Động lực và tiến hóa

Một phần của tài liệu Tổng quan về hệ thống vũng vịnh ven bờ biển việt nam (Trang 34 - 35)

2.3.3.1. Nhóm vũng - vịnh ven bờ Đông bắc Bắc bộ

Phát triển trên nền nâng phân dị tân kiến tạo, hoạt động kiến tạo hiện đại có biểu hiện kế thừa tạo nên các bồn sụt hạ t−ơng đối nh− bồn vịnh Hạ Long - Bái Tử Long. Vịnh Tiên Yên - Hà Cối cũng nh− vịnh Cửa Lục có nguồn gốc bồn sụt hạ dạng địa hào bị ngập chìm trong biển tiến sau băng hà lần cuối. Động lực biển thống trị ở nhóm vũng - vịnh ven bờ Đông bắc Bắc bộ hiện nay là dòng triều duy trì vai trò xâm thực luồng lạch và hình thành bãi triều. Đồng thời có vai trò quan trọng của sinh vật làm biến dạng bờ vịnh - đặc biệt là bờ vịnh Tiên Yên - Hà Cối và Cửa Lục bị biến đổi mạnh nhờ thực vật ngập mặn phát triển thành rừng; bờ đảo chắn và đảo trong vịnh đồng thời bị ăn mòn hóa học, mài mòn do sóng và dòng chảy và nhiều nơi đ−ợc tích tụ nhờ san hô tạo rạn. Tác động của sóng chủ yếu đối với s−ờn phía ngoài của đảo chắn. ở bề mặt các đảo đá lục nguyên và phần lớn đảo đá vôi, thực vật trên cạn phát triển thành thảm t−ơng đối dày, hạn chế đáng kể khả năng xâm thực - bóc mòn bề mặt và rửa trôi vỏ phong hóa.

Xu thế tiến hóa đ−ợc đánh giá chung cho nhóm vũng - vịnh này là biến đổi chậm chạp về hình thái cấu trúc, luồng lạch trong vịnh khá ổn định nhờ vai trò xâm thực của dòng triều, bờ trong bị biến đổi chủ yếu do thực vật ngập mặn, bờ ngoài do tác động của sóng phá hủy nh−ng nhiều nơi đ−ợc tích tụ nhờ san hô tạo rạn. Bề mặt các đảo cũng t−ơng đối ổn định nhờ thảm thực vật trên cạn phục hồi tự nhiên và mới trồng.

2.3.3.2. Nhóm vũng - vịnh ven bờ Bắc Trung bộ

Phát triển trên nền tân kiến tạo phân dị nâng, hạ yếu, đồng bằng aluvi - biển Thanh - Nghệ - Tĩnh và Bình - trị - Thiên về cơ bản đã lấp đầy địa hình cổ của đới kiến trúc Sông Mã, Hoành Sơn và Tr−ờng Sơn. Trong pha muộn nhất của sự phát triển đồng bằng, các vũng - vịnh đã xuất hiện. Do đặc điểm này, các vũng - vịnh ở đây có độ đóng kín rất thấp, hình dáng kéo dài và bờ vịnh cấu tạo chủ yếu từ cát. Các vũng - vịnh ven bờ Thanh Hóa - Nghệ An phát triển trên đới hạ yếu có liên quan tới sự phát triển của một số vùng cửa sông châu thổ, trong khi các vũng - vịnh ven bờ Hà Tĩnh (Vũng áng) và Thừa Thiên (vịnh Chân Mây) phát triển trên đới sụt hạ t−ơng đối bên cạnh các khối nâng của đới Hoành Sơn và Hesinit Tr−ờng Sơn.

Động lực phát triển hiện tại chủ yếu là sóng, vai trò của triều và sông không lớn nh−ng rõ nét hơn đối với các vũng - vịnh ven bờ Thanh Hóa - Nghệ An. Do đó, xu thế tiến hóa đ−ợc đánh giá là san bằng chậm chạp, trong đó Vũng áng (Hà Tĩnh) và vịnh Chân Mây (Thừa Thiên Huế) bị san bằng chậm hơn các vũng - vịnh ven bờ Thanh Hóa - Nghệ An.

Một phần của tài liệu Tổng quan về hệ thống vũng vịnh ven bờ biển việt nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)