong đó có ghi chú từng đặc điểm của từng học sinh và kèm theo hình ảnh, để thuận tiện theo dõi và trao đổi với các giáo viên bộ môn.

3.2.2.2 Lập sổ chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm lập sổ chủ nhiệm theo mẫu qui định của nhà trường. Trong đó, giáo viên phải thật chú ý đến việc ghi chép phải chi tiết, đầy đủ các phần các mục theo yêu cầu. Song cần đặc biệt lưu ý:

- Theo dõi học sinh mọi mặt theo định kì, có nhận xét cụ thể đối với từng học sinh.

- Ghi rõ, cụ thể số điện thoại liên lạc của gia đình học sinh (nếu có). - Lập – ghi danh sách học sinh chia theo tổ (địa chỉ ghi chính xác). - Danh sách thầy cô bộ môn (họ tên, địa chỉ, những thay đổi nếu có). - Căn cứ vào sự sắp xếp thời khóa biểu của nhà trường mà giáo viên ghi thời khóa biểu cho học sinh và ghi vào sổ chủ nhiệm để thông báo đến quí phụ

huynh: Ngày, giờ, môn học của các em để tiện cho việc đưa rước. Cập nhật thường xuyên thời khóa biểu thay đổi theo yêu cầu chung của Nhà trường.

Việc dạy và tổ chức cho học sinh hoạt động học tập trong và ngoài giờ là vấn đề quan trọng, đòi hỏi giáo viên phải lên kế hoạch thực hiện rành mạch, cụ thể theo tuần, tháng, ngày luôn có sự thay đổi gây hứng thú cho các em.

Bên cạnh đó, cần theo dõi học sinh vi phạm. Ghi rõ: - Họ và tên học sinh vi phạm.

- Lỗi học sinh vi phạm, biện pháp xử lý. - Số lần vi phạm. Hiệu quả sau mỗi lần xử lý. - Mức độ vi phạm dẫn đến mức độ xử lý.

- Cam kết giữa học sinh – phụ huynh học sinh – GV chủ nhiệm. (Có ý kiến và chữ ký của phụ huynh học sinh).

Kẻ thêm bảng danh sách học sinh ở phía sau sổ theo dõi hạnh kiểm hàng tuần .

3.2.2.3. Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu năm

Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn cho học sinh xây dựng lớp học thành đơn vị tập thể gắn bó, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau, phát huy khả năng tự giác, tự quản của học sinh theo đúng tinh thần đổi mới phương pháp giáo dục. Do đó, ngay tiết sinh hoạt đầu năm giáo viên cần vạch ra, định hướng nhằm giúp các em thể hiện tinh thần trách nhiệm mạnh dạn phê và tự phê giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Do đó, cần phải ổn định nề nếp tổ chức lớp ngay từ tiết sinh hoạt này như sau:

Bầu ban cán sự – giao nhiệm vụ - Lớp trưởng.

- Lớp phó học tập.

- Lớp phó hoạt động văn thể mỹ. - Đội xung kích trường (2 em - 4 em). - Các tổ trưởng và tổ phó.

- Sắp xếp chỗ ngồi: Trước hết hãy để cho các em quyền tự chọn chỗ ngồi theo ý thích, sau đó điều chỉnh dần dần, phân bố học sinh nam – nữ; học sinh giỏi – khá – trung bình – yếu rãi đều ở các tổ. Tránh tình trạng xếp các em có cùng khuyết điểm (cá biệt) ngồi cạnh nhau.

- Học tập nội qui trường: Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh tự thảo nội qui của lớp (theo đúng tình hình) vào sổ tự rèn và đem về nhà cùng phụ huynh trao đổi để bổ sung và thực hiện. Dựa trên nội qui của các em, giáo viên chủ nhiệm cho cả lớp thảo luận lập thành nội qui của lớp, từ đó lập thành bảng điểm thi đua cá nhân trong tuần. Yêu cầu học sinh thực hiện việc tự đánh giá xếp loại bản thân mình

- Phân công về trực nhật lớp. Yêu cầu học sinh giữ vệ sinh (trong, trước, sau lớp; kể cả chỗ ngồi và hộc bàn của mình). Yêu cầu học sinh giám sát và nhắc nhở lẫn nhau trong việc giữ gìn vệ sinh chung, nhằm giáo dục tính cộng đồng cho các em.

- Báo các khoản thu đầu năm của học sinh có biên lai thu nhận và thời hạn nộp. Nêu lên những trường hợp miễn, giảm để học sinh biết thêm chi tiết.

- Điều mà giáo viên chủ nhiệm lưu ý với học sinh là mốc xét thi đua. Học kỳ I: 15/09 – 15/01.

Có thể định mức thời gian thi đua giữa hoặc cuối học kỳ Học kỳ II: 20/01 – 15/05.

Cũng có thể sơ kết vào cuối tuần tùy điều kiện và nội dung.

Phổ biến cho học sinh rõ về các mức độ và hình thức khen thưởng được trích từ Qui chế 40/2006 của Bộ Trưởng Bộ giáo dục ký ngày 05/10/2006.

