Để phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ phải lấy hành động của trẻ làm trung tâm, chú ý đến nhu cầu tìm kiếm, khám phá, hứng thú của trẻ, chú ý đến đặc điểm nhận thức của trẻ đó là “học mà chơi chơi mà học” tức là khả năng giải
quyết nhiệm vụ nhận thức bằng chính hoạt động của mình dới sự hớng dẫn của cô giáo.
Sử dụng trò chơi học tập nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ thực chất là trẻ tiếp thu những tri thức bài học thông qua trò chơi. ở đây trong các tiết học trẻ đợc tiếp nhận tri thức một cách tích cực, đợc chủ động tham gia vào quá trình nhận thức. Có nghĩa là trẻ đóng vai trò chủ thể, cô giáo là ngời định h- ớng điều khiển hoạt động nhận thức của trẻ theo đúng chủ đề tiết học.
Trong các tiết học trẻ đợc tham gia vào trò chơi học tập, chính là trẻ cùng cô giáo tham gia khám phá, cùng học, cùng giải quyết vấn đề và cùng đi tới kết luận cuối cùng.
Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một chơng trình chứa nhiều kiến thức quen thuộc, gần gũi xung quanh trẻ nhng rất phong phú và đa dạng. Đó là những kiến thức sơ đẳng, đơn giản ban đầu làm cơ sở cho sự phát triển giai đoạn sau của trẻ. Do đó trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trên tiết học hay ngoài giờ học cần đợc tổ chức bằng nhiều phơng pháp, hình thức và sử dụng nhiều biện pháp khác nhau trong đó có trò chơi học tập. Điều đó cho thấy là trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, để trẻ phát huy đ- ợc tính tích cực nhận thức cần khai thác và sử dụng hợp lý các loại trò chơi học tập, tạo điều kiện để trẻ tích cực hoạt động học tập thông qua trò chơi nh thế sẽ rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ và phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non. Những trò chơi cần phải đợc lựa chọn để phù hợp với nội dung, yêu cầu của bài học; phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, hấp dẫn sinh động.
* Các loại trò chơi học tập đợc sử dụng trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
Đợc phân thành ba loại:
- Trò chơi học tập với đồ vật, đồ chơi:
Đây là loại trò chơi học tập sử dụng đồ vật, đồ chơi. Khi chơi với đồ vật, đồ chơi giúp trẻ so sánh, phân tích, xác định sự giống nhau và khác nhau. Nhờ có trò chơi này giúp trẻ làm quen với đặc điểm tính chất của đồ vật, đồ chơi nh: hình dạng, kích thớc, màu sắc…
- Trò chơi học tập với tranh (lô tô):
Tranh xếp từng đôi, tranh lô tô, trò chơi ghép tranh… giúp trẻ củng cố kiến thức về những biểu tợng đã đợc học.
- Trò chơi học tập bằng lời nói:
Đợc hình thành nhờ lời nói và hành động của ngời chơi. Với trò chơi này dựa vào những ấn tợng về đồ vật, đồ chơi trẻ hiểu sâu sắc hơn về chúng và thể hiện hiểu biết của mình bằng lời nói.
* Thiết kế một số trò chơi học tập cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở mẫu giáo 5 - 6 tuổi:
Bài 1: Thơ –Hoa cúc vàng–
Trò chơi 1: Trồng hoa theo mùa
Mục đích: Củng cố cho trẻ biểu tợng về các mùa tơng ứng với các loại hoa.
Yêu cầu: Chọn đúng loại hoa trồng ở các vờn có mùa tơng ứng.
Chuẩn bị: Bốn bức tranh vẽ về mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông. Các loại hoa: hoa sen, hoa cúc, hoa đào, hoa mai…
Bảng nỉ để gắn tranh.
Tiến hành: Giới thiệu về trò chơi:
Trên bảng của cô có gắn bốn tranh về bốn mùa. Mùa xuân thì thời tiết nh thế nào?
Mùa hè thì con thấy có loài hoa gì đặc trng? Mùa thu thời tiết nh thế nào?
Mùa đông thì bầu trời sẽ nh thế nào?
Nhiệm vụ của các con là phải tìm đúng loài hoa đặc trng của mùa đó và gắn lên bức tranh về mùa tơng ứng.
Cô chia lớp làm bốn đội chơi. Mỗi đội có nhiệm vụ gắn hoa theo đúng mùa, đội nào gắn nhanh thì đội đó sẽ thắng cuộc.
