8. CẦU TRÚC LUẬN VĂN: (gồm 3 chương)
1.3.1 Mục tiêu của công tác chủ nhiệm lớp
Công tác giáo viên chủ nhiệm tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, với sự góp sức của toàn xã hội, nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân.
Về đạo đức:
Chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật.
Làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc thế giới quan Mác-Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng, sống và làm
việc theo pháp luật, sống có kỷ cương, nền nếp, có văn hóa trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và giữa con người với nhau.
Giúp học sinh nhận thức được các chuẩn mực đạo đức của xã hội, rèn luyện kỹ năng, hành vi theo các chuẩn mực đó và hình thành thái độ, ý thức trong học sinh về đạo đức.
* Nội dung: Lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu hoà bình, có tinh thần cộng đồng và quốc tế, có tinh thần lao động sáng tạo, có thái độ xây dựng và bảo vệ môi trường...
* Phương pháp: Phương pháp tác động vào nhận thức tình cảm: đàm thoại, tranh luận, kể chuyện, giảng giải, khuyên răn; phương pháp tổ chức hoạt động thực tiễn: giao việc, rèn luyện, tập thói quen…; phương pháp kích thích tình cảm và hành vi: thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt…
Về trí tuệ:
Có một khái niệm gắn chặt với trí tuệ là sự thông minh, nói cách khác trí tuệ gần như được khai thác hoặc phát huy bằng sự thông minh, và nếu không thông minh tới mức nào đó thì trí tuệ cũng coi như bỏ đi không sử dụng. Nhưng thông minh là gì ? Mỗi người trong chúng ta lại có câu trả lời khác nhau, tùy theo sở học và quan niệm cá nhân. Có quan niệm cho người thông minh là người hiểu biết được nhiều chuyện hoặc là người có khả năng giải quyết đa số các vấn đề khó khăn; hay là người có tài phát minh sáng chế ra những điều mới lạ v.v. Khi đi tìm một câu trả lời tổng quát, các nhà khoa học đã cùng nhìn nhận thấy có một mẫu số chung của sự thông minh: đó là trí nhớ.
Về Thể chất:
Giáo dục thể chất được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”.
Giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm. Giáo dục thể chất chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của giáo dục thể chất được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động.
Giáo dục thể chất là một lĩnh vực thể dục thể thao xã hội với nhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống”. Đồng thời chương trình giáo dục thể chất là: “Trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh”.
Về Thẩm mỹ:
Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục phổ thông, đó là quá trình hoạt động chung của nhà giáo dục và người được giáo dục, nhằm hình thành và phát triển ở người được giáo dục những quan hệ thẩm mỹ đúng đắn với hiện thực, bằng cách thông qua các phương tiện thẩm mỹ, đặc biệt là phương tiện nghệ thuật, nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện hài hoà cho người được giáo dục.
Nói cách khác, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh thực chất là quá trình nhà giáo dục giúp đứa trẻ biến đổi mình, trở thành một chủ thể thẩm mỹ đích thực với quan hệ thẩm mỹ đúng đắn
Giáo dục thẩm mỹ chủ yếu hướng vào việc phát triển tình cảm của con người, tạo nên sự lớn mạnh và phong phú về tâm hồn của con người, tổ chức và điều khiển hành vi ứng xử của con người theo tiêu chuẩn cái đẹp. Nếu trẻ có khả năng cảm nhận cái đẹp của những cử chỉ cao thượng, cái thi vị của các hoạt động sáng tạo, thì điều đó đã biểu hiện trình độ phát triển nhất định về mặt thẩm mỹ của trẻ.
