Trường Đại học Hồng Đức là một trường Đại học công lập được thành lập trên cơ sở 3 trường: Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật, Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. Trường ra đời nhằm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ. Nhiệm vụ của trường là:
+ Đào tạo cán bộ các ngành khoa học và công nghệ có trình độ đại học và thấp hơn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh.
+ Nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Xây dựng Trường Đại học Hồng Đức trở thành trung tâm văn hóa khoa học công nghệ của tỉnh.
+ Tích cực chuẩn bị các điều kiện để đào tạo cán bộ sau đại học.
Đây là một trường đa ngành, đa nghề, đa hệ, trường trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và chịu sự quản lý chuyên môn của Bộ GD-ĐT. Trường phân bố ở 3 cơ sở, điều kiện địa lý khác nhau cho nên các hoạt động, giao tiếp, sinh hoạt của sinh viên trong trường có phần hạn chế. Hơn nữa hầu hết các em sinh viên của nhà trường đều sinh ra ở Thanh Hóa, một tỉnh có truyền thống cách mạng, đất rộng người đông, có tinh thần yêu nước nồng nàn, có truyền thống hiếu học và đặc biệt các em lại được học dưới mái trường mang tên một vị vua anh minh: “Hồng Đức”. Do vậy, sinh viên Trường Đại học Hồng Đức rất năng động, nhạy bén, sáng tạo, chịu khó. Bên cạnh đó tỉnh Thanh Hóa là một tỉnh đất rộng, người đông, điều kiện kinh tế khó khăn, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập còn hạn chế, thiếu thốn như: Thư viện, tài liệu, sách giáo khóa, sân bãi, dụng cụ … từ những nhận định trên tôi cho rằng trong tất cả các hoạt động chung của nhà trường trong đó có hoạt động TDTT, học tập GDTC thì chất lượng còn thấp chưa theo kịp một số trường đại học ngoài tỉnh. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu công tác giảng dạy, học tập môn GDTC trong toàn bộ hoạt động chung của Trường Đại học Hồng Đức. Từ trước tới nay
chưa có một công trình nào nghiên cứu về chất lượng giảng dạy môn GDTC cho sinh viên. Vì vậy đề tài nghiên cứu là một việc làm rất cần thiết.
* Xác định các yêu cầu lựa chọn giải pháp:
Trước khi lựa chọn các giải pháp, chúng tôi đã nghiên cứu các nguyên tắc về giảng dạy, các nguyên tắc quản lý TDTT xã hội (nguyên tắc xã hội hóa, nguyên tắc khuyến khích, nguyên tắc thực hiện và nguyên tắc đa dạng). Từ đó đối chiếu với yêu cầu nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên Trường Đại học Hồng Đức để xác định các yêu cầu lựa chọn giải pháp. Qua quá trình nghiên cứu phân tích tổng hợp từ tài liệu tham khảo đã bước đầu xác định các yêu cầu lựa chọn giải pháp như sau:
Giải pháp mang tính khả thi:
Các giải pháp có tương đối đủ điều kiện về thời gian, vật chất tổ chức và lực lượng để có thể thực thi được giải pháp.
Giải pháp mang tính hợp lý:
Có mức độ yêu cầu về độ rộng, độ sâu của việc triển khai giải pháp, các biện pháp cụ thể của giải pháp phải căn cứ vào mức độ tiếp thu giải pháp của đối tượng... Nếu yêu cầu quá cao hoặc quá thấp, giải pháp sẽ không thể thực hiện được hoặc thực hiện với chất lượng thấp sẽ làm cho hệ thống giải pháp kém hiệu quả.
Giải pháp có tính đồng bộ đa dạng:
Giải quyết các vấn đề thực tiễn không đơn giản là một việc có tính mộtchiều, vì thông thường các vấn đề nào đó thường có nhiều nguyên nhân. Vì vậy giải pháp phải đa dạng và đồng bộ, mỗi giải pháp nhỏ giải quyết một nguyên nhân nào đó để giải pháp tổng thể đủ giải quyết vấn đề lớn.
Các giải pháp đúng hướng:
Các giải pháp đó phải đi đúng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; phương hướng phát triển của đất nước, của ngành và của nhà trường.
Sau khi bước đầu đã xác định được 5 yêu cầu khi lựa chọn giải pháp, để tăng thêm độ tin cậy trong việc xác định yêu cầu đối với giải pháp chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 15 nhà quản lý TDTT, các nhà khoa học TDTT về mức độ quan trọng của các yêu cầu đó khi lựa chọn các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy GDTC Trường Đại học Hồng Đức - Thanh Hóa.
Bảng 8. Kết quả phỏng vấn xác định yêu cầu lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy GDTC cho sinh viên
Trường Đại học Hồng Đức - Thanh Hóa (n = 15).
Kết quả
Yêu cầu giải pháp
Mức độ ưu tiên
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Yêu cầu 1 12 80 3 20 - - Yêu cầu 2 14 93,3 1 6,7 - - Yêu cầu 3 12 86,7 2 13,3 - - Yêu cầu 4 11 73,3 4 26,7 - - Yêu cầu 5 9 60 5 33,3 1 6,7
Qua kết quả trình bày ở bảng 8 ta thấy mức độ quan trọng của 5 yêu cầu với việc lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên Trường Đại học Hồng Đức - Thanh Hóa được đánh giá là rất cao, 4 yêu cầu đã được các chuyên gia cho là rất quan trọng chiếm từ 73,3 - 93%. Riêng yêu cầu 5 cho rằng là yêu cầu tất yếu chiếm 60%. Song vẫn sử dụng cả 5 yêu cầu đề để kiểm tra các giải pháp có đáp ứng được hay không.