6. Cấu trúc của luận văn
3.1. Câu ghép mở rộng
Trong ngành ngữ pháp học, khái niệm câu ghép có nhiều ý kiến khác nhau. ở luận văn này, chúng tôi không đi vào các ý kiến đó mà chỉ đa ra một cách hiểu đơn giản nhất về đối tợng mà mình đang tìm hiểu.
Theo Diệp Quang Ban: “Câu ghép là câu gồm hai cụm chủ - vị trở lên, mỗi cụm trong số đó có t cách (tơng đơng) một nòng cốt câu đơn (hai thành phần), tức là không cụm chủ vị nào bao hàm cụm chủ - vị nào. Các cụm chủ -
vị đang bàn ở đây dờng nh đợc ghép lại, kết nối lại để làm thành một câu” [3,201].
Thực ra trong phạm vi của câu ghép, chúng tôi cũng có thể xem xét nó ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trong mục này, chúng tôi chỉ đề cập đến sự xuất hiện của một loại câu ghép có cấu trúc mở rộng.
Những nhà văn hiện đại thờng sử dụng loại câu có kết cấu đơn giản, không còn sự xuất hiện nhiều của loại câu với kết cấu phức tạp. Bởi loại câu này nếu nhà văn sử dụng không khéo sẽ gây khó khăn cho ngời tiếp nhận văn bản. Trong văn Chu Lai lại có sự xuất hiện của loại câu này, chúng tôi gọi là câu ghép mở rộng. Những câu ghép mở rộng trong văn Chu Lai chiếm tỉ lệ cũng không quá lớn, nhng hiệu quả mà nó mang lại trong tác phẩm thì chúng ta thấy rất rõ.
Những câu ghép mở rộng trong văn Chu Lai thờng thiên về nội dung miêu tả những hành động, sự việc đang xảy ra một cách liên tục. Thông qua đó, ngời đọc cảm nhận đợc cái không khí gấp gáp, liên tục của hành động và cũng có thể là tâm trạng hồi hộp của ngời kể chuyện đối với sự kiện gay cấn, nguy hiểm đang xảy ra, hay sự háo hức khi kể về một dự định nào đó mang tính chất quan trọng, lớn lao trong cuộc đời anh ta và trong sự nghiệp chung. Đó cũng là một cách Chu Lai thông qua hình thức để góp phần diễn đạt nội dung một cách sâu sắc hơn. Ví dụ:
“Thoáng chốc cả tám chiếc bánh xe đã cùng lăn trên cầu, lăn gợng nhẹ, lăn từng phân gỗ một, lăn sát mép cầu bên trái, gần nh chỉ mớm nửa bánh vào thanh dầm, tởng chỉ cần một luồng gió mạnh ào tới là chiếc xe mất thăng bằng lạng đi, đâm đầu xuống lòng khe... ” [18,27]
(Một khái niệm tình yêu)
Đây là câu tác giả kể về việc ngời chiến sĩ Biên phòng đang lái chiếc xe tải đi qua một chiếc cầu hỏng, nếu lái không khéo chiếc cầu sẽ sập, lúc đó cả ngời và xe sẽ lăn xuống khe. Câu văn với nhịp điệu liên tục ngoài nội dung nói
đến sự nguy hiểm còn gợi lên cái tâm trạng lo sợ, hồi hộp tởng đến thót tim của những ngời chứng kiến cảnh đó.
Còn đây lại là câu nói lên dự định của một ngời chiến sĩ đặc công trớc ngày xung trận:
“Ngay chiều mai, khi đại đội biệt kích tiểu khu ác ôn khét tiếng sắp bung ra khỏi hang ổ đi gieo rắc tội ác, chúng tôi sẽ giả trang thành một trung đội cảnh sát dã chiến, lựa thời cơ xé rào chớp nhoáng đánh phủ đầu, diệt gọn gây thối động toàn vùng, tạo điều kiện cho các đơn vị bạn phục kích hốt gọn bọn can viện, vây ép đồn bốt, tạo thế ba mũi giáp công, mở vùng mở mảng, hoà cùng tiếng súng tiến công toàn miền trong đêm N lịch sử” [18,203]
(Kỷ niệm vùng ven)
Cũng với nhịp độ gấp gáp và liên tục của câu nhng ở đây ngoài ý nghĩa chỉ sự gấp gáp, liên tục và nhanh nhẹn trong phối hợp của hành động còn gợi lên tâm trạng hồi hộp của nhân vật trớc giờ xung trận.
