Đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ công tác GDTC:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho sinh viên trường đại học hồng đức thanh hoá (Trang 52 - 61)

Để nâng cao chất lượng GDTC và hoạt động TDTT cho sinh viên, phải đảm bảo những điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cho việc giảng dạy môn học thể dục nội khóa cũng như các hoạt động ngoại khóa và tự tập luyện thể thao của sinh viên. Do vậy, cần phải xây dựng các hệ thống sân bãi thể thao đáp ứng đúng theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT quy định.

- Cải tạo nâng cấp sân bãi để có thể tận dụng tối đa điều kiện của nhà trường phục vụ giảng dạy và tập luyện.

- Đảm bảo mua sắm trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho giảng dạy và tập luyện đủ về số lượng và đảm bảo được chất lượng.

- Định mức kinh phí cho kế hoạch phát triển phong trào thể thao cùng với việc tăng cường công tác xã hội hóa các hoạt động thể thao của sinh viên.

- Đề nghị nhà trường quy hoạch xây dựng nhà tập thể thao, phòng tập thể thao, đường chạy, phòng học lý thuyết...

Tổ chức đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên có giáo viên hướng dẫn tập luyện và thi đấu thể thao để các hoạt động của sinh viên trở thành nội dung của đời sống văn hóa mang tính thường xuyên, liên tục. Đáp ứng được nhu cầu tự rèn luyện thể thao và nâng cao sức khỏe, cần phải xây dựng các nội dung hoạt động như:

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, góp phần hoàn thiện các nội dung học tập của giờ học chính khóa và các tiêu chuẩn rèn luyện thể thao.

- Tổ chức xây dựng các câu lạc bộ thể thao, các hoạt động thể thao quần chúng. - Mở rộng và tăng cường các hoạt động thi đấu thể thao trong sinh viên, lôi cuốn đông đảo sinh viên tham gia và cổ vũ, xây dựng các đội tuyển thể thao của nhà trường tham gia thi đấu giao hữu với các đơn vị bạn ngoài trường nhân dịp các ngày lễ lớn.

- Tổ chức hướng dẫn các hoạt động tự tập luyện, rèn luyện thể thao.

* Ứng dụng và phân tích kết quả ứng dụng:

- Cơ sở chọn giải pháp ứng dụng:

Qua đánh giá thực trạng công tác GDTC của Trường Đại học Hồng Đức - Thanh Hóa. Chúng tôi đã nhận thấy rằng: việc thực hiên chương trình GDTC cho sinh viên mới chỉ dừng lại ở việc tập trung trang bị một phần kiến thức cơ bản về các môn thể thao, chưa nâng cao được nhận thức hiểu biết của sinh viên về phương pháp tự tập luyện và theo dõi sức khỏe, những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao trình độ thể lực chung của sinh viên.

Dó đó, vấn đề cấp thiết hiện nay để nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên Trường Đại học Hồng Đức - Thanh Hóa là cần phải áp dụng các giải pháp sau: đây là các giải pháp mà chúng tôi đã lựa chọn thông qua kết quả phỏng vấn đạt trên 80% số phiếu đó là:

1. Cải tiến phương pháp giảng dạy GDTC cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

2. Cải tiến cơ cấu quản lý và công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

3. Tổ chức tuyên truyền đội viên, nhận thức về vai trò công tác tổ chức trong nhà trường.

4. Đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ công tác GDTC.

5. Tổ chức đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên có giáo viên hướng dẫn tập luyện và thi đấu thể thao để các hoạt động của sinh viên trở thành nội dung của đời sống văn hóa mang tính thường xuyên, liên tục. Đáp ứng được nhu cầu tự rèn luyện thể thao và nâng cao sức khỏe.

Tuy nhiên việc áp dụng các giải pháp được đề xuất trên khó có thể thực hiện được một cách đồng bộ vì những lý do chủ quan và khách quan khác nhau. Chính vì lý do đó, bước đầu xác định hiệu quả của các giải pháp đề xuất chúng tôi chỉ có thể tiến hành ứng dụng giải pháp: 4.2.1, 4.2.2, 4.2.3, 4.2.4, 4.2.5.

Còn 2 giải pháp chưa thể thực hiện ngay được, mà cần phải có thời gian cũng như sự quan tâm đầy tư của nhà trường đó là 3 giải pháp sau:

- Tăng giờ học nội khóa.

- Bắt buộc phải tham gia tập luyện một môn thể thao bắt buộc nào đó và tham gia cậu lạc bộ thể thao.

- Điểm tổng kết môn học GDTC được tính vào điểm tổng kết xét học bổng.