Về Kỹ năng cơ bản:
Kỹ năng sống là một bài học quan trọng, giúp các em học sinh tự tin khi bước vào cuộc sống tương lai. tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, tăng cường nguồn lực trong và ngoài nhà trường cho giáo dục đạo đức, hình thành các chuẩn đạo đức, chú ý giáo dục giá trị gia đình, văn hóa gia đình bên cạnh giáo dục lòng yêu nước và truyền thống văn hóa dân tộc. Tập trung rèn luyện cho học sinh ý thức kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn, gọn gàng, ngăn nắp... trong một số môn học và hoạt động ngoài giờ. Đối với tiểu học là tăng cường giáo dục kỹ năng tự phục vụ, thói quen vệ sinh tốt, kỹ năng tự bảo vệ an toàn bản thân, mạnh dạn trong giao tiếp, thân thiện với bạn bè, lễ phép với người lớn…Thông qua các bài giảng, các trò chơi vận động, em thấy mình mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong việc thể hiện những năng lực của bản thân. Có thể trình bày được ý kiến của mình một cách tự nhiên trước đám đông, những điều rất có ích cho bản thân sau này.
Về Nhân cách con người:
Nhân cách - đó là vấn đề làm người; ở nhà trường đó là việc học làm người. Nói thế để thấy nhà trường không phải chỉ là nơi cung cấp các tri thức; mà trước hết phải là nơi giáo dục, đào tạo một thế hệ trẻ có phẩm chất và tư cách làm người. Tư chất này rộng hơn mục tiêu: Tiên học lễ, hậu học văn. Lễ, chỉ là một phạm vi, một khu vực hẹp trong đào luyện nhân cách; còn nhân cách: là một tổng hợp rất nhiều yếu tố. Để có thể cho “ra lò”, và đưa vào xã hội những con người với các tư chất đáp ứng cho yêu cầu thúc đẩy sự phát triển cuộc sống, và tạo nên một bầu không khí lành mạnh, thân thiện trong tất cả các mối quan hệ xã hội, từ rộng đến hẹp, nhằm bồi đắp cho cái tốt, cái đẹp, cái tích cực, cái tử tế, cái lương thiện, và thu hẹp ảnh hưởng của cái xấu, cái ác; thu hẹp như cách ta thường kêu gọi. chứ không phải tiêu diệt; bởi cái xấu, cái ác chẳng ở đâu và lúc nào mà tiêu diệt nổi.
Nhân cách, theo nghĩa rộng và với mục đích cao nhất là vừa đòi hỏi ở mỗi con người một sự phấn đấu suốt đời, vừa đòi hỏi ở xã hội, một sự phối
hợp hợp lý, ăn ý, hài hoà trên tất cả các phương diện: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, văn học, văn chương, nghệ thuật. Và như vậy, mối quan tâm của công tác chủ nhiệm lớp nhằm giáo dục và đào luyện nhân cách cho trẻ em.
1.3.2 Nội dung của công tác chủ nhiệm lớp:
- Nắm tình hình lớp về tư tưởng, tinh thần, thái độ, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh từ đó phân loại và bầu Ban Cán sự lớp (Trưởng lớp, Phó Trưởng lớp, các tổ trưởng ... ). Quản lý các loại hồ sơ, sổ sách của lớp
- Công tác chủ nhiệm lớp được tính theo thời gian năm học, nên phải chú trọng xây dựng tập thể lớp tự quản nhằm nâng cao sự tự tin của các em trong mọi hoạt động.
- Thực hiện tốt các nội dung , mục tiêu của công tác chủ nhiệm cũng như công tác giáo dục tiểu học
- Phối hợp với gia đình, đoàn thể và các lực lượng tổ chức xã hội để giúp đỡ học sinh trong học tập, rèn luyện.
- Dựa vào tình hình thực tế, xây dựng kế hoạch giúp lớp tổ chức thực hiện chương trình học tập, rèn luyện trong từng tháng, học kỳ và năm học.
- Tích cực tham gia các hội thảo, hội nghị về công tác chủ nhiệm lớp nhằm trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm giữa các giáo viên chủ nhiệm trong công tác quản lý, sinh hoạt, theo dõi, đánh giá và định hướng hoạt động chung của lớp.