Câu này lại đợc Chu Lai dùng để thể hiện nội dung lời bàn tán về một chàng trai
“Này nhé: cậu con cả cao một thớc tám, mặt đẹp nh tài tử, sau khi đi Tây về, đi học hay đi làm cái gì đó trời mà biết, sang lắm, lúc nào cũng comple, cravat diện ngất trời, gặp ai dù thân hay sơ cũng tơi tắn móc thuốc ra mời ráo, thế rồi không hiểu sao, vừa mới khai trơng cái công ty hữu hạn trách nhiệm chuyên về mặt hàng điện tử đợc có mấy tuần, bỗng một hôm ông già gác ghi phát hiện ra ông giám đốc hào hoa ấy bị cắt ra làm ba trên đờng ray xe lửa, mỗi khúc bắn về một phía khác nhau, mắt trợn ngợc không làm sao vuốt cho nhắm lại đợc” [18,364]
(Chỗ ấy có một ngôi nhà) Nhịp độ liên tiếp của câu văn lại gợi lên một sự háo hức trong lời kể, háo hức vì mình là ngời đang sở hữu cái bí mật này.
Cũng có khi một câu ghép lại thâu tóm nhiều ý nghĩa. Đó là trờng hợp của câu sau:
“Và thế là ngày một ngày hai, họ nói với nhau những chuyện gỉ chuyện gì chả rõ, lúc sôi nổi, lúc đăm chiêu, lúc lại nhìn về phía này phía khác, nhìn sâu vào hai con ngõ nhỏ hai bên phố chạy thẳng ra mặt đờng lúc nào cũng rối mù xe cộ từ trong đó tuôn ra, nhìn cả lên vòm sấu già, nhìn tuốt sang bên quán karaoke, cũng có lúc im lặng nhng đại để đã thấy có chiều mặn mà” [18,372]
(Chỗ ấy có một ngôi nhà) ở đây không còn cái nhịp độ gấp gáp của câu văn nhng ẩn đằng sau đó lại một bí mật gây sự chú ý, tò mò cho ngời đọc.
Hay cũng có khi những câu dài này với nhịp điệu liên tiếp nh không muốn ngắt đã hỗ trợ thêm cho sự bí ẩn u ám đến ma quái, trong nội dung lời kể.
“Nhng nghe đâu, khổ, lại nghe đâu, chỉ riêng cái chuyện nghe đâu này là đã có thể hình thành đợc một thế giới thứ hai rồi, nghe đâu ông đang giữ cái chân gì có vẻ quan trọng lắm, kiểu nh là có quyền sinh sát với thân phận, với niềm vui nỗi buồn của rất nhiều ngời thì phải vì cứ mỗi bận lễ tết là, giời ạ, xe pháo, ngời ngợm các loại ở đâu mà nờm nợp kéo về đông đến thế, ấy vậy mà xe pháo đi hết rồi, ngời trong phố lại thấy ông sáng đi tối về hệt một viên công chức cần mẫn cấp thấp nh cũ” [18,367]
(Chỗ ấy có một ngôi nhà) Đây là lời phỏng đoán của những kẻ chuyên ngồi lê đôi mách trớc những hiện tợng đang diễn ra trong ngôi nhà bí ẩn nọ. Đồng thời câu văn kéo dài còn phù hợp với sự bàn tán tởng nh không bao giờ dứt của những kẻ rỗi rãi chuyên bàn chuyện thiên hạ.
“Rồi lại cái cây sấu già ở trớc cổng ngôi nhà ấy nữa, sấu gì mà lá héo quanh năm nhng cành lại to đùng, cành tơi cành khô đan nhau chằng chịt, gặp hôm nắng gió nó in hình vào cánh cổng nom hệt những bộ xơng đang
chuyển động và đêm xuống, thề có đèn đờng, không ít ngời đi làm ca về quả quyết mời mơi rằng, chính mắt họ đã nhìn thấy cái đám cành ấy hiện hình thành hai bộ xơng trắng xác quấn níu vào nhau lúc thì thầm trò chuyện, lúc thì thở dài sờn sợt, lúc lại chuyển động cọt kẹt nh hát nh ru, và chính một trong mấy khúc cành đó, các bà biết rồi đấy, đã liệng xuống giữa đỉnh đầu thằng bé con nhà Dịu đi học sớm... ” [18,368]
(Chỗ ấy có một ngôi nhà) Lần này thì cái cấu trúc dài hơi trong câu lại mang đến một tâm trạng có phần lo lắng, sợ sệt bởi nội dung mà nó đang nói tới là chuyện về những “con ma.”
Hay đôi khi lại là sự phỏng đoán pha chút triết lí vu vơ về vụ tự tử của một cô gái trẻ trong một gia đình nhìn bề ngoài rất êm đềm.
“Cũng có ngời tỏ ra thông tuệ hơn, xì, làm gì đến nỗi thế, nhà ấy ngời ta thanh đạm có đâu sống nặng về vật chất tiền bạc mà chết, rất có thể cô ta là nạn nhân của con bệnh thế kỷ hay môn đồ của cái chết trắng gì đó mà th- ờng con cái nhà lành hay bị đa vào tròng, nếu quả vậy tìm đến cái dây thắt cổ lại là một hành vi... triết học ” [18,363]
(Chỗ ấy có một ngôi nhà) Những câu ghép mở rộng của Chu Lai có khi đợc cấu tạo bằng một tổ hợp câu con, hay lại là do sự mở rộng của một thành phần nào đó trong câu. Nhiều câu rất dài nhng khi phân tích chỉ có một kết cấu chủ vị chính còn lại là sự phức tạp hoá hoặc trạng ngữ, hoặc chủ ngữ, hoặc vị ngữ. Đôi khi câu lại đợc mở rộng ở nhiều thành phần khác nhau. Dờng nh cái mạch của nội dung đã lấn át sang kết cấu ngữ pháp của câu.
