0
Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1 TP HCM (Trang 41 -46 )

8. CẦU TRÚC LUẬN VĂN: (gồm 3 chương)

1.4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

của giáo viên tiểu học.

1.4.2.1 Các yếu tố bên trong nhà trường:

Nhận thức của các đối tượng có liên quan về công tác chủ nhiệm lớp của người GVTH:

Nhận thức của các cấp quản lý, của các GV bộ môn và của Cha, mẹ học sinh về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh

Nhận thức của GV chủ nhiệm về mục đích, ý nghĩa, nội dung, phương pháp, hình thức, kết quả của công tác chủ nhiệm lớp.

Nhận thức các lực lượng trên về công tác chủ nhiệm lớp là điều rất quan trọng. Nếu nhận thức đúng thì quá trình giáo dục học sinh sẽ đạt kết quả như mong muốn, đáp ứng được những yêu cầu mới trong giáo dục. Nhận thức đúng hay sai sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc thành công hay thất bại của công việc. Vì vậy cần phải nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho các

cấp quản lý, đội ngũ giáo viên, các cấp uỷ Đảng, chính quyền đoàn thể trong và ngoài nhà trường để tất cả các lực lượng thấy được vai trò, tầm quan trọng và thống nhất quan điểm trong công tác chủ nhiệm lớp của người giáo viên. Riêng đối với GVCN lớp- người trực tiếp đảm nhận công tác này nếu nhận thức được mục đích, ý nghĩa, nội dung, phương pháp, hình thức, kết quả của công tác chủ nhiệm lớp sẽ giúp cho họ không còn sự bỡ ngỡ và có tinh thần trách nhiệm cao với công việc mình đảm nhận để từ đó có thể thực hiện tốt được nhiệm vụ này.

- Trình độ, năng lực của các đối tượng có liên quan:

Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý nhà trường đối với công tác chủ nhiệm lớp: Cán bộ quản lý trong trường phải có đủ năng lực để triển khai các hoạt động giáo dục và phải được bồi dưỡng thường xuyên về quản lý giáo dục. Bên cạnh đó người CBQL phải biết lựa chọn, bố trí giáo viên cho đúng, thực hiện tốt việc quản lý về chất lượng, bồi dưỡng nâng cao về mọi mặt cho đội ngũ GVCN lớp. Việc thực hiện nhiệm vụ của GVCN sẽ dễ dàng và có kết

quả tốt hơn nếu có sự chỉ đạo cụ thể của các cấp quản lý.

Trình độ, năng lực, kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp của đội ngũ GV chủ nhiệm: Việc chọn giáo viên chủ nhiệm phải cân nhắc, nên chọn giáo viên có đầy đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Mặt khác GVCN phải là người có khả năng công tác quần chúng bởi thường xuyên tiếp xúc với học sinh và cha mẹ học sinh. Có trình độ chuyên môn đào tạo chuẩn, vững vàng về nghiệp vụ là một tiêu chí rất cần với bất cứ giáo viên nào, để đáp ứng yêu cầu công tác.

Năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên đã được bồi dưỡng từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học và tiếp tục được bồi dưỡng trong quá trình công tác. Trong giai đoạn hiện nay, người giáo viên cần phải có năng lực sư phạm như: khả năng xây dựng, dự đoán, điều chỉnh, tư duy, tình cảm của học sinh bằng nghệ thuật sư phạm một cách thật khéo léo.

Thời gian công tác của giáo viên càng nhiều, thêm vào đó là ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sẽ giúp cho giáo viên có nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác chủ nhiệm lớp.

- Ý thức rèn luyện, tu dưỡng của đội ngũ GV chủ nhiệm lớp.

Mỗi một người giáo viên chủ nhiệm lớp luôn cần phải có ý thức tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân. Bên cạnh việc trao dồi lòng yêu nghề, yêu thương học sinh, người giáo viên cần phải không ngừng học tập chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng về tri thức khoa học, nhằm đổi mới công tác tổ chức giáo dục, dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường Tiểu học.

Ý thức rèn luyện, tu dưỡng của người giáo viên chủ nhiệm còn được biểu hiện ở các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp ra, giáo viên còn phải làm các công việc như tự bồi dưỡng và bồi dưỡng, giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu khoa học giáo dục…Các hoạt động này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Trong đó giảng dạy và giáo dục học sinh là hai nội dung hoạt động chuyên môn nghiệp vụ cơ bản của GV. Những nội dung khác phải phục vụ, hỗ trợ để GV thực hiện tốt hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Sự ủng hộ, hỗ trợ của các cấp quản lý, các tổ chức đoàn thể, của tập thể GV và học sinh đối với công tác chủ nhiệm lớp:

Tổng hợp được sức mạnh từ sự ủng hộ, hỗ trợ của các lực lượng nói trên đã góp phần rất lớn dẫn tới thành công cho công tác chủ nhiệm lớp của người giáo viên.