3.2.2.4 Tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm

Với cơ chế thị trường hiện nay làm thay đổi bộ mặt của đất nước về kinh tế cũng không ít có sự tác động tiêu cực làm sa sút về nhân cách đạo đức của con người mà trong đó có cả học sinh chúng ta. Vâng, trên thực tế cho thấy các em ở lứa tuổi thiếu niên nhi đồng có những thay đổi về tâm sinh lý, thích bắt chước, đua đòi, thích chơi hơn là học và cũng dễ bị lôi kéo trước

những cám dỗ của bạn bè xấu. Trước tình hình chung như vậy, nhiều bậc phụ huynh rất quan tâm lo lắng cho con em mình. Đây cũng là nỗi băn khoăn, trăn trở của mọi người Thầy trong nhà trường. Cho nên việc tổ chức phiên họp phụ huynh học sinh đầu năm là vấn đề cần thiết, đó là chìa khóa mở ra cánh cửa của mối liên hệ giữa Gia đình – Nhà trường và Xã hội nhằm giáo dục cho con em mình ngày càng tốt hơn.

Để buổi họp được thành công tốt đẹp, giáo viên chủ nhiệm cần tiến hành một số công việc sau:

Viết thư mời vào sổ liên lạc và nhờ học sinh gởi về phụ huynh. Yêu cầu các em nhắc nhở phụ huynh đi đầy đủ, đúng giờ và chỉ xét cho những trường hợp vắng có lí do chính đáng rồi liên hệ trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm ngay ngày hôm sau tại trường (hoặc thông qua liên lạc bằng điện thoại).

Tổ chức phiên họp: Trang trí phòng họp, ghi bảng chào mừng, chuẩn bị phiếu góp ý.

Giáo viên chủ nhiệm cần nêu lên được một số nội dung sau:

+ Điểm danh: Giáo viên chủ nhiệm thu lại sổ liên lạc hoặc thư mời từ phụ huynh.

+ Phổ biến bằng văn bản qui định về:

• Nội qui trường.

• Những thuận lợi và khó khăn của lớp.

• Thông báo các khoản thu đầu năm.

+ Phổ biến về nội qui lớp và bảng điểm thi đua cá nhân. Xin ý kiến đóng góp của quí phụ huynh biểu quyết để thống nhất thực hiện.

+ Thông qua các bậc phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu và thu lượm thêm một số thông tin về từng đối tượng học sinh về tính cách, sở thích, các hoạt động ở nhà của các em nhằm có cách cư xử hợp lí đối với từng cá nhân. Nếu được có thể thực hiện bảng điều tra cá nhân của học sinh.

Để có những kiến nghị thỏa đáng về tâm tư nguyện vọng của các bậc phụ huynh và ngược lại những thông tin liên lạc cần thiết từ nhà trường gởi

đến phụ huynh. Chúng ta cần đề cử 3 phụ huynh đứng vào ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường. Thư kí ghi rõ họ tên – chức vụ của phụ huynh vào biên bản, kể cả các ý kiến đóng góp.

3.2.2.5 Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần

Giáo viên chủ nhiệm cần phải xác định rõ mục tiêu của tiết sinh hoạt nhằm đề ra nội dung thực hiện thích hợp.

- Về phương tiện: Dựa trên nội dung mà nhà trường, văn phòng, Đoàn – Đội đề ra trong tiết sinh hoạt dưới cờ.

- Dựa trên các báo cáo của từng tổ, lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể mỹ,

- Về tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm thống nhất yêu cầu về nội dung, hình thức hoạt động với đội ngũ cán bộ lớp và gợi thêm vài vấn đề để các em hoạt động.

+ Tổng kết những ưu, khuyết điểm tuần qua.

+ Hướng khắc phục những mặt yếu; phát huy những mặt mạnh đã đạt được.

+ Đề ra kế hoạch cho tuần sau.

Hoạt động 1: Tự kiểm điểm

Người tốt – việc tốt: Tốt mặt nào? Mức độ và hình thức khen thưởng. Người vi phạm khuyết điểm: hành vi sai trái như thế nào? Mức độ và hình thức kỷ luật.

Hoạt động 2 Theo dõi tình hình chung của Lớp

Tổ trưởng thu sổ tự rèn nộp lại cho giáo viên chủ nhiệm (phải có chữ ký của phụ huynh học sinh hàng ngày).

Lớp trưởng tổng hợp các mặt nêu trước lớp: Về học tập (lớp phó học tập báo cáo), về chuyên cần (lớp trưởng báo cáo), về nề nếp, việc thực hiện nội qui (đội sao đỏ báo cáo), vệ sinh, về văn – thể – mỹ (lớp phó văn – thể – mỹ báo cáo). Cử thư kí lớp ghi biên bản họp hàng tuần trong sổ họp lớp.

Lớp trưởng thông qua bảng xếp loại thi đua giữa các tổ – cá nhân, thông báo trước lớp.

