Đặc điểm lời văn trong tập “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam”

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm ngôn ngữ phê bình trong các nhà thơ cổ điển việt nam của xuân diệu (Trang 45)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.Đặc điểm lời văn trong tập “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam”

2.2.1. Khái niệm lời văn và lời văn phê bình

Lời văn - Là một thuật ngữ thuộc lĩnh vực văn học. Trong văn học, mọi tác phẩm đều đợc viết hoặc đợc kể bằng lời văn, lời thơ, lời tác giả, lời nhân vật... gộp chung lại là lời văn. Nếu ngôn từ là chất liệu của lời nói, viết với tất cả tính chất thẩm mỹ của nó, là chất liệu của sáng tác văn học, thì lời văn là hình thức ngôn ngữ của tác phẩm văn học.

Từ điển thuật ngữ văn học do Nguyễn Lân chủ biên định nghĩa: Lời văn nghệ thuật: Dạng ngôn ngữ đợc tổ chức một cách nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật là hình thức ngôn từ của tác phẩm văn học [29, Tr.117].

Lời văn mà lý luận văn học nghiên cứu là lời văn nghệ thuật tức là lời văn trong tác phẩm văn học. Theo quan niệm trên thì lời văn chính là hình thức ngôn từ của tác phẩm văn học. Một kiến giải đầy thuyết phục và hiệu lực là quan niệm

về lời văn nghệ thuật của nhà lý luận văn học M. Bakhtin trong cuốn Những vấn đề thi pháp Đôxtôi épxki (Ngời dịch: Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vơng Trí Nhàn): Lời văn tức là ngôn ngữ trong tính toàn vẹn cụ thể và sinh động của nó. Cuốn Từ điển tiếng Việt Hoàng Phê chủ biên lại hiểu: Lời văn: Hình thức diễn đạt bằng ngôn ngữ đợc viết thành văn [38, Tr.582].

Theo cách hiểu trên thì phạm vi tồn tại của lời văn rộng hơn, nó không còn chỉ là lời văn trong tác phẩm văn học mà là lời văn trong tất cả các văn bản thuộc các lĩnh vực khác, tất cả những dạng lời nói đợc cụ thể hoá, ký hiệu bằng văn bản.

Nh vậy, dù là cách hiểu nào, các nhà nghiên cứu đều định nghĩa lời văn xuất phát từ cơ sở ngôn từ của văn bản. Đó là cách diễn đạt hay là cách tổ chức sử dụng, sắp xếp các phơng tiện và biện pháp biểu đạt của từ ngữ nhằm thực hiện hoá t tởng tình cảm của ngời viết trong văn bản.

Có hai dạng lời văn: lời văn nghệ thuật và lời văn phi nghệ thuật. Lời văn nghệ thuật là lời văn trong tác phẩm văn học hay có sáng tác văn chơng. Lời văn phi nghệ thuật là lời văn thuộc các phong cách văn bản khác: Văn bản khoa học, văn bản nghị luận... lời văn trong văn bản phê bình văn học thuộc loại thứ hai. Tuy nhiên nói là phi nghệ thuật nhng lời văn trong các văn bản này không phải hoàn toàn không mang tính nghệ thuật, tính nghệ thuật biểu hiện trong mỗi loại văn bản đều có sự lựa chọn sử dụng và xắp xếp từ ngữ tạo nên cá tính cả từng văn bản ở từng ngời viết.

Lời văn trong Các nhà thơ cổ điển Việt Nam nh Vơng Trí Nhàn đã đánh giá, nhận xét: Không tuân thủ một quy luật trong giao tiếp một quy luật mà chắc tác giả biết rất rõ: Cần gợi nhiều hơn nói, cần ngắn gọn hàm súc" (Xuân Diệu tác giả- tác phẩm) [36, Tr..285]. Tuy nhiên, tác giả lại nhận định "Đó là một lối viết muốn đào cùng tát cạn mọi hiện tợng, phanh phui bằng hết mọi bí mật trong sáng tác văn học. Trong không ít trờng hợp, ngời đọc cảm thấy ngời nghiên cứu ở đây là một ngời lắm lời, và có phần tán ra quá rộng... Tuy nhiên,

đây đã là cố tật của anh. Mợn một cách nói mà ngời ta vẫn nói về những ngời có cá tính mạnh mẽ: Không thế thì không phải là Xuân Diệu [36, Tr..285].

