6. Cấu trúc luận văn
3.3. Đoạn văn mở đầu trong “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam”
Về mặt lý thuyết cũng nh thực tiễn, ngôn ngữ học đã xác định: Văn bản là đơn vị hoàn chỉnh về nội dung, trọn vẹn về hình thức, có tính độc lập trong
giao tiếp. Và khi nhìn nhận văn bản nh một chỉnh thể, ta thấy rõ cấu trúc nội tại - cấu trúc nội dung và cấu trúc hình thức - cho phép nó tồn tại một cách khách quan trong giao tiếp xã hội. Thông thờng, cấu trúc văn bản (đợc hiển lộ trên bề mặt) có ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung khai triển và phần kết luận; trong đó phần khai triển là cốt yếu nhất, hai phần còn lại đóng vai trò là điều kiện đủ, làm nên tính hoàn chỉnh của văn bản.
Trong ba phần ấy, phần mở đầu, theo chúng tôi có một cơng vị riêng cần đợc xem xét trớc tiên trong cấu trúc chung của văn bản vì:
Nếu nhìn rộng ra, phần mở đầu văn bản (thuộc các văn bản cỡ lớn: công trình nghiên cứu khoa học, tác phẩm văn học...) bao gồm: lời nói đầu, lời giới thiệu, lời tựa, lời bạt... Đây là những lời phát ngôn của chính tác giả hoặc của ngời khác nói về bản chính văn. Phần này là cần thiết, đóng vai trò nh ngời dẫn chuyện, nó giúp cho ngời đọc bớc đầu tiếp xúc với văn bản. Có công trình, nhờ phần mở đầu mà giá trị đợc nâng lên, có sức nặng hơn, thu hút hơn hay giúp cho ngời đọc hiểu thêm các thông tin xung quanh văn bản.
Đây là phần mang tính chất tùy bút nên các thông tin bổ sung ngoài chính văn có điều kiện xuất hiện, chẳng hạn nh: đôi lời về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, những lời bình giá (thờng là biểu dơng, đề cao đối với văn bản...). ở đây còn có thể nêu lý do về sự ra đời cuốn sách hay thuyết minh một điều nào đó cho công trình, giới thiệu, mong ớc, cảm ơn. Các phần mở đầu loại này có tính chất tự nghĩa, độc lập khá cao trong văn bản bởi nó nằm ngoài chính văn và không tất yếu, vì không phải văn bản nào cũng có.
Phần tất yếu nằm trong cấu trúc nội tại của văn bản chính là phần mở đầu văn bản, nằm trong mói liên hệ với các phần tiếp theo (phần triển khai, kếtt luận). Về quy mô: mở đầu văn bản có thể có độ dài lớn, có nhiều đoạn (chẳng hạn, mở đầu văn bản khoa học thờng gồm các tiểu mục: Lí do, mục đích của đề tài, đối tợng, phạm vi, phơng pháp nghiên cứu..) nhng nói chung, trong các văn bản thông dụng, phần mở đầu thờng có dung luợng vừa phải,
bằng một đoạn văn. Về phạm vi mở đầu có thể liên quan đến toàn văn bản, cũng có thể liên quan đến một phần văn bản (chẳng hạn mở đầu cho một ch- ơng hay một tập sách...).