B. Nội dung
2.2.3. Cấu trúc khai triển
Ngợc lại với dạng cấu trúc tỉnh lợc là dạng cấu trúc khai triển. Đây cũng là dạng cấu trúc đặc trng của thành ngữ trong ca dao. Cấu trúc khai triển là dạng cấu trúc mà khi đi vào các ngữ cảnh ca dao quan hệ của các yếu tố trong thành ngữ gốc đợc khai triển bằng cách ghép thêm những thành tố phụ hoặc đợc thay bằng các yếu tố tơng đơng nhng có kích thớc lớn hơn. Thậm chí có những ngữ cảnh thành ngữ gốc chỉ có giá trị liên hệ ngữ nghĩa còn cấu trúc của nó đã đợc thay đổi hoàn toàn bằng một tổ hợp mới. Có thể nói, cấu trúc khai triển của thành ngữ trong ca dao là một dạng cấu trúc biến thể khá tự do và hoàn toàn mang tính lâm thời. Có thể xem nó nh là những tổ hợp từ tự do theo kiểu diễn xuôi các đơn vị thành ngữ tiếng Việt trong các ngữ cảnh.
Ví dụ: Thành ngữ Bé hạt tiêu có nghĩa chỉ những ngời hay vật tuy bé nhỏ nhng lại có bản lĩnh, có nhiều khả năng vợt trội. Khi đi vào ngữ cảnh, ta thấy cấu trúc của nó biến đổi nh sau:
Hạt tiêu nó bé nó cay
Đồng tiền nó bé nó hay cửa quyền [3;145]
Rõ ràng đây là dạng tồn tại theo kiểu diễn xuôi các quan hệ ngữ nghĩa của thành ngữ Bé hạt tiêu. Chúng ta có thể không thừa nhận tổ hợp Hạt tiêu nó bé nó cay là thành ngữ nhng không thể phủ nhận mối liên hệ ngữ nghĩa mật thiết của nó với thành ngữ Bé hạt tiêu. Chúng tôi gọi đây là dạng cấu trúc khai triển của thành ngữ trong ca dao. Loại này tồn tại 101 ngữ cảnh, chiếm 4,7% tổng số ngữ cảnh thành ngữ trong ca dao.
Dạng cấu trúc này chỉ có giá trị lâm thời trong một ngữ cảnh nhất định. Nó rất khó lặp lại trong một ngữ cảnh khác. Một thành ngữ gốc có thể tồn tại nhiều cấu trúc khai triển khác nhau ở các ngữ cảnh khác nhau nhng rất khó có một cấu trúc khai triển lại đợc dùng cho nhiều ngữ cảnh khác nhau.
Ví dụ: Thành ngữ Có trăng phụ đèn tồn tại trong 5 ngữ cảnh với 5 cấu trúc khai triển khác nhau:
- Ngữ cảnh 1:
Có trăng anh phụ lồng đèn
Đặng nơi sang trọng lời nguyền quên ngay [3;116]
- Ngữ cảnh 2:
Có trăng em phụ ánh đèn
Có chồng em phụ bạn quen không chào [3;116]
- Ngữ cảnh 3:
Có trăng tình phụ bóng đèn
Ba mơi mùng một khôn tìm thấy trăng [3;116]
- Ngữ cảnh 4:
Đợc bóng ông trăng chớ phụ bóng đèn
Mới yêu mà cũ cũng yêu Mới có mỹ miều cũ có công lênh
[3;117] - Ngữ cảnh 5:
... Bây giờ chàng ăn ở ra dạ bạc đen
Có bóng trăng tình phụ bóng đèn thoảng qua [3;117]
Rõ ràng là ở năm ngữ cảnh ta thấy tồn tại năm dạng cấu trúc khai triển khác nhau: ở ngữ cảnh 1, yếu tố “đèn” đợc khai triển thành “lồng đèn”; ngữ cảnh 2, yếu tố “đèn” đợc khai triển thành “ánh đèn”; ngữ cảnh 3 thành “bóng đèn”, yếu tố “phụ” đợc thay bằng “tình phụ” Có thể thấy rằng ở ngữ cảnh nào… mà các yếu tố đợc khai triển cụ thể bao nhiêu thì tính thành ngữ của cấu trúc càng giảm đi bấy nhiêu và ngợc lại.
Nếu nh cấu trúc ở dạng tỉnh lợc các mối quan hệ ngữ nghĩa của thành ngữ gốc bị rút gọn lại, ẩn kín đi thì ở dạng cấu trúc khai triển các mối quan hệ ngữ nghĩa của thành ngữ lại đợc mở rộng ra, diễn giải ra. Đây là hai dạng cấu trúc trái ngợc nhau của thành ngữ khi đi vào ca dao, chúng góp phần làm nên những đặc trng cấu trúc của thành ngữ trong ca dao.