Tài nguyên sinh vật liên quan tới hệ thống vũng vịnh ven bờ biển

Một phần của tài liệu Tổng quan về hệ thống vũng vịnh ven bờ biển việt nam (Trang 45 - 49)

4. 1 Tổng quan về tài nguyên

4.2.2. Tài nguyên sinh vật liên quan tới hệ thống vũng vịnh ven bờ biển

4.2.2.1. Phân bố

Tài nguyên sinh vật vùng bờ biển Việt Nam nói chung hay hệ thống vũng - vịnh ven bờ biển nói riêng ch−a đ−ợc điều tra một cách hệ thống. Việc so sánh và kết nối các tài liệu này hết sức khó khăn bởi phạm vi và đối t−ợng điều tra không đồng bộ, phạm vi điều tra của các đề tài/dự án khác nhau không phủ kín nh−ng lại chồng lấn không hoàn toàn và mức độ chi tiết khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy rằng vùng bờ biển Việt Nam có đa dạng sinh học cao biểu hiện ở đa dạng các hệ sinh thái, thành phần và nguồn gốc khu hệ (cả nguồn gốc n−ớc mặn, n−ớc ngọt và nhóm thích nghi rộng muối đối với thuỷ sinh vật).

Liên quan tới các đơn vị cấu trúc của vũng - vịnh ven bờ biển có cả các hệ sinh thái trên cạn và d−ới n−ớc tiêu biểu (bảng 12).

Bảng 12. Phân bố các hệ sinh thái liên quan tới các đơn vị cấu trúc hình thái vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam

Đơn vị cấu trúc Thứ

tự Hệ sinh thái

Vực n−ớc Cửa Mũi nhô, đảo Bờ

1 Rừng m−a nhiệt đới x x (Bờ đá)

2 Cồn cát x (Bờ cát)

3 Rừng trồng x x

4 Cửa sông (thuộc vịnh) x

5 Rừng ngập mặn x

6 Rạn san hô x x x (Bờ đá)

7 Thảm cỏ biển x x

Vùng triều: Bãi triều bùn x

Bãi triều cát x 8 Bãi triều đá x x x (Bờ đá) 9 Đáy mềm x x 10 Đáy cứng x x 11 Đầm nuôi thuỷ sản x 4.2.2.2. Đa dạng sinh học - Sinh vật trên cạn

ở vùng bờ biển đông bắc Vịêt Nam, nơi có các vịnh ven bờ điển hình nh−

Tiên Yên - Hà Cối, Bái Tử Long, Hạ Long và Lan Hạ (Cát Bà), khu hệ sinh vật nói chung đ−ợc điều tra t−ơng đối kỹ. Trong phạm vi V−ờn quốc gia Bái Tử Long, thực vật trên đảo có 494 loài ( thuộc 337 chi, 117 họ), trong đó có 11 loài đ−ợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam; động vật trên đảo có 170 loài, trong đó có 9 loài đ−ợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, gồm 37 loài thú, 96 loài chim, 22 loài bò sát và 15 loài l−ỡng c−. ở khu vực vịnh Hạ Long và Cát Bà, kết quả điều tra năm 1998 (JICA, 1998) đã ghi nhận 1 027 loài thực vật trên cạn của hệ thống đảo đá vôi và vùng đồi xung quanh (thuộc 171 họ và 6 ngành, trong đó ngành Mộc lan

(Magnoliophyta) có 951 loài và 143 họ), 138 loài động vật trên cạn, trong đó có 30 loài thú (thuộc 14 họ và 6 bộ), 74 loài chim (35 họ, 13 bộ), 23 loài bò sát (12 họ, 2 bộ) và 11 loài l−ỡng c− (5 họ, 1 bộ).

ở khu vực vịnh Chân Mây, có 320 loài thực vật cạn đã đ−ợc ghi nhận. Kề cận khu vực này là V−ờn quốc gia Bạch Mã, nơi đã đ−ợc điều tra t−ơng đối kỹ và ghi nhận có 501 loài thực vật bậc cao (thuộc 344 chi, 124 họ), trong đó chủ yếu thuộc ngành Mộc lan, 55 loài thú (thuộc 23 họ, 9 bộ), 233 loài chim, 30 loài bò sát và 19 loài l−ỡng c− (Huỳnh Văn Kéo, 1997).

ở khu vực vịnh Đà Nẵng, khu hệ sinh vật trên cạn cũng đ−ợc điều tra t−ơng đối kỹ. Tại Khu Văn hóa - Lịch sử - Môi tr−ờng nam Hải Vân, có 501 loài thực vật trên cạn (thuộc 251 chi và 124 họ), 250 loài chim và thú. Tại Khu Bảo tồn thên nhiên Sơn Trà, có 985 loài thực vật (thuộc 483 chi và 143 họ), trong đó có 22 loài quý hiếm đ−ợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, 36 loài thú (thuộc 18 họ, 8 bộ), 106 loài chim (34 họ, 15 bộ), 23 loài bò sát (12 họ, 2 bộ) và 9 loài l−ỡng c−

(4 họ, 1 bộ). Tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa (phía tây nam vịnh Đà Nẵng), các kết quả nghiên cứu đã ghi nhận 544 loài thực vật bậc cao (thuộc 379 chi, 124 họ), 61 loài thú (26 họ, 8 bộ), 179 loài chim (46 họ, 16 bộ) và 17 loài bò sát (8 họ, 2 bộ) (Đề tài KHCN. 06 - 07).