Bảng điểm theo dõi và đánh giá hoạt động các tổ (tham khảo)

Tổ Điểm trừ Điểm cộng Tổng điểm Hạng

1 2 3 4

STT Họ và tên học sinh Điểm trừ Điểm cộng Tổng điểm Xếp loại 1 2 3 4 5 6

* Chú ý: Hạng của tổ xếp theo hạng nhất – nhì – ba – tư.

Qua đó nêu lên được tổ mạnh nhất về mặt nào? Mặt nào còn hạn chế cần khắc phục? Tương tự đối với tổ yếu – chủ yếu ở những mặt nào? Hướng khắc phục? Đồng thời tuyên dương những cá nhân xuất sắc và phê bình những cá nhân chưa tốt – nêu lên hình thức kỷ luật tương ứng.

Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá của giáo viên chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm cần nêu lên được sự tiến bộ của các em cụ thể ở những mặt nào?

Đồng thời động viên các em cố gắng tích cực trong việc phát huy các khả năng và năng lực sẵn có của mình.

Bên cạnh đó nhắc nhở những học sinh vi phạm, thi hành kỷ luật nghiêm khắc đối với các em đó tránh tình trạng “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Thực hiện đến nơi đến chốn để các em khác không bắt chước bạn bị kỷ luật.

Hoạt động 4: Lập kế hoạch hoạt động tuần tới

Lập kế hoạch hoạt động của lớp theo kế hoạch của nhà trường, Đoàn, Đội đề ra.

Phân công thực hiện

Hoạt động 5:

Giáo viên chủ nhiệm trả lời những thắc mắc của học sinh khi các em có nhu cầu. Sau đó lớp phó văn – thể – mỹ tập bài hát tập thể cho lớp (hoặc cùng cả lớp hát).

3.2.2.6 Tổ chức tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp

Để thay đổi tích cực về các hoạt động, tạo ra sân chơi lành mạnh và bổ ích cho các em nhằm giúp các em nhận thức được “Vui để học” sẽ tạo hứng thú và luôn nghĩ rằng “Một ngày đến trường là một ngày vui”. Trên tinh thần đó các em có ý thức thi đua lành mạnh, thoải mái, xác định đúng động cơ học tập cùng rèn luyện và cùng giúp đỡ nhau tiến bộ. Do vậy việc tổ chức tiết sinh hoạt ngoài giờ có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hành theo phương pháp tích cực. Để tổ chức tiết sinh hoạt này đạt chất lượng và hiệu quả giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện tốt một số công việc sau đây:

• Nắm chắc mục đích yêu cầu của từng hoạt động trong chủ điểm tháng.

• Đề ra nội dung và hình thức hoạt động.

• Chuẩn bị thật chu đáo trước khi tiến hành về các mặt như: phương tiện, tổ chức (chú ý về phía giáo viên chủ nhiệm phải làm gì? Còn phía học sinh phải thực hiện được những yêu cầu nào mà giáo viên giao).

• Bầu ra một thư ký ghi biên bản và tổng kết điểm cho từng hoạt động, chọn một em dẫn chương trình giỏi của lớp.

Tiến hành hoạt động:

Hoạt động 1: Khởi động

Dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu tham dự, giới thiệu các thành phần trong ban tổ chức, ban giám khảo, mời đại diện các tổ tham gia hoạt động.

Hoạt động 2:

Tiến hành hoạt động theo hình thức đã vạch ra, ví dụ như: thi “kể chuyện”, thi “tìm hiểu…”, thi “văn nghệ”, thi “biểu diễn thời trang”, thi “đố vui để học” hoặc thi “hái hoa dân chủ”…

Dẫn chương trình nêu nội dung hoạt động theo chủ điểm mà ban tổ chức đã chuẩn bị sẵn.

Hoạt động 3 (thông qua biên bản lớp)

Thư kí thông qua biên bản và tổng kết điểm cho từng tổ (hoặc từng đội).

Hoạt động 4 (công bố kết quả)

Dẫn chương trình công bố kết quả chung cuộc và đội thắng, cá nhân xuất sắc…

Mời đại diện (đại biểu) lên phát thưởng.

Hoạt động 5: Kết thúc

Dẫn chương trình mời đại biểu phát biểu ý kiến và giáo viên nhận xét buổi sinh hoạt về ưu – khuyết điểm để có hướng khắc phục cho những lần sau.

3.2.2.7 Phối hợp với GVCN và các lực lượng giáo dục khác

Phối hợp cùng văn phòng

Song song với hoạt động học tập, sinh hoạt; tham gia phong trào trong nhà trường. Sau những giờ học căng thẳng là giờ nghỉ giải lao, các em được tự do vui chơi thoải mái, tinh nghịch. Bởi tính hiếu động mà học sinh không nghĩ đến hậu quả có khi xảy ra tai nạn, có khi các em trốn học… Chính vì thế, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp một cách chặt chẽ với văn phòng để tiếp nhận thông tin của cá nhân; của lớp một cách kịp thời nhằm hạn chế đến mức tối đa những điều đáng tiếc có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên tiểu học trên địa bàn quận 1 TP HCM (Trang 69 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w