0
Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Đoạn văn mở đầu dựa vào nội dung phản ánh

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ PHÊ BÌNH TRONG CÁC NHÀ THƠ CỔ ĐIỂN VIỆT NAM CỦA XUÂN DIỆU (Trang 86 -89 )

6. Cấu trúc luận văn

3.3.3. Đoạn văn mở đầu dựa vào nội dung phản ánh

Đoạn văn mở đầu trong tập Các nhà thơ cổ điển Việt Nam mang những nội dung thông tin phản ánh sau.

3.3.3.1 Đoạn văn mở đầu nêu chủ đề, định hớng triển khai cho phần tiếp theo.

Chủ đề là vấn đề chính có tính chất xuyên suốt, bao trùm văn bản, đoạn văn mở đầu với t cách là khởi đầu văn bản, khởi đầu vấn đề đợc nêu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp để từ đó định hớng triển khai chủ đề ở những phần sau.

Ví dụ: Trong văn học Việt Nam có một nhà thơ kể về độc đáo thì đứng vào bậc nhất, mà lại hai lần độc đáo, vì đó là một phụ nữ sống dới chế độ phong kiến xa. Tên ngời ấy là Hồ Xuân Hơng. Ví đây đổi phận làm trai đợc ,

thực sự là nàng đã làm trai rồi, ngay trong chế độ cũ. Hơng ngát của mùa xuân; tên đẹp của nàng không sai chút nào cả; một cái tên kỳ diệu, sừng sững trong làng thơ Việt Nam xa nay.

(Hồ Xuân Hơng - bà chúa thơ Nôm) Đoạn văn trên nêu khái quát chủ đề của văn bản. Đó là giới thiệu về Hồ Xuân Hơng, một nữ văn sỹ tài ba sống vào thời phong kiến nhng đã tự khẳng định mình và thể hiện cái tôi cá nhân một cách rõ nét, sâu sắc trong bài thơ. ở

các phần sau Xuân Diệu đã đi theo mạch cảm xúc đã đợc giới thiệu từ đoạn văn mở đầu của văn bản.

ở đoạn văn sau đây, cha cần đi sâu vào nội dung văn bản, ngời đọc có thể hình dung ra nội dung đợc đề cập đến trong văn bản là gì.

Trong nền thơ Việt Nam ta từ trớc, có một tác phẩm rất độc đáo về đề tài hầu nh là duy nhất, nói đến những ngời chết, nói đến cái chết dới trăm tình thế. Cha có bài thơ nào mà tập trung nói đến những hồn ngời chết nh vậy. Và thực chất lại là sự ôm trùm rộng rãi những ngơi sống, đó là bài Văn tế thập

loại chúng sinh hoặc gọi là Văn chiêu hồn của Nguyễn Du.” “ ” (Đọc văn chiêu hồn)

Văn bản giới thiệu bằng cách mở đầu trực tiếp, đi thẳng vào vấn đề và cũng nêu bật đợc ý kiến chủ quan của ngời viết đi sâu vào văn bản “Đọc văn chiêu hồn” ta sẽ gặp những lý lẽ chặt chẽ trong từng câu chữ mà ở đó Xuân Diệu cho chúng ta thấy rõ Văn chiêu hồn của Nguyễn Du là nói đến cái chết dới trăm tình thế nhng lại là sự ôm trùm rộng rãi những ngời sống.

3.3.3.2 Đoạn văn mở đầu thể hiện giọng điệu cảm hứng.

Mỗi nhà văn có mỗi hoàn cảnh sống, mỗi sở thích, nguyện vọng, tâm tình riêng, và nh vậy họ cũng có một giọng điệu phong cách riêng.

Văn phê bình lại càng đòi hỏi ngời viết phải có giọng điệu. Bởi không đâu thái độ, tình cảm, lập trờng quan điểm và bản lĩnh ngời cầm bút lại thể hiện rõ nh ở đây. Trên tinh thần đó Xuân Diệu đã tạo cho mình một giọng điệu độc đáo trong phê bình văn học.

ở đây ta bắt gặp một Xuân Diệu say sa giao cảm không dấu đợc mình, ngời dọc thấy ông hiện ra, quát nạt, mắng mỏ mà chăm chút ân cần các nhà thơ trẻ, lịch sự, trân trọng các nhà thơ nớc ngoài; tự hào sảng khoái tôn vinh các nhà thơ cổ điển.

Với những nét đặc trng nh vậy trong giọng điệu phê bình của mình, Xuân Diệu đã gửi gắm vào “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” tất cả niềm cảm phục kính yêu của mình với di sản văn hoá dân tộc; thể hiện rõ trách nhiệm của mình là làm chiếc cầu giao lu cho công chúng văn học bớc vào lâu đài thơ ca cổ điển.