- Đánh giá kết quả giáo dục học sinh, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình học sinh
1.3.3 Phương pháp thực hiện công tác chủ nhiệm lớp
Giáo viên chủ nhiệm lớp, trước hết phải quản lý toàn diện lớp học, quản lý học sinh lớp học cần nắm vững
- Hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh của lớp chủ nhiệm.
- Hiểu biết những đặc điểm của từng em học sinh (về sức khỏe, sinh lý, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan hệ xã hội, bạn bè….)
- Nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục cấp học, lớp học và khả năng thực hiện, kết quả của lớp phụ trách so với mục tiêu giáo dục về mọi mặt (học tập, rèn luyện đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ và các hoạt động khác…).
- Quản lý toàn diện đặc điểm học sinh của lớp, nắm vững mục tiêu đào tạo, giáo dục cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của học sinh, đồng thời nắm vững hoàn cảnh của từng em để kết hợp giáo dục.
Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa hiệu trưởng (Ban giám hiệu), giữa
các tổ chức trong trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Nói một cách khác, giáo viên chủ nhiệm là người đại diện hai phía, một mặt đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể học sinh. Với tư cách là nhà sư phạm (đại diện cho tập thể các nhà sư phạm), giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh của lớp chủ nhiệm tất cả yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường, tới tập thể và từng học sinh của lớp chủ nhiệm, không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục, cảm hóa, bằng sự gương mẫu của người giáo viên chủ nhiệm, để mục tiêu giáo dục được học sinh chấp nhận một cách tự giác, tự nguyện. Với kinh nghiệm sư phạm và uy tín của mình, giáo viên chủ nhiệm có khả năng biến những chủ trương, kế hoạch đào tạo của nhà trường thành chương trình hành động của tập thể lớp và của mỗi học sinh.
Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm lớp là người tập hợp ý kiến, nguyện vọng của từng học sinh của lớp phản ánh với hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà
trường và với các giáo viên bộ môn. Có ý kiến cho rằng: để làm điều đó thì đội ngũ tự quản của học sinh có thể làm được không cần đến giáo viên chủ nhiệm. Tất nhiên ý kiến đó có phần đúng, song chưa đủ. Phải thấy được quan hệ, vị trí của giáo viên chủ nhiệm là người thường xuyên tiếp nhận được
thông tin từ học sinh để đảm bảo tính khách quan, tính trung thực của dư luận, ý kiến của một tập thể học sinh. Khi tiếp nhận thông tin, người giáo viên chủ nhiệm lớp xử lí kịp thời ngay thông tin với tư cách là nhà sư phạm, điều đó có tác dụng rất lớn. Có không ít thông tin, suy nghĩ của học sinh chỉ có thể tâm sự với giáo viên chủ nhiệm, đó là một thực tế.
Về bản chất phương pháp công tác của GVCN là phương pháp giáo dục là các cách thức để GVCN thực hiện tốt giáo dục các nhiệm vụ thể hiện đúng vai trò và đáp ứng được các yêu cầu giáo dục với tập thể học sinh lớp trong năm học.
Các nhóm phương pháp giáo dục mà GVCN cần thực hiện: Nhóm các phương pháp thuyết phục:
− Phương pháp khuyên giải − Phương pháp tranh luận − Phương pháp nêu gương
Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động: − Phương pháp luyện tập
− Phương pháp đưa học sinh vào cuộc sống − Phương pháp nêu gương
Nhóm các phương pháp kích thích hành vi (tác động 2 chiều: tích cực, tiêu cực)
− Phương pháp khen thưởng − Phương pháp trách phạt − Phương pháp thi đua
GVCN phải biết kết hợp linh hoạt các phương pháp giáo dục trong quá trình thực hiện các tác động sư phạm của mình, vừa tác động trực tiếp đến từng học sinh vừa gián tiếp đến cá nhân thông qua tập thể lớp.