- Tổ chức tiến hành ứng dụng:

Nhằm mục đích xác định hiệu quả của các giải pháp đề xuất trong việc nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên Đại học Hồng Đức. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm 200 sinh viên đại học năm thứ 2. Vì các kết quả công tác quản lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều giải pháp và khi tiến hành các giải pháp nâng cao chất lượng GDTC cần phải tiến hành đồng bộ và tổng thể theo đúng nguyên tắc lựa chọn giải pháp, đối tượng thực nghiệm được chia thành 2 nhóm:

+ Nhóm 1: là nhóm đối chứng gồm 200 sinh viên (130 nam, 70 nữ). + Nhóm 2: là nhóm thực nghiệm gồm 200 sinh viên (135 nam, 65 nữ).

Trong quá trình thực nghiệm, cả 2 nhóm đều học tập theo tiến độ thực hiện chương trình GDTC hiện tại của nhà trường. Trong đó nhóm 1 không có sự tác động

của các giải pháp đề xuất, còn nhóm 2 được áp dụng 5 giải pháp đã lựa chọn, thời gian thực nghiệm được tiến hành trong 2 học kỳ.

Các giải pháp đó chọn lựa và đề xuất được triển khai từ tháng 11 năm 2007. Trước hết phối hợp với lãnh đạo trường, Khoa GDTC.

Áp dụng các giải pháp trong 2 kỳ đốn với sinh viên năm thứ nhất (kỳ II) và sinh viên năm thứ 2 (kỳ I).

Nội dụng thực nghiệm cụ thể của nhóm 2 là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tổ chức tuyên truyền động viên nhận thức về vai trò của công tác GDTC trong nhà trường.

+ Cải tiến phương pháp giảng dạy, nhằm tăng tính hấp dẫn của môn học, nâng cao nhận thức của sinh viên đối với môn học.

+ Cải tiến cớ cấu tổ chức quản lý và công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên: phân công giảng dạy theo chuyên môn nghiệp vụ, học chuẩn hóa đại học và sau đai học.

+ Áp dụng quy chế thi và kiểm tra, kích thích chuyên cần học tập của sinh viên. + Đưa nội dung kiểm tra rèn luyện thể thao vào nội dung chương trình giảng dạy, học tập và thi kiểm tra đánh giá.

+ Hoàn thiện nội dụng học tập môn học nội khóa.

+ Trang bị kiến thức phương pháp tự tập luyện nâng cao sức khỏe. + Tập luyện một môn thể thao ưa thích.

+ Tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao.

Để xác định hiệu quả của các giải pháp đề xuất ứng dụng, trong quá trình thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra đối tượng thực nghiệm ở 2 thời điểm:

Trước thực nghiệm (đầu học kỳ II năm thứ nhất) và sau thực nghiệm (cuối học kỳ I năm thứ 2). Nội dung kiểm tra ở các thời điêm xác định là các test đánh giá thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thể thao của Bộ GD-ĐT quy định, đó là:

- Test 1: Chạy 50m (nam, nữ)

- Test 2: Chạy 1000m (nam), 500m (nữ) - Test 3: Bật xa tại chỗ (nam, nữ)

- Test 4: Chống đẩy trên bục cao 30cm (nam, nữ).

- Kết quả thực nghiệm:

Kết quả kiểm tra trình độ thể lực ban đầu theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cả 2 nhóm cho thấy sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p > 0,05 hay nói cách khác là trình độ thể lực của đối tượng nghiên cứu ở giai đoạn trước thực nghiệm là không có sự khác biệt (tương đương nhau).

Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm (bảng 11):

Kết quả thu được ở bảng 11 cho thấy ở tất cả các nội dung kiểm tra giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đều thể hiện ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất p < 0,05. Điều này chứng tỏ kết quả kiểm tra thể lực của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng.

Kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và đối chứng:

Với mục đích làm sáng tỏ hiệu quả của các giải pháp đã đề xuất ứng dụng chúng tôi đã tiến hành tính chỉ số t, tự đối chiếu của nhóm thực nghiệm đối chứng trước và sau thực nghiệm. Kết quả thu được trình bày ở bảng 12.

Qua kết quả cho thấy, thể lực của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm trước và sau thực nghiệm đều thế hiện sự khác biệt có ý nghĩa ở tất cả test kiểm tra (ttính > tbảng với p < 0,05). Tuy nhiên, trị số tuyệt đối của chỉ số t và giá trị trung bình nhóm thực nghiệm là cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng.

Như vậy, các giải pháp đã đề xuất ứng dụng trong nhóm thực nghiệm đã bước đầu thể hiện tính hiệu quả trong việc phát triển các tố chất thể lực cho đối tượng nghiên cứu. Song để khẳng định rõ hơn hiệu quả của các giải pháp này thì cần thiết phải tính nhịp tăng trưởng, cũng như đánh giá thông qua chất lượng học tập của các nhóm (điểm lý thuyết + thực hành) sau giai đoạn thực nghiệm.

Việc xác định nhịp tăng trưởng, tính nhịp tăng trưởng các tố chất thể lực trong các nhóm được trình bày tại bảng 13.