Mở đầu các văn bản trong “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” Xuân Diệu bao giờ cũng mang theo giọng điệu say sa đầy cảm hứng đó.

Ví dụ trong văn bản “Nhà thơ thiên tài dân tộc Nguyễn Du” Xuân Diệu viết:

Hôm nay chúng ta làm lẽ long trọng kỷ niệm 138 năm ngày mất của nhà thơ thiên tài dân tộc Nguyễn Du, tác giả truyện Kiều. Nh bất cứ mỗi lần nào đến thơ Nguyễn Du, lần này chúng ta hồ nó đến, cũng lại thấy thiên tài Nguyễn Du mới quá, hơn 150 năm nay, tuỵêt nhiên cha hề có một nét nhăn

nào, một chút bụi thời gian nào in đợc trên thiên tài Nguyễn Du; thiên tài đó vẫn cứ Hải đờng mơn mởn cảnh tơ , vẫn cứ Giọt s” “ ơng trĩu nặng cành xuân là đà , vẫn cứ Bóng trăng đã xế hoa Lê lại gần , vẫn cứ huyền diệu chúng ta,” “ ”

làm chúng ta mê say nh điếu đổ! Mỗi lần nói đến, chúng ta lại cứ nh ngời hăng, bốc, cha kể câu chuyện cho ngời nghe đã vội phải khen trớc là hay

quá , hay quá , là tuyệt trần ! Thực ra, thơ Nguyễn Du, truyện Kiều, ai” “ ” ” ”

cũng đã biết, đã thuộc trớc khi đến đây, ai cũng đã tự yêu, tự phục trong thâm tâm mình; ngời mới mở câu chuyện mà có tấm tắc khen ngay, thì ngời nghe cũng tức khắc vừa ý gật đầu, đồng thanh hởng ứng.

ở đây ta bắt gặp một Xuân Diệu với cái khí thế tự hào về nền văn học n- ớc nhà đã có thiên tài văn học Nguyễn Du cùng kiệt tác Truyện Kiều, nét hào sảng ấy đợc Xuân Diệu không dấu diếm mà bộc lộ khá rõ ràng bằng những từ ngữ đậm chất say mê “huyền diệu chúng ta làm chúng ta mê say nh điếu đổ! Mỗi lần nói đến, chúng ta lại cứ nh ngời hăng, bốc, cha kể câu chuyện cho ngời nghe đã vội phải khen trớc là “hay quá”, “hay quá”, là”tuyệt trần”!”.

Mới bắt đầu văn bản nhng Xuân Diệu đã lôi kéo ngời đọc lạc vào thế giới của niềm say mê ngây ngất, trong thế giới ngôn từ phong phú của tác giả.

Đôi khi đoạn văn mở đầu lại là sự thể hịên giọng điệu rất chân thành, bộc bạch của tác giả về một sự kiện mà tác giả muốn đợc sẻ chia tâm sự với bạn đọc.

Ví dụ: Dự hội nghị nghiên cứu về Đào Tấn, đợc xem biểu diễn một số vở và trích đoạn vở Tuồng của Đào Tấn với sự diễn xuất của những nghệ nhân có tài, lần đầu tiên đợc đọc một số vở tuồng của Đào Tấn in rônêô, kết hợp với những kỷ niệm tuổi thiếu niên đợc xem diễn tuồng Đào Tấn từ 45 năm trớc ở quê má Bình Định, tôi có những xúc cảm và suy nghĩ còn lộn xộn nhng rất dào dạt.

Tác giả tự nhận dòng xúc cảm và suy nghĩ của mình còn lộn xộn nhng rất dào dạt, điều đó gợi lên trí tò mò của độc giả về những suy nghĩ ấy của tác giả.

Khát khao giao cảm mãnh liệt với đời đã đa Xuân Diệu đến với nhiều ng- ời, ở mọi nơi. Xuân Diệu muốn gặp tất cả để bày tỏ với tất cả cảm xúc tin yêu của mình và đón nhận giao cảm của mọi ngời.

Nhờ tạo đợc sự thân mật với công chúng độc giả bắt họ phục tùng ý đồ của mình, mà Xuân Diệu có thể dẫn dắt họ chu du khắp thế giới thơ ca cổ điển. Không chỉ bó hẹp trong 10 tác giả đợc đề cập trực tiếp, Xuân Diệu còn mở rộng cửa lâu đài văn học dân tộc để mỗi ngời đựơc dịp chiêm ngỡng một cách hào sảng nh chính bản thân tác giả.


Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ PHÊ BÌNH TRONG CÁC NHÀ THƠ CỔ ĐIỂN VIỆT NAM CỦA XUÂN DIỆU (Trang 86 -89 )

×