Trò chơi 2: Cửa hàng bán hoa.
Mục đích: Củng cố cho trẻ biểu tợng về hoa cúc và một số loài hoa khác (hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa huệ…)
Chuẩn bị: Hoa thật hoặc tranh ảnh của một số loại hoa (hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa huệ…)
Tiến hành:
Cô giới thiệu luật chơi: Ngời mua không nói tên hoa mà nói đặc điểm của hoa định mua.
Cô tổ chức thành một quầy bán hoa, chọn một trẻ làm ngời bán. Trẻ khác làm ngời mua. Ngời đến mua không đợc nói tên hoa mà chỉ nói đặc trng của hoa.
Ví dụ: Ngời mua nói: Bán cho tôi bông hoa màu hồng cành có gai và lá có răng ca.
Ngời bán hiểu lời mô tả và đa cho ngời mua bông hoa hồng.
Nếu ngời mua nói cha rõ, bạn khác bổ sung chi tiét cho rõ. Ngời bán đa không đúng thì đổi vai chơi.
Bài 2: Chuyện –Chú đỗ con–
Trò chơi 1: “Ai nhanh nhất”
Mục đích: Giúp trẻ củng cố lại quá trình phát triển của cây từ hạt.
Yêu cầu: Trẻ tìm những tranh lô tô theo đúng quá trình phát triển của cây từ hạt sau đó gắn lên bảng.
Chuẩn bị: Tranh lô tô về sự phát triển của cây từ hạt cho bốn đội chơi, bảng nỉ để gắn tranh.
Tiến hành: Cô chia lớp làm bốn đội, có bốn bảng nỉ và bốn rổ đựng tranh lô tô cho mỗi đội. Khi trò chơi bắt đầu các con có nhiệm vụ tìm tranh lô tô sao cho đúng quá trình phát triển của cây từ hạt. Đội nào tìm gắn nhanh và đúng thì đội đó sẽ thắng cuộc.
Trò chơi 2: “Tập làm bác nông dân”.
Mục đích: Giúp trẻ có thêm kiến thức hiểu biết về các loại hạt.
Yêu cầu: Trẻ biết sản phẩm khi thu hoạch là từ hạt gì. Chuẩn bị: hạt đậu, hạt lạc,…
Hớng dẫn: Cô cháu mình sẽ cùng làm những bác nông dân giỏi để thu hoạch nhiều hạt về ăn nhé.
Muốn trở thành những bác nông dân giỏi chúng mình phải làm gì? Chúng mình hãy gieo những hạt này để thu hoạch nhé.(Cô cho trẻ gieo hạt)
Khi nào các bác nông dân thu hoạch cô hỏi trẻ đã thu hoạch đợc hạt gì (yêu cầu trẻ nói to tên của loại hạt đó) và yêu cầu trẻ lên giữa lớp tìm nhanh loại hạt đó.
* Đánh giá mức độ tích cực nhận thức của trẻ với trò chơi học tập trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tính tích cực nhận thức chứa đựng đầy cảm xúc và thờng đợc bộc lộ rõ nét qua các hành vi bên ngoài. Vì vậy khi sử dụng trò chơi học tập trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học chúng tôi dựa vào những tiêu chí sau để đánh giá mức độ tích cực nhận thức của trẻ:
- Hứng thú của trẻ với nhiệm vụ nhận thức đợc đặt ra với nội dung chơi. - Chú ý của trẻ với trò chơi, lắng nghe khi cô giáo phổ biến luật chơi, nhiệm vụ chơi, cách thức chơi.
- Trẻ thể hiện tính độc lập, giải quyết các nhiệm vụ nhận thức. Trẻ tự phân tích các nhiệm vụ đợc giao, vận dụng những kiến thức đã biết vào trong hoàn cảnh chơi mới và tự tìm cách hoàn thiện cho trò chơi đặt ra.
- Khi chơi trẻ bộc lộ khả năng vận dụng, sử dụng các thao tác t duy nhằm phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá… nhằm tìm ra các phơng thức giải quyết nhiệm vụ.
- Trẻ biết kiểm tra kết quả chơi nếu phát hiện ra lỗi sai trẻ tự sửa sai.
- Trẻ chủ động linh hoạt trong từng thao tác, hành động thực hiện nhiệm vụ trong từng trò chơi đặt ra.