8. CẦU TRÚC LUẬN VĂN: (gồm 3 chương)
3.2.5 Tăng cường kiểm tra – đánh giá việc thực hiện
yêu cầu sự hợp tác của phụ huynh về sức người - sức của nhằm đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục với mức độ xác định khi được sự cho phép của Hiệu trưởng
Tạo những điều kiện thuận lợi nhất để GVCN thực hiện nhiệm vụ: về thời gian, kinh phí hoạt động, bồi dưỡng, kinh nghiệm công tác…
3.2.5 Tăng cường kiểm tra – đánh giá việc thực hiện công tác chủ nhiệm: nhiệm:
Đánh giá kết quả giáo dục học sinh là một trong những nội dung lớn và hết sức quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp. Việc đánh giá giúp giáo viên xem xét một cách khách quan về kết quả học tập, rèn luyện toàn diện của học sinh so với mục tiêu, kế hoạch đã đặt ra. Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm có thể điều chỉnh được những công việc cho phù hợp với thực tế.
- Kiểm tra, đánh giá học sinh về hạnh kiểm và học lực trên cơ sở thường xuyên cập nhật thông tin về học sinh, theo dõi quá trình học tập và rèn luyện, sự phấn đấu từng bước của các em.
- Xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung kiểm tra công tác chủ nhiệm từng khối chủ nhiệm. mục đích cơ bản rút ra kinh nghiệm, tư vấn và thúc đẩy để chất lượng và hiệu quả công tác chủ nhiệm ngày càng tăng.
- Có kế hoạch tổ chức kiểm tra cụ thể:
• Kiểm tra chuyên đề đối với mảng công tác chủ nhiệm lớp.
• Đưa nội dung kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp vào kế hoạch kiểm tra toàn diện hoạt động sư phạm của giáo viên.
Kết hợp kiểm tra trực tiếp GVCN với kiểm tra gián tiếp công tác chủ nhiệm thông qua việc xử lý thông tin từ các lực lượng phối hợp, nhất là đối tượng học sinh của từng GVCN, kiểm tra sự tiến bộ của từng học sinh, trong từng giai đoạn trong năm học.
Kịp thời rút kinh nghiệm về hoạt động quản lý chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp với từng bộ phận, cá nhân liên quan.
Chú trọng động viên, khen thưởng kịp thời, xứng đáng về vật chất lẫn tinh thần cho GVCN giỏi, tích cực, sáng tạo và những tập thể học sinh tiến bộ, xuất sắc.
Phát hiện và ngăn chặn những hiện tượng thiếu trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ, có hành vi đối phó, hình thức… kiên quyết xử lý các trường hợp lợi dụng danh nghĩa GVCN làm trái với quy chế của ngành, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Biện pháp
* Nguyên tắc đánh giá kết quả giáo dục của học sinh
- Đánh giá và xếp loại căn cứ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học và các nhiệm vụ của học sinh.
- Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực phải đảm bảo tính khách quan, công bằng.
- Đánh giá và xếp loại kết quả đạt được và kĩ năng phát triển từng mặt của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh, không tạo áp lực cho học sinh và giáo viên.
*Hình thức đánh giá:
- Đối với đánh giá và xếp loại học lực, các môn học được chia làm hai loại: môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét bao gồm: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, ngoại ngữ, tin học; những môn học còn lại sẽ đánh giá bằng nhận xét theo hai mức hoàn thành (A) và chưa hoàn thành (B); không có bài kiểm tra định kì.
• Kiểm tra thường xuyên
Tiếng Việt: tối thiểu 4 lần/ tháng. Toán: tối thiểu 2 lần/ tháng.
Khoa học, các môn học và nội dung tự chọn: tối thiểu 1 lần/ tháng.
• Kiểm tra định kì
Môn Tiếng Việt và môn Toán: 4 lần/ năm học.
Khoa học, Lịch sử, Địa lý, các môn học và nội dung tự chọn khác: 2 lần/ năm học
Điểm học lực môn cả năm học sẽ được tính bằng điểm thi cuối năm duy nhất. Còn những điểm kiểm tra thường xuyên hàng ngày hay kiểm tra giữa kì chỉ mang tính chất tham khảo, dùng để đánh giá, ghi nhận sự tiến bộ của học sinh trong suốt quá trình học tập.
- Đối với đánh giá và xếp loại hạnh kiểm: Phải được tiến hành thường xuyên, và theo loại đánh giá định tính tức là bằng nhận xét của giáo viên. Học sinh được xếp loại hạnh kiểm theo hai loại như sau:
+ Thực hiện đầy đủ (Đ)
+ Thực hiện chưa đầy đủ (CĐ)
Học sinh được đánh giá về hạnh kiểm theo kết quả rèn luyện đạo đức và kĩ năng sống qua việc thực hiện 5 nhiệm vụ của học sinh Tiểu học:
- Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhà trường; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.
- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo, nhân viên và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu. Giúp đỡ bạn bè và người có hoàn cảnh khó khăn.
- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản nơi công cộng, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
- Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống nhà trường.
Để được xếp loại giỏi, học sinh cần đạt xếp loại hạnh kiểm “ Thực hiện đầy đủ”; các môn học có đánh giá bằng điểm( điểm 9 và 10), các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại hoàn thành ( A).
- Kết quả đánh giá, xếp loại về hạnh kiểm và học lực sẽ được kết hợp để nhà trường xét lên lớp, xét hoàn thành chương trình Tiểu học, xếp loại giáo dục và khen thưởng học sinh.
* Phương pháp đánh giá: - Kiểm tra sổ gọi tên - Làm bài thi
* Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm
- Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá, xếp loại học sinh theo quy định.
- Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, xếp loại học lực từng môn học, xếp loại giáo dục của học sinh cho cha mẹ. Không thông báo trước lớp và trong cuộc họp cha mẹ học sinh những điểm chưa tốt của học sinh.
- Hoàn thành hồ sơ về đánh giá, xếp loại học sinh; có trách nhiệm phối hợp với phụ huynh lớp trên, hoặc lớp dưới trong việc nghiệm thu, bàn giao và tiếp nhận kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
* Lưu ý:
- Cuối tuần, cuối tháng, cuối kì GVCN cần dành thời gian thoả đáng để đánh giá lại mọi hoạt động của học sinh, gắn đánh giá học sinh với các phong trào thi đua, nhằm biểu dương kịp thời những học sinh có những việc làm tốt để học sinh học tập đồng thời ngăn chặn kịp thời những tác động xấu đến các em.
- Có kế hoạch chủ nhiệm cụ thể theo từng tuần, tháng, kì ,năm. Sau mỗi giai đoạn giáo viên tự đánh giá rút kinh nghiệm và điều chỉnh phương pháp cho phù hợp.
- Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức cho học sinh tham gia vào quá trình tự đánh giá và đánh giá kết quả rèn luyện của bản thân mỗi em và của cả lớp nói chung. Việc tổ chức cho các em tham gia vào quá trình tự đánh giá và đánh giá sẽ giúp các em tự điều chỉnh thái độ, hành vi của mình và rèn
luyện cho các em năng lực tự hoàn thiện nhân cách. Bên cạnh đó cần phải có sự thống nhất giữa đánh giá của giáo viên với đánh giá của tập thể lớp và việc tự đánh giá của cá nhân học sinh.
- Cần phải tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục của học sinh .Bởi lẽ nó không phải chỉ phản ánh kết quả giáo dục học sinh mà còn phản ánh nội dung, phương pháp giáo dục của các lực lượng giáo dục nói chung, của giáo viên chủ nhiệm nói riêng..