6. Cấu trúc của luận văn
2.1.3. Kết hợp từ láy với tính từ
Tính từ là những từ có nghĩa chỉ tính chất, màu sắc. Khi kết hợp các từ láy bên cạnh các tính từ sẽ làm tăng thêm tính sinh động cho những đặc trng của sự vật.
Kiểu kết hợp này trong truyện ngắn Chu Lai tuy không phổ biến nhng hiệu quả nghệ thuật mà nó mang lại thì không nhỏ. Sau khi đi vào phân tích một vài trờng hợp chúng ta sẽ thấy rõ điều này:
“Hội diễn có nghĩa là anh không loà nhoà đen trắng đợc nữa, nhất thiết anh phải cởi trần trùng trục ra đối thoại trực tiếp với thẩm mỹ ” [18,107]
(Cái tát sau cách gà) “Loà nhoà” đi với tính từ “đen trắng” nói đến cái tình trạng xuống dốc của một đoàn ca kịch bớc đầu vào thời mở cửa. Ngoài ra, khi đi kèm với cụm từ
“cởi trần trùng trục” còn gợi lên sự cấp bách, cấp bách phải thay đổi cái lối diễn trớc đây để bớc vào một sự thay đổi, thay đổi từ đêm hội diễn này.
Câu sau đợc Chu Lai dùng để tả đôi mắt của một nữ chiến sĩ:
“Cũng thoáng thấy cặp mắt đẹp long lanh, sâu thẳm, hớng thẳng vào tôi” [18,199].
(Kỷ niệm vùng ven) Không gì chính xác và gợi cảm hơn việc dùng từ láy “Long lanh” để tả về đôi mắt của một cô gái, nó gợi lên vẻ đẹp trong trẻo. Đó là cái nhìn của một nữ đồng đội đối với ngời đội trởng đội đặc công của mình trớc giờ tấn công. ở đây, ngoài đặc tính trong trẻo của bản thân từ láy “long lanh” trong sự kết hợp với tính từ “đẹp” còn gợi lên một niềm tin, một niềm tin gần nh tuyệt đối của cô gái đối với ngời chỉ huy của mình.
ở đây lại là suy nghĩ của một cậu chiến sĩ đặc công, tuổi còn trẻ đang nằm ngay trong đồn địch, dới chân một tên lính gác và cha có cách gì để thoát ra ngoài đợc.
“Cái thị trấn nghèo nàn bên con sông nhỏ mộng mơ và những tháng năm học trò ngọt ngào kỷ niệm” [18,55]
(Lửa mắt)
Sau hàng loạt những suy tính có phần căng thẳng để tìm cách thoát ra ngoài, cậu lại quay về với những suy nghĩ có phần chẳng ăn nhập gì với hoàn cảnh mà mình đang phải trải qua. “Mộng mơ” gợi lên những kỷ niệm đẹp và êm đềm về một thời học trò. Và gợi lên tính cách hồn nhiên của nhân vật, hồn nhiên và cứng cỏi vì trong hoàn cảnh này vẫn không run sợ, mà anh lại còn có những suy nghĩ thú vị, những suy nghĩ chỉ có ở một ngời tâm trí thảnh thơi.
Những từ láy đợc Chu Lai đặt cạnh tính từ, hoặc phía trớc hoặc phía sau làm cho đặc điểm tính chất sự vật hiện lên một cách sinh động và có hồn hơn. Đồng thời nó cũng gợi ra những suy tởng ở ngời đọc về nội dung cốt truyện.
Ngoài ra Chu Lai còn đặt các từ láy bên cạnh các động từ để tạo ra những giá trị mới trong việc sử dụng từ láy.