4. 1 Tổng quan về tài nguyên
4.2.2.3. Tiềm năng nguồn lợ
- Sinh vật trên cạn
Sinh vật trên cạn vùng bờ biển Việt Nam có khoảng 2 300 thực vật, 1 000 loài động vật có giá trị sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau nh−ng thực sự có giá trị kinh tế chỉ vào khoảng 1 phần 3 (Nguyễn Mậu Tài, 1997). Trong số khoảng 3 660 loài thực vật vùng cát và lân cận từ Quảng Bình tới Bình Thuận, có 1 644 loài có ích đ−ợc sử dụng vào các mục đích lấy gỗ, giấy, sợi, tinh dầu, dầu béo, nhựa, tannin, chất nhuộm, thực phẩm, cây cảnh, d−ợc liệu, vật dụng gia đình, v.v. (Huỳnh Nhung, 2004).
- Sinh vật biển
Giá trị sử dụng và tiềm năng nguồn lợi sinh vật biển rất lớn. Có 110 loài cá kinh tế cho sản l−ợng cao thuộc 39 họ khác nhau. Tổng trữ l−ợng cá biển Việt Nam khoảng 3 000 000 tấn (trong đó có khoảng 1 730 000 tấn cá nổi) và trữ l−ợng có khả năng khai thác khoảng 1 500 000 tấn (Bộ Thủy sản, 1996). Ngoài cá, đáng kể là thân mềm với hơn 100 loài có giá trị kinh tế cao và đặc biệt cao, tiềm năng nguồn lợi chỉ sau cá. Giáp xác (tôm, cua) cũng cho giá trị kinh tế cao
và trữ l−ợng hàng ngàn tấn, chẳng hạn, trữ l−ợng tôm 1 408 tấn ở vịnh Bắc bộ, 2 300 tấn ở biển Trung bộ, 3 983 tấn ở Nam bộ và 3 383 ở tây Nam bộ. Có 90
loài rong biển kinh tế đ−ợc sử dụng cho chế phẩm công nghiệp (24 loài), d−ợc liệu (18 loài), thực phẩm (30 loài), thức ăn gia súc (10 loài) và phân bón (8 loài).
So với vùng biển, nguồn lợi sinh vật ở các vũng - vịnh nhỏ hơn nhiều do dễ khai thác và khai thác quá mức làm suy giảm nguồn lợi. ở khu vực vịnh Bái Tử Long, sinh vật có giá trị kinh tế nh− Thân mềm (59 loài), Giáp xác (13 loài), Da gai (3 loài), cá. ở vụng Cô Tô, 53 loài Thân mềm và 11 loài Giáp xác có giá trị kinh tế. ở vịnh Đà Nẵng có 27 loài cá kinh tế cho nguồn lợi 120 - 150 tấn/năm. Đáng kể hơn là ở đầm Nha Phu, trữ l−ợng tự nhiên có thể đạt tới 600 - 700 tấn và sản l−ợng đạt 350 - 370 tấn/năm.