ở phía tây vịnh Phan Thiết có khu bảo tồn thiên nhiên Biển Lạc - Núi Ông, nơi có mặt 33 loài thú (thuộc 9 họ), 131 loài chim, 33 loài bò sát và 15 loài l−ỡng c− (Hoàng Minh Khiêm và nnk, 2001).

ở vùng cát ven biển và lân cận từ Quảng Bình tới Bình Thuận, có 3 660 loài thực vật bặc cao đã đ−ợc thống kê (Huỳnh Nhung, 2004), trong đó vùng cát ven biển Quảng Nam có 353 loài (246 chi và 105 họ) (Viện Khoa học Việt Nam, 1989).

- Sinh vật biển

Có khoảng 10 089 loài sinh vật biển đã đ−ợc biết ở vùng biển Việt Nam, trong đó có khoảng 6 000 loài sinh vật đáy và 2 038 loài cá.

Cụ thể, có 94 loài thực vật ngập mặn, trong đó có 35 loài thực thụ (20 chi, 16 họ), 40 loài gia nhập (37 chi, 35 họ) và 17 loài từ lục địa (17 chi, 15 họ) (Phan Nguyên Hồng, 1994); 653 loài rong biển (Nguyễn Văn Tiến, 1994), trong đó ngành Rong đỏ (Rhodophyta) có 310 loài, Rong nâu (Pheacophyta) có 124 loài, Rong lục (Chlorophyta) có 151 loài, Rong lam (Cyanophyta) có 77 loài, có 310 loài phân bố ở Bắc bộ và 499 loài phân bố ở Trung và Nam bộ; có 14 loài cỏ biển, nh−ng phân bố chủ yếu ở miền Trung Việt Nam; có 537 loài thực vật phù du (Nguyễn Tiến Cảnh, Tr−ơng Ngọc An, 1994), trong đó tảo Silic (Bacillariophyta) có 348 loài, tảo Giáp (Pyrophyta) có 184 loài, tảo Lam (Cyanophyta) có 3 loài và tảo Kim (Siliciflagellata) có 2 loài; có 657 loài động vật phù du (Nguyễn Văn Khôi, 1994), trong đó ngành Ruột khoang (Coelenterata) có 102 loài, Giun tròn (Trechelminthes) có 6 loài, Giun đốt (Annelida) có 20 loài, Chân khớp (Arthropoda) có 398 loài, Thân mềm

(Mollusca) có 51 loài, Hàm tơ (Chaethognatha) có 34 loài và Dây sống (Prochordata) có 46 loài.

Trong số chừng 6 000 loài sinh vật đáy (Nguyễn Văn Chung, 1994) có 650 loài thuộc ngành Ruột khoang, 700 loài Giun đốt, 1 500 loài Chân khớp, 250 loài Thân mềm, 350 loài Da gai (Echinodermata), 150 loài Hải miên (Spongia) và khoảng 150 loài của các nhóm khác. Chúng có mặt ở vịnh Bắc bộ khoảng 3 000 loài (1 200 riêng 1 800 loài chung) và ở Nam bộ khoảng 4 800 loài (3 000 riêng). Cá biển Việt Nam có 2 038 loài (Bùi Đình Chung, 1994) thuộc 717 giống, 175 họ và 32 bộ, trong đó có 260 loài cá nổi, 930 loài cá tầng đáy, 502 loài cá đáy và 340 loài cá rạn san hô. Chim biển có 43 loài, trong đó có 6 loài ôn đới, 27 loài

ấn Độ - Mã Lai và 10 loài di c− trú đông; bò sát có 20 loài, trong đó có 15 loài rắn, 4 loài rùa và 1 loài cá sấu; thú biển có 12 loài, trong đó có 5 loài cá heo, 2 loài cá nhà táng, 4 loài cá voi và 1 loài bò biển (Dugong).

Do mức độ điều tra, khảo sát vũng - vịnh ở mức độ thấp, thành phần khu hệ mới đ−ợc biết còn hạn chế (bảng 13).

Bảng 13. Thành phần khu hệ (số loài) sinh vật biển ở một số vũng - vịnh tiêu biểu

Vũng - vịnh Rong/ cỏ biển Thực vật phù du Động vật phù du Động

vật đáy San hô

Tiên Yên - Hà Cối 54/5 194 72 110 183

Bái Tử Long 15/33 163 51 252 79 220 Hạ Long 94/5 300 124 690 177 200 Lan Hạ 24 207 75 311 81 203 Chân Mây 51 194 78 64 95 201 Đà Nẵng 9 56 75 23 5 27 Quy Nhơn 136 185 58 191 116 Nha Phu 116 44 172

(Nguồn: Nguyễn Văn Lục và nnk, 1998; Nguyễn Huy Yết, 2003; Đỗ Công Thung và nnk, 2004)

Trong khuôn khổ nhiệm vụ của đề tài KC. 09 - 22, đợt khảo sát vịnh Bái Tử Long vào tháng 7/2004 đã ghi nhận 177 loài thực vật phù du, 133 loài động vật phù du và 46 loài động vật đáy, đợt khảo sát vịnh Chân Mây vào tháng 10/2004 ghi nhận 191 loài thực vật phù du, 54 loài động phù du và 105 loài động vật đáy.

Sinh vật biển Việt Nam hiện có 83 loài đ−ợc ghi vào Sách Đỏ Việt Nam, trong đó có 37 loài cá, 6 loài san hô, 5 loài da gai, 4 loài tôm rồng, 1 loài sam, 21 loài ốc, 6 loài hai mảnh vỏ, 3 loài mực.

Một phần của tài liệu Tổng quan về hệ thống vũng vịnh ven bờ biển việt nam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)