Đối với các cấp quản lý việc nhận thức được tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm sẽ giúp cho họ có những biện pháp tác động thích hợp để hỗ trợ cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Đối với các tổ chức đoàn thể bao gồm: các đoàn thể chính trị xã hội, các đơn vị kinh tế xã hội, các cơ quan chức năng, cư dân cộng đồng nơi ở của

học sinh… , thì sự ủng hộ về vật chất cũng như tinh thần của họ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giáo dục học sinh.

Tập thể giáo viên ở đây bao gồm không chỉ chính giáo viên chủ nhiệm của lớp đó mà còn rất cần sự phối hợp, hỗ trợ từ các giáo viên bộ môn khác. Có được như vậy thì công tác chủ nhiệm lớp mới đạt hiệu quả tốt. Tập thể học sinh cũng góp phần không nhỏ vào quá trình công tác chủ nhiệm lớp. Chính những hoạt động mang tính tích cực của các em dưới sự tổ chức,quản lý, điều khiển của giáo viên sẽ tạo ra được những kết quả như mong muốn.

- Chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần phù hợp đối với các Gv làm công tác chủ nhiệm lớp:

Chế độ đãi ngộ đối với các giáo viên Tiểu học nói chung, GVCN nói riêng có một ảnh hưởng nhất định đến quá trình dạy học . Vì đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển và phải có một môi trường làm việc tốt, chính sách đãi ngộ tốt mới tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên để họ luôn hăng say, tận tâm, nhiệt tình với công việc chủ nhiệm của mình.

Việc khen thưởng, tăng phụ cấp cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp chính là một sự động viên, khuyến khích lớn đối với các thầy, cô.

1.4.2.2 Các yếu tố bên ngoài nhà trường:

Yêu cầu đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng.

Hiện nay Đảng và nhà nước ta đã nêu ra việc phát triển toàn diện- giáo dục toàn diện, nhằm đáp ứng sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là quá trình đổi mới để đưa hệ thống giáo dục lên một trình độ mới, hiệu quả và chất lượng hơn. Vì vậy đã đặt ra yêu cầu đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh, trong đó có công tác chủ nhiệm lớp. Công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên phải mang lại những hiệu quả nhất định, phù hợp với quá trình đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

- Đổi mới trong giáo dục yêu cầu công tác chủ nhiệm lớp phải có những hình thức tổ chức giáo dục học sinh phù hợp với điều kiện thực tế.

Từ đó đòi hỏi mỗi người giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp không chỉ phải có lòng nhiệt tình, yêu nghề mà còn phải có vốn liếng tri thức mới về khoa học cơ bản và phương pháp sư phạm hiện đại. Giáo viên chỉ đạo, điều khiển lớp, không chỉ dạy các em về kiến thức, văn hóa mà còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người và làm chủ tương lai của đất nước.

Từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện.

- Sự hỗ trợ của Hội cha mẹ học sinh, của các tổ chức xã hội bên ngoài nhà trường.

Kết quả giáo dục học sinh của lớp chủ nhiệm không chỉ phụ thuộc vào sự thống nhất tác động sư phạm của các lực lượng giáo dục trong nhà trường, mà còn phụ thuộc vào sự thống nhất tác động giáo dục của các lực lượng giáo dục ở ngoài nhà trường, trước hết là gia đình.

Vai trò và ảnh hưởng của giáo dục gia đình đối với quá trình giáo dục học sinh rất lớn, vì đây là môi trường giáo dục lực lượng giáo dục đầu tiên ảnh hưởng

đến các em. Vì vậy phối hợp với gia đình học sinh là rất cần thiết trong công tác chủ nhiệm.

Tận dụng tiềm năng giáo dục ngoài nhà trường để đạt tới hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục là một nhiệm vụ đặc trưng của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường Tiểu học. Giải quyết tốt nhiệm vụ này cũng chính là thực hiện xã hội hoá giáo dục, một trong những giải pháp trọng yếu thực hiện chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và nhà nước ta hiện nay.

Sự phối hợp và hỗ trợ từ phía Hội cha mẹ học sinh, của các đoàn thể xã hội đã có một tác động lớn trong sự nghiệp giáo dục nói chung và góp phần

nâng cao chất lượng giáo dục học sinh của lớp chủ nhiệm nói riêng. Điều này đảm bảo tính thống nhất, liên tục và toàn vẹn của quá trình giáo dục. Việc phối hợp với các tổ chức này sẽ huy động được các nguồn lực về tinh thần, vật chất để xây dựng trường và môi trường giáo dục, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1 TP HCM (Trang 41 -46 )

×