D
“ ới quầng sáng nhập nhoà của cây nến mới đơc đốt lại, trong cái mùi khen khét quá quen thuộc của rừng cây bị đốt cháy, của bom đạn còn vơng vất đâu đây, khuôn mặt ngời đàn bà bỗng dng mềm lại, trẻ thơ mịn màng, đang rọi về ông cái ánh nhìn bé bỏng, tội tình và có phần trách móc ” [18,303]
(Bức chân dung ngời dàn bà lạ)
Câu ghép mở rộng này lại gợi lên một tâm trạng phức tạp của ngời họa sĩ già tìm lại đợc khuôn mặt của cô giao liên xa, đồng thời tìm lại đợc kỷ niệm về một thời đầy ý nghĩa trong cuộc đời ông.
Toàn bộ cảm hứng nơi ông t
“ ởng đã giá lạnh, giờ đây bỗng nóng bức trở ngợc về quá khứ, trở ngợc về những năm tháng đau thơng và lãng mạn, những năm tháng quá đỗi nhọc nhằn nhng cũng là những năm tháng trong trẻo, đẹp đẽ nhất đời ông, thế hệ của ông” [18,304]
Bức chân dung ngời dàn bà lạ) Tơng tự nh vậy ta bắt gặp rất nhiều trờng hợp:
Bao mảnh t
“ ờng rêu phong tựa hồ đã bị bỏ quên hàng ngàn năm còn in nhờ dấu chịn ngọt ngào của thân ngời bỗng phác khởi thành những khuôn sáng vuông tròn chan hoà đủ màu đỏ, vàng xanh, của đủ loại kiốt thấp cao: mỹ phẩm, uốn sấy tóc, phôtôcopi, dày dép da, điện lạnh, cà phê Beer, cà phê Noa, bún phở, xe máy, thuê và ghi hình viđêô và sự sang trọng đến ngốt ngời của các đại diện giao dịch Mếch này, Tếch kia... ” [18,310-311]
(Phố nhà binh)
Yêu cái vẻ yêng hùng chiến trận, yêu tính cách đàn ông khoáng đạt
“
bạo liệt của chàng kỹ s tiểu đoàn trởng vốn gốc gác con nhà làm ruộng cô đã lạnh lẽo khớc từ không ít chàng trai tốt ngời đẹp mã, học vị đến nơi, lại con nhà môn dăng hộ đối để chấp nhận tình yêu của Thẩm, tất nhiên sau khi đã quần cho cu cậu chỉ còn thiếu nớc đập đầu vào tờng.” [18,312]
(Phố nhà binh)
Tuy nhiên những câu ghép mở rộng trong văn Chu Lai không phải ở truyện nào cũng xuất hiện nhiều. Chúng tôi nhận thấy nó chỉ xuất hiện nhiều trong những truyện có cấu trúc là những lời kể. Lời kể đó có thể từ nhân vật tham gia trực tiếp, chứng kiến mọi chuyện xảy ra hoặc chỉ là lời của ngời kể chuyện dấu mặt nhng biết hết, chứng kiến hết. Nh vậy những câu ghép mở rộng
trong truyện ngắn Chu Lai thờng gắn liền với mạch kể không dứt của nội dung câu truyện, làm cho nội dung của lời kể trở nên dồn dập, gây cho ngời đọc một cảm giác vừa háo hức vừa thoả mãn. Háo hức khi đang đọc và thoả mãn khi đã đọc xong.
Tóm lại, câu ghép mở rộng là một nét độc đáo bởi nó có sự kết hợp nhất quán giữa nội dung và hình thức. Dù hình thức có mở rộng ở thành phần nào trong câu thì nội dung vẫn trung thành với những lời kể, lời tờng thuật. Đồng thời trong cái mạch chung của những câu đơn lại bất ngờ có sự hiện diện của những câu phức mở rộng đã đem lại một giá trị thẩm mỹ riêng. Nét riêng này góp phần thể hiện đợc phong cách ngôn ngữ của Chu Lai.
Trong cấu trúc cú pháp của Chu Lai không chỉ độc đáo ở những câu phức mở rộng. Mà nh một sự đối nghịch, chúng tôi nhận thấy trong truyện ngắn của ông còn xuất hiện nhiều câu đơn một kết cấu chủ - vị hoặc câu đơn đặc biệt đứng tách thành một đoạn riêng. Đây cũng là một điều thú vị trong cách sử dụng phơng tiện tu từ cú pháp của Chu Lai mà chúng ta cần chú ý.