Tài nguyên sinh vật

Một phần của tài liệu Tổng quan về hệ thống vũng vịnh ven bờ biển việt nam (Trang 44 - 45)

4. 1 Tổng quan về tài nguyên

4.2.Tài nguyên sinh vật

4.2.1. Khái quát

- Sinh vật trên cạn và nớc ngọt

Sinh vật trên cạn và n−ớc ngọt Việt Nam rất đa dạng, phân bố ở 9 vùng sinh thái khác nhau (các vùng: đông bắc, đồng bằng Bắc bộ, bắc Trung bộ, trung Trung bộ, nam Trung bộ, Nam bộ, các đảo ven bờ, không kể vùng tây bắc và Tây nguyên). Cho tới nay, có hơn 7 000 loài thực vật bậc cao có mạch đã đ−ợc thống kê (Lê Trần Chiến và nnk, 1994), trong đó có 39 loài thực vật hạt trần (18 chi và 9 họ), hơn 6 400 loài thực vật hạt kín (1 825 chi và 143 họ), khoảng 1 030 loài rêu, 826 loài nấm và hàng ngàn loài tảo. Theo dự báo, có thể có tới 12 000 loài thực vật có mạch, trong đó có khoảng 2 300 loài đang đ−ợc sử dụng vào các mục đích khác nhau nh− l−ơng thực, thực phẩm, d−ợc liệu, nguyên liệu, v.v. (Nguyễn Mậu Tài, 1997; Võ quý, 1997).

T−ơng tự, động vật trên cạn và n−ớc ngọt cũng rất đa dạng với hơn 7 000 loài đã đ−ợc ghi nhận, trong đó có 275 loài thú, 826 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài l−ỡng c−, 471 loài cá n−ớc ngọt và khoảng 5 500 loài côn trùng (Phan Nguyên Hồng và Trần Liêm Phong, 1999), riêng ở miền Bắc đã có tới 324 loài động vật không x−ơng sống n−ớc ngọt (Mai Đình Yên, 1997). Theo một đánh

giá khác (Phạm Bình Quyền và nnk, 1999) có khoảng 8 000 loài động vật trên cạn ở Việt Nam đã đ−ợc biết đến.

Có khoảng 2 300 loài thực vật trên cạn và khoảng 1 000 loài động vật trên cạn đã đ−ợc sử dụng vào các mục đích khác nhau (Nguyễn Mậu Tài, 1997) nh−ng chỉ một phần ba số đó là có ý nghĩa kinh tế thực sự. Có các đánh giá khác nhau về số loài thực vật đặc hữu ở Việt Nam - có thể có 10% (Võ Quý, 1997), thậm chí 40% (Phan Nguyên Hồng, 1999). Thực tế ở vùng ven biển có 40 loài thực vật đặc hữu đ−ợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996), trong đó có 3 loài thuộc ngành Thông là đặc hữu của Việt Nam và 9 loài đặc hữu của Đông D−ơng.

Theo Võ quý (1997), có hơn 100 loài chim và phụ loài, 78 loài thú và phụ loài đặc hữu của Việt Nam.

- Sinh vật biển

Có tới 10 089 loài sinh vật ở vùng biển Việt Nam đã đ−ợc biết đến, trong đó có khoảng 6 000 loài động vật đáy và 2 038 loài cá. Trong tổng số 83 loài sinh vật biển đ−ợc ghi vào Sách Đỏ Việt Nam, có 37 loài cá, 6 loài san hô, 5 loài da gai, 4 loài tôm rồng, 1 loài sam, 21 loài ốc, 6 loài hai mảnh vỏ và 3 loài mực. Trong vòng 20 năm nay, các nghiên cứu khác nhau đều cho rằng tiềm năng nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam đã suy giảm biểu hiện ở chỗ c−ờng lực đánh bắt tăng nh−ng năng suất đánh bắt và chất l−ợng sản phẩm giảm. Ngay cả độ phủ san hô sống của rạn san hô, một trong những hệ sinh thái có năng suất sinh học cao nhất, cũng giảm đáng kể - ví nh− rạn san hô ở đảo Bạch Long Vỹ, độ phủ san hô sống giảm từ 95% (1993) tới 47,6% (1996) và tới 20% (1999) hay sản l−ợng bào ng− giảm từ 30 - 35 tấn/năm (tr−ớc năm 1990) tới d−ới 1 tấn/năm (1995 - 1998).

Một phần của tài liệu Tổng quan về hệ thống vũng vịnh ven bờ biển việt nam (Trang 44 - 45)