5.1. Đặc điểm thủy lý, thuỷ hóa
5.1.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ n−ớc vũng - vịnh thay đổi theo mùa nhiều hơn theo tầng và sự thay đổi theo mùa giảm dần về phía nam.
ở các vũng - vịnh ven bờ đông bắc Bắc bộ, nhiệt độ trung bình n−ớc tầng mặt đạt 20oC và tầng đáy 19,2oC về mùa đông, trung bình 28,5oC ở tầng mặt và 29,3oC ở tầng đáy về mùa hè, và biến động nhiệt độ n−ớc về mùa đông (15 - 22oC) cao hơn về mùa hè (28,5 - 30,3oC).
ở các vũng - vịnh ven bờ từ Thanh Hóa tới Bình Thuận, nhiệt độ n−ớc cao hơn. Về mùa đông, nhiệt độ trong khoảng 16,1 - 29,7oC, trung bình 22,3oC ở tầng mặt, 22,2oC ở tầng đáy. Về mùa hè, nhiệt độ trong khoảng 26,5 - 32,2oC, trung bình 28,9oC ở tầng mặt, 28oC ở tầng đáy.
5.1.2. Độ muối
Độ muối thay đổi theo mùa và chênh lệch giữa các tầng nh−ng nhìn chung tăng dần về phía nam và mức độ phân tầng giảm dần về phía nam. Tại Cửa Lục, độ muối trung bình của n−ớc tầng mặt đạt 27,2‰ và tầng đáy đạt 29,6‰; tại vịnh Đà Nẵng, trung bình 26,3‰ ở tầng mặt, 30,3‰ ở tầng đáy (do có sông lớn đổ vào vào - sông Hàn và sông Cu Đê); tại vịnh Nha Trang, trung bình 32‰ ở tầng mặt, 33,7‰ ở tầng đáy. Độ muối của n−ớc vũng - vịnh tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có sông đổ vào, độ mở của vũng - vịnh, khả năng trao đổi n−ớc giữa vũng - vịnh và biển ven bờ phía ngoài.
5.2. Chất l−ợng n−ớc
5.2.1. Các vũng - vịnh ven bờ biển đông bắc Bắc bộ
Chất l−ợng n−ớc các vũng - vịnh ven bờ biển đông bắc Bắc bộ t−ơng đối cao, biểu hiện ở hầu hết các yếu tố đánh giá có hệ số rủi ro RQ (Risk quotient - tỷ số của giá trị thực đo với giới hạn cho phép) nhỏ hơn 1 trừ một số yếu tố nh− dầu mỡ (0,93 - 3,00), N - NO3- (1,00 - 2,98) hay N - NO2- (0,38 - 2,53), v.v. và có xu thế tăng dần tới năm 2003 nh−ng oxy hoà tan ch−a đạt tới giới hạn cho phép. 5.2.2. Các vũng - vịnh ven bờ Đà Nẵng - Dung Quất
Chất l−ợng n−ớc các vũng - vịnh ven bờ biển từ Đà Nẵng tới Dung Quất (Quảng Ngãi) trong khoảng thời gian 1995 - 2001 t−ơng đối cao nh−ng biểu hiện gia tăng cục bộ nồng độ N - NO3-