- Wb: là mức tăng trưởng sau thực nghiệm so với nhóm thực nghiệm của nhóm thực nghiệm.
Với mục đích cuối cùng là xác định tính hiệu quả của các giải pháp đã đề xuất ứng dụng, chúng tôi tiếp tục tiến hành đánh giá chất lượng học tập của các
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A KẾT LUẬN.
A. KẾT LUẬN.
Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Thực trạng công tác GDTC của Trường Đại học Hồng Đức - Thanh Hóa còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục. Cơ cấu tổ chức quản lý công tác GDTC và TDTT của nhà trường còn nhiều điều bất hợp lý. Phương pháp giảng dạy của giáo viên cần đổi mới kịp thời cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Điều kiện về cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo khác như: kinh phí, biên chế cán bọ cho công tác GDTC còn nhiều khó khăn, chưa có chính sách đãi ngộ thích hợp thường xuyên động viên cán bộ giáo viên, sinh viên khi tham gia hoạt động phong trào TDTT của nhà trường.
2. Những giải pháp định hướng duy trì, nhằm phát triển nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên Trường Đại học Hồng Đức - Thanh Hóa hướng vào các mặt sau:
- Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác GDTC trong nhà trường. - Đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí ở mức có thể phục vụ công tác GDTC. - Cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý và công tác cán bộ khoa học GDTC.
- Tổ chức xúc tiến hoạt động ngoại khóa, xây dựng các câu lạc bộ TDTT và tổ chức tham gia các giải thể thoa trong và ngoài trường.
3. Thực nghiệm giải pháp cải tiến phương pháp giảng dạy nội khóa và tổ chức xúc tiến hoạt động ngoại khóa, xây dựng các câu lạc bộ TDTT và tổ chức các giải thể thao cho thấy hiệu quả rõ rệt: đã tăng cường được nhận thức về vị trí, vai trò của môn học để nâng cao được trình độ của sinh viên, hoàn thành được tiêu chuẩn rèn luyện thể thao, tăng cường được sức khỏe và xây dựng được lối sống văn hóa thể thao lãnh mạnh.
4. Muốn duy trì phát triển công tác GDTC của trường, cần có nhiều các giải pháp và phải có sự phối hợp hài hòa giữa các giải pháp để chất lượng GDTC của Trường Đại học Hồng Đức - Thanh Hóa ngày càng phát triển có chất lượng tốt hơn.
B. KIẾN NGHỊ.
Từ những kết luận nêu trên của đề tài, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
1. Việc xây dựng chương trình đào tạo áp dụng cho sinh viên nhà trường nên học tập các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, đào tạo theo hướng tự chọn các môn thể thao khác nhau có nội dung phù hợp với điều kiện của sinh viên nhà trường sẽ gây được hứng thú cho học sinh, tận dụng được thời gian nghỉ, đồng thời qua đó bồi dưỡng được năng khiếu, phát hiện được nhân tài về lĩnh vực TDTT cho đất nước.
Tổ chức tốt các phong trào tập luyện TDTT cho HS-SV toàn trường trong ngành giáo dục, trong tỉnh và khu vực. Đây cũng là một vấn đề thực hiện rất tốt nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm.
Thông qua việc nâng cao chất lượng GDTC, tạo ra sân chơi cuốn hút HS-SV vào các hoạt động lành mạnh, làm giảm đi các tệ nạn xã hội. Từ đó nâng cao được vị thế nhà trường trong GD-ĐT.
2. Việc áp dụng xây dựng lại chương trình chi tiết đối với môn GDTC của nhà trường để áp dụng sẽ chủ động trong việc lựa chọn đội ngũ giáo viên giảng dạy phù hợp với khả năng. Qua đó phát huy được năng lực, sở trường của từng giáo viên để vận dụng trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục là rất tốt. Không những tạo hiệu quả cho giáo dục TDTT mà còn tạo nên các hoạt động phong trào sôi nổi trong các đoàn thể, đáp ứng được yêu cầu xã hội và nhà trường.
3. Kết quả của đề tài được áp dụng vào quá trình giảng dạy, để nâng cao nhận thức và trình độ thể lực của sinh viên Trường Đại học Hồng Đức - Thanh Hóa.
Trên cơ sở vận dụng và phát huy những ưu điểm của các giải pháp đã ứng dụng, đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu và kiểm định với các giải pháp khác để nâng cao hơn nữa chất lượng GDTC cho đối tượng sinh viên Trường Đại học Hồng Đức - Thanh Hóa.