Cấu trúc tỉnh lợc

Một phần của tài liệu Đặc trưng cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ trong ca dao (Trang 25 - 28)

B. Nội dung

2.2.2. Cấu trúc tỉnh lợc

Cấu trúc tỉnh lợc là dạng cấu trúc mà các thành ngữ tồn tại dới hình thức rút gọn trong các ngữ cảnh ca dao. Đây cũng là một dạng cấu trúc rất đặc trng của thành ngữ trong ca dao. Cấu trúc tỉnh lợc của thành ngữ trong ca dao chủ yếu do sự chi phối của cấu trúc thể loại. Theo đó các thành ngữ phải co lại về mặt cấu trúc để sao cho phù hợp với cấu trúc chỉnh thể của câu ca dao, bài ca dao mà nghĩa vẫn không thay đổi.

Ví dụ:

Anh lính là anh lính ơi

Em thơng anh lính nắng nôi nhọc nhằn Ví dù em đợc nâng khăn

Thì em thu xếp cho anh ở nhà.

[3;301]

Bài ca dao trên là lời của một cô gái trớc một anh lính và có thể nói trọng tâm của toàn bộ bài ca dao nằm ở câu thứ ba. Cái đích giao tiếp của cô gái

là ở câu ba: Ví dù em đợc nâng khăn. Ngời tiếp nhận dễ dàng nhận ra nâng khăn ở đây chính là Nâng khăn sửa túi. Một lời tỏ tình rất khéo léo của cô gái. Trong bối cảnh của một câu lục bát và do yêu cầu của giao tiếp mà thành ngữ nguyên thể Nâng khăn sửa túi đã đợc tỉnh lợc đi một vế. Mặc dù vậy, không vì thế mà tính chỉnh thể của thành ngữ này bị mất đi. Ngời nghe vẫn lĩnh hội đợc một cách đầy đủ rõ ràng giá trị ngữ nghĩa của thành ngữ. Về mặt dụng học, ng- ời nói đã có một cách nói thật lịch sự, dễ nghe. Giả sử chúng ta giữ nguyên dạng thành ngữ này thì câu lục sẽ là: Nếu đợc sửa túi nâng khăn hoặc Ví đợc sửa túi nâng khăn.

Cách nói nh vậy, về mặt hình thức là hoàn toàn phù hợp lại đảm bảo đợc tính nguyên thể bất biến cho thành ngữ. Tuy nhiên lại có vẻ thiếu sự nhẹ nhàng, đáng yêu của ngời con gái. Câu nói trở nên có tính điều kiện, rành mạch và hơi lộ liễu. Còn Ví dù em đợc nâng khăn thì lại khác. Một cách nói theo kiểu ví dầu rất nhẹ nhàng, có nhạc điệu và đầy sự trân trọng.

Thành ngữ tồn tại ở dạng tỉnh lợc trong các ngữ cảnh ca dao với các mức độ khác nhau. Với các thành ngữ đối thì dạng tỉnh lợc thờng là rút gọn một vế nh trờng hợp trên, có khi lại giữ lại mỗi vế một vài yếu tố. Chẳng hạn nh thành ngữ Ngu lang Chức nữ thành Ngu Chức– :

Ai làm Ngu Chức đôi đàng Để cho quân tử đa mang nặng tình ...

[3;314] Hay:

Đêm năm canh ngày sáu khắc thành Năm canh sáu khắc:

Năm canh sáu khắc còn d Thơng chàng một nỗi tơng t đêm ngày

Năm canh sáu khắc còn chầy Thơng chàng một nỗi mình gầy xác ve

Các thành ngữ không phải dạng đối thì cách tỉnh lợc thờng là giữ lại một vài yếu tố chính yếu sao cho vẫn đảm bảo đợc tính chỉnh thể giữa cái biểu đạt và cái đợc biểu đạt.

Ví dụ:

- Duyên nợ ba sinh Ba sinh– :

Dẫu rằng đá nát vàng phai

Ba sinh phải giữ lấy lời ba sinh

[3;151] Đôi ta gặp mặt nhau đây

Ba sinh âu hẳn nợ này chẳng không [3;227]

- Kết duyên Châu Trần Châu Trần:

Xa xôi anh có lời thăm

Thăm em đôi chữ Châu Trần định cha [3;241]

- Dây tơ hồng Tơ hồng:

Ước gì anh đợc làm chồng Để em làm vợ tơ hồng trời xe

[3;145]

Với quan điểm mục từ đa ra là dạng nguyên thể của thành ngữ, đối chiếu vào các ngữ cảnh, ngữ cảnh nào thành ngữ tồn tại ở dạng rút gọn (dù một hay nhiều yếu tố) thì chúng tôi gọi đó là dạng cấu trúc tỉnh lợc của thành ngữ trong ca dao. Qua khảo sát thống kê một cách chi tiết, con số mà chúng tôi thu đợc là 82 ngữ cảnh thành ngữ đợc dùng với cấu trúc tỉnh lợc, chiếm 3,8%. Tuy rằng về mặt tỷ lệ dạng cấu trúc tỉnh lợc chỉ chiếm số nhỏ nhng đây vẫn là một dạng cấu trúc rất đặc trng của thành ngữ trong ca dao. Nó là bằng chứng sinh động về sự vận dụng tài tình, linh hoạt của các tác giả dân gian đối với kho tàng thành ngữ tiếng Việt. Hơn nữa, đối với những ngữ cảnh