Bảng 10. Kết quả kiểm tra thể lực của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm - trước thực nghiệm

TT Test Đối chứng Thực nghiệm Độ tin cậy

X ±δ X ±δ t p Nam n = 130 n = 135 1 Chạy 50m (s) 7,9 0,42 7,82 0,50 0,905 > 0,05 2 Chạy 1.000m (s) 246,23 20,03 236,6 20,65 1,018 > 0,05 3 Bật xa tại chỗ (cm) 196 15,83 214,5 16,25 1,064 > 0,05 4 Chống đẩy (lần) 7,20 1,94 8,0 1,82 1,025 > 0,05 Nữ n = 70 n = 65 1 Chạy 50m (s) 9,70 0,61 9,65 0,51 0,720 > 0,05 2 Chạy 500m (s) 170,20 13,54 169,55 14,30 0,635 > 0,05 3 Bật xa tại chỗ (cm) 146,15 12,09 149,05 14,95 0,782 > 0,05 4 Chống đẩy (lần) 4,27 2,05 4,50 1,92 0,856 > 0,05

Bảng 11. Kết quả kiểm tra thể lực của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm - sau thực nghiệm

TT Test Đối chứng Thực nghiệm Độ tin cậy

X ±δ X ±δ t p Nam n = 130 n = 135 1 Chạy 50m (s) 7,81 0,39 7,29 0,33 2,565 < 0,05 2 Chạy 1.000m (s) 240,15 19,89 221,26 19,02 2,732 < 0,05 3 Bật xa tại chỗ (cm) 216,35 13,21 243,60 10,35 2,345 < 0,05 4 Chống đẩy (lần) 7,65 1,80 12,06 1,52 5,92 < 0,05 Nữ n = 70 n = 65 1 Chạy 50m (s) 9,50 0,54 8,82 0,47 2,526 < 0,05 2 Chạy 500m (s) 162,12 13,09 141,54 14,04 2,863 < 0,05 3 Bật xa tại chỗ (cm) 154,26 11,02 168,15 13,69 2,217 < 0,05 4 Chống đẩy (lần) 5,0 1,60 6,50 1,52 3,903 < 0,05

TT Test Nhóm đối chứng Độ tin cậy Nhóm thực nghiệm Độ tin cậy

Trước X ±δ Sau X ±δ t p Trước X ±δ Sau X ±δ t p

Nam n = 130 n = 135 1 Chạy 50m (s) 7,9+0,42 7,79+0,39 2,1025 <0,05 7,82+0,05 7,29+0,33 4,658 <0,05 2 Chạy 1.000m (s) 246,23+20,03 240,15+19,89 2,749 <0,05 236,6+20,65 221,26+19,02 3,125 <0,05 3 Bật xa tại chỗ (cm) 196+15,83 216,35+13,21 2,630 <0,05 214,5+16,25 243,60+10,35 3,869 <0,05 4 Chống đẩy (lần) 7,20+1,94 7,65+1,80 2,789 <0,05 8,0+1,82 12,06+1,52 8,052 <0,05 Nữ n = 70 n = 65 1 Chạy 50m (s) 9,70+0,61 9,50+0,54 1,895 <0,05 9,56+0,51 8,82+0,47 3,607 <0,05 2 Chạy 500m (s) 170,2+13,54 162,12+13,09 2,105 <0,05 169,55+14,30 141,54+14,04 5,712 <0,05 3 Bật xa tại chỗ (cm) 146,15+12,09 154,26+11,02 2,102 <0,05 149,05+14,95 168,15+13,6 4,125 <0,05 4 Chống đẩy (lần) 4,27+2,05 5,0+1,60 2,089 <0,05 4,50+1,92 6,50+1,52 5,986 <0,05 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung

kiểm tra Chạy 50m (s)

Chạy 1.000m (s)

Chạy 500m

(s) Bật xa tại chỗ (cm) Chống đẩy (lần)

Tham số Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

a x 7,9 9,70 246,28 170,20 196,0 146,15 7,20 4,27 1 a x 7,79 9,50 240,15 162,12 216,35 154,26 7,65 5,0 b x 7,82 9,65 236,60 169,55 214,5 149,05 8,0 4,50 1 b x 7,29 8,82 211,26 141,54 243,60 168,15 12,06 6,50 Ga 0,11 0,20 6,08 8,08 20,35 8,11 0,45 0,73 Gb 0,53 0,83 25,34 28,01 29,1 19,1 4,06 2,0 Wa (%) 3,05 1,96 4,45 5,45 9,50 6,62 14,02 18,30 Wb (%) 3,54 7,20 8,80 21,05 15,90 18,18 60,62 52,70

Trong đó:

- Xa : là giá trị trung bình của nhóm đối chứng trước thực nghiệm.- Xa1: là giá trị trung bình của nhóm đối chứng sau thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho sinh viên trường đại học hồng đức thanh hoá (Trang 52 - 61)