Đọc "Các nhà thơ cổ điển Việt Nam" ta nhận thấy Xuân Diệu đã tận dụng hết mọi tầng ý nghĩa, mọi khả năng sử dụng của lời văn ở phơng diện khác nhau nh: Từ ngữ, ngữ pháp, kết cấu văn bản... dù ở phơng diện nào Xuân Diệu cũng xoay nó, nhìn nó các góc độ để tìm ra vẻ đẹp riêng.

2.2.2. Tính chất ngầm đối thoại của giọng điệu.

Giọng điệu là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên phong cách một nhà văn. Qua giọng điệu ta có thể thấy đợc thái độ tình cảm, lập trờng và quan điểm của nhà văn. Giọng điệu qui định cách xng hô, gọi tên, dùng từ và sắc điệu tình cảm của nhà văn, một nhà văn lớn bao giờ cũng tạo cho mình một phong cách có giọng điệu độc đáo.

Văn phê bình lại càng đòi hỏi ngời viết phải có giọng điệu bởi không đâu, thái độ, tình cảm, lập trờng quan điểm và bản lĩnh ngời cầm bút lại thể hiện rõ nh ở đây. Trên tinh thần đó, Xuân Diệu đã tạo cho mình một giọng điệu độc đáo trong phê bình văn học. ở đây, ta bắt gặp một Xuân Diệu say xa giao cảm không dấu đợc mình. Ngời đọc thờng thấy ông hiện ra, quát nạt, mắng mỏ mà chăm chút ân cần các nhà thơ trẻ, lịch sự, trân trọng các nhà thơ nớc ngoài; tự hào, sảng khoái tôn vinh các nhà thơ cổ điển.

Các nhà thơ cổ điển Việt Nam là nơi thể hiện giọng điệu phê bình của Xuân Diệu với những nét đặc trng nhất, bởi ở đó Xuân Diệu đã dành tất cả niềm cảm phục, kính yêu của mình với di sản văn hoá dân tộc; thể hiện rõ nhất trách nhiệm vinh quang của nhà phê bình là làm chiếc cầu giao lu cho công chúng văn học bớc vào lâu đài thơ ca cổ điển. Ông đã bằng sự hiểu biết sâu rộng của mình, truyền tình yêu các nhà thơ cổ điển của một ngời đến với mọi ngời. Khát vọng truyền cảm đó, đã tạo nên nét chủ đạo của giọng điệu Các nhà thơ cổ điển Việt Nam.

Đó là giọng điệu có tính chất tranh biện, ngầm đối thoại. Nét chủ đạo đó có sức chi phối mạnh đến ngòi bút, tạo nên tính đa dạng của một sắc thái đầy biểu cảm của giọng điệu Các nhà thơ cố điển Việt Nam.

Tính chất đối thoại, có lẽ, có nguyên nhân ở chỗ, Xuân Diệu là nhà phê bình rất hăng hái đem thơ đến với mọi ngời. Ông đi tiên phong và theo con số thống kê cha chính xác ông có khoảng trên dới 500 buổi bình thơ trớc công chúng. Phê bình thơ trớc công chúng là một nét phong cách của Xuân Diệu. Phong cách đó đã ảnh hởng đến trang viết phê bình của ông. Khát khao giao cảm mãnh liệt với mọi ngời đã dẫn đờng cho ông, trớc khi đem in thành sách, ông đã cho in ở báo, tạp chí, đã nói ở đài và trớc đó nữa đã đem đi nói trớc công chúng với đủ các đối tợng.

Giải thích điều này Nguyễn Đăng Mạnh đã cho rằng: Phải đâu anh chỉ có nhu cầu viết và nói. Anh còn tiếp xúc với ngời đời với thật nhiều ngời, ở mọi nơi. Anh muốn gặp tất cả để bày tỏ với tất cả cảm xúc tin yêu của mình và đón nhận giao cảm mọi ngời [34; Tr.86].

Tính chất ngầm đối thoại đợc thể hiện ở những điểm sau:

- Cái tôi chủ thể của cá nhân nhà phê bình luôn xuất hiện trên trang viết với một mật độ khá đậm đặc. Các kiểu diễn đạt cái tôi nh: tôi nói..., tôi đã nói..., tôi nói thêm..., tôi nghĩ..., tôi hiểu..., tôi xin hiểu..., tôi hiểu rằng..., tôi t- ởng..., tôi tởng tợng... tôi xin lấy..., tôi phát biểu... v.v, bộc lộ thái độ chủ quan của tác giả và đồng thời khẳng định sự có mặt cuả mình trớc công chúng ngầm đòi hỏi ở họ một sự sẻ chia, đồng cảm, đối thoại. Cái tôi đó dám nói điều mình nghĩ, dám chịu trách nhiệm về điều ấy.

Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi chỉ riêng trong Đọc Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, ít nhất có 97/107 trang (90,7%) ông sử dụng cái tôi cá nhân thể hiện với độc giả.

Tính chất ngầm đối thoại đó đã buộc tỉ lệ cái tôi xuất hiện với mật độ cao. Điều này, ngoài bản lĩnh của một ngòi bút, còn làm cho văn Xuân Diệu

mang dáng dấp văn nói, điều mà ta ít bắt gặp ở các nhà phê bình khác. Bạn đọc

Các nhà thơ cổ điển Việt Nam không thể dửng dng với ớc muốn đối thoại của tác giả. Một Xuân Diệu bằng tay, bằng mắt, bằng môi cời, miệng nói đang hiển hiện trớc mắt ta; một Xuân Diệu đăng đàn diễn thuyết không phải chỉ ở hội tr- ờng, sân bãi, bến cảng... nhà ăn, mà ngay cả ở trong trang sách Các nhà thơ cổ điển Việt Nam.

- Trong các bài bình của mình Xuân Diệu còn sử dụng lợng câu hỏi rất lớn: vừa là để hỏi vừa là để nhấn mạnh một nội dung nào đó.

Ví dụ:

- Túi lng phong nguyệt thì năng vì thơ đợc à? không đầy trăng gió thì mới nặng vì thơ ?

- Sao đồng bào ta khổ cực thế này? - Làm gì có công lý ở thời buổi này?

Trong bài viết về Nguyễn Trãi số câu hỏi đợc dùng là 25 lợt trên tổng số 104 trang bằng 24 %. Về Nguyễn Du có số lợt câu hỏi đợc dùng là 76 lợt trên tổng số 293 trang bằng 25,9 %. Về Hồ Xuân Hơng là 42 lợt trên 118 trang bằng 35,6 %.

Đây mới chỉ là con số thống kê sơ bộ về lợng câu hỏi đợc sử dụng trong các trang viết của Xuân Diệu ở các bài bình Xuân Diệu sử dụng những câu hỏi có khi là liên tục nhiều câu trong một đoạn, nhiều từ để hỏi trong một đoạn:

- Nguyễn Du đúng là nhà thơ đó, tác giả ấy đó, nh ta đã hiểu, buột mồm nói ra cái vấn đề nghiến ngấu mãi tấm lòng mình: Trời đất ? số phận con ngời? xã hội ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không biết cụ Nguyễn Khuyến chụp ảnh trong trờng hợp nào? giữa hay sau một bữa tiệc? chẳng lẽ cụ đến hiệu ảnh, lấy ra một chén rợu để cầm tay mà chụp ảnh?

Câu hỏi tu từ nh Đinh Trọng Lạc đã định nghĩa trong Phong cách học tiếng Việt đó là câu: về hình thức là câu hỏi, mà về thực chất là câu khẳng định hoặc phủ định có cảm xúc [28, Tr.198].

Dạng tiêu biểu nhất của câu hỏi tu từ là dạng không đòi hỏi câu trả lời, mà chỉ nhằm tăng cờng tính diễn cảm của phát ngôn.

- Ví dụ: Vì sao ngày một thanh tân?

Vì sao ngời lại mến thân hơn nhiều? Vì sao cuộc sống ta yêu?

Mỗi giây mỗi phút sớm chiều thiết tha?

(Tố Hữu)

Còn dạng đòi hỏi câu trả lời là dạng thờng đợc dùng trong lời nói diễn giảng làm phơng tiện hấp dẫn sự chú ý và khêu gợi trí tởng tợng của ngời nghe, nâng cao giọng điệu cảm xúc phát ngôn, thay đổi hơi văn điều hoà âm điệu, khiến cho việc trình bày diễn giảng trở nên rõ ràng dễ hiểu.

Vậy soi vào những câu hỏi xuất hiện trong những bài bình đã đợc thống kê ta nhận thấy phần lớn câu hỏi đợc Xuân Diệu sử dụng với mục đích thứ hai tức là khêu gợi trí tởng tợng của ngời nghe nâng cao giọng điệu cảm xúc và làm cho việc diễn giảng dễ hiểu, rõ ràng.

Văn phê bình trong Các nhà thơ cổ điển Việt Nam còn là giọng văn trữ tình rất đỗi thấm thía. Ông cảm thơng sâu sắc cho số phận éo le của Hồ Xuân Hơng: Chiêu Hổ thì có vợ, có con, yên cửa, yên nhà, tốt thân, tốt thế, quan lớn sống lâu! Còn Xuân Hơng thì lận đận, long đong, chửa ra bề nào, hạ những lời nh thế, giữa hai ngời, ai tài tử hơn ai?

Ông xót xa đau đớn cho Thúy Kiều: Nh vậy, nàng Kiều ba mơi tuổi, sẽ sống nh thế, thực chất là không chòng, không con cho đến hết đời.

Ông giận dữ, dằn dỗi, đay nghiến: Chém cha cái số mạng! Phỉ nhổ cái sự đời! Tự tiếu cho cái thân mình! Và cao đọ nhất, Nguyễn Du đánh cho cái sự đời một ngọn roi rất hiểm:

Hồng quân với khách hồng quần Đã xoay đến thế còn vần cha tha

Hồng quần là ông trời, hồng quần là quần đỏ, tức là ngời đàn bà. Ông trời chi cái nhà anh, anh chỉ vật nhau tay đôi với phụ nữ, giỏi lắm đấy, anh chỉ quẩn quanh hai ống quần đỏ của đàn bà! Nói chữ kép Xoay vần thì có vẻ“ ”

sang! Con tạo vần xoay! Nhng Nguyễn Du đã tách làm đôi chữ xoay đứng“ ”

một mình thì xoay sở; đã xoay đến thế là thằng kẻ cắp, vẫn còn cha tha là đứa nhiễu sự.

Tính chất ngầm đối thoại, còn đợc Xuân Diệu thể hiện ở giọng văn hóm hỉnh, đùa tếu của ông, một sự hóm hỉnh, u - mua rất Xuân Diệu. Biết bao đồng cảm giữa nhà thơ Nguyễn Du, nhà phê bình Xuân Diệu với độc giả trong những dòng này: Anh thấy em hãy còn trẻ lắm (tơ liễu còn xanh) nên anh cứ nghĩ : em hãy đang chừng xuân thế thì em thoát sao khỏi sự đòi hỏi ái ân... Nay em nói rõ thế, em không màng an ái, anh càng kính trọng em... anh đây cũng thế.

Bấy lâu đáy bể mò kim

Là nhiều vàng đa, phải tìm trăng hoa Ai ngờ sum hop một nhà

Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm

Câu nói chí tình, chí nghĩa của Kim Trọng, sâu sắc đáng khen (Tuy nhiên ngời ta nghĩ thêm sau: Dẫu sao, anh cũng dễ nói. Anh đã có của ăn của để, anh đã có Thúy Vân rồi)".

Từ những điều trên cho phép chúng ta kết luận, nét chủ đạo dễ nhận thấy của giọng văn ở Các nhà thơ cổ điển Việt Nam mang tính chất ngầm đối thoại, đầy sắc thái biểu cảm. Nó giúp ngời đọc, ngời nghe nhanh chóng nắm bắt vấn đề và cảm thấy gần gũi hơn với các nhà phê bình. Tính chất ngầm đối thoại đó góp phần làm cho giọng điệu của tập phê bình đa dạng nhng thống nhất trên cốt lõi trữ tình của một nhà phê bình khát khao làm sống lại di sản văn hoá của dân tộc trong lòng công chúng.

Nhờ tạo đợc sự thân mật với công chúng độc giả bắt họ phục tùng ý đồ của mình, mà Xuân Diệu có thể dẫn dắt họ chu du khắp thế giới thơ ca cổ điển. Không chỉ bó hẹp trong mời tác giả đợc đề cập trực tiếp, Xuân Diệu còn mở rộng cửa lâu đài văn học dân tộc để mỗi ngời đợc dịp chiêm ngỡng một cách sảng khoái nh chính bản thân ông.

2.2.3. Kiểu cấu trúc so sánh

So sánh tu từ là một thuật ngữ thuộc lĩnh vực nghiên cứu tu từ học. Nhiều tài liệu đã đa ra định nghĩa về phơng thức này.

Trong Phong cách học tiếng Việt Đinh Trọng Lạc viết:“ ” So sánh là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa. Trong đó ngời ta đối chiếu hai đối tợng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tợng ” [28, Tr.154].

Có thể vận dụng định nghĩa này vào việc nghiên cứu văn bản phê bình văn học.

So sánh từ lâu đã trở thành một biện pháp tu từ quen thuộc, phổ biến trong các văn bản nghệ thuật đến nỗi thể loại ca dao - một thể lại văn học dân gian đã có hẳn một thể tỷ với biện pháp nghệ thuật chủ đạo là so sánh, truyện Kiều - một kiệt tác nghệ thuật cũng đã sử dụng khá nhiều biện pháp so sánh, nhất là dùng để đặc tả tiếng đàn.

Cũng nh ẩn dụ, so sánh đợc dùng cả trong văn xuôi chính luận để tằng thêm tính thuyết phục, tính bình giá cho lời nói. ở phê bình văn học, việc dùng so sánh để bộc lộ cảm quan của ngời nghệ sỹ phê bình về tác phẩm văn học trơ thành một biện pháp quen thuộc trong văn bản phê bình. Lời văn nhờ đó mà trở nên phong phú, uyển chuyển. Ngời đọc nhờ đó mà phản ánh đợc tầm kiến thức của nhà phê bình và tích luỹ vốn kiến thức thêm cho mình. Các nhà thơ cổ điển Việt Nam đã thể hiện đợc điều ấy.

Vai trò so sánh của Các nhà thơ cổ điển Việt Nam đợc thể hiện ở nhiều mặt. So sánh có khi đợc dùng trong lời văn phê bình nh là một phơng tiện để định danh phong cách các nhà thơ cổ điển, có khi lại đợc dùng trong việc bình giá một câu thơ, một tác phẩm hay một ý, một tứ thơ nào đó mà nhà phê bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm ngôn ngữ phê bình trong các nhà thơ cổ điển việt nam của xuân diệu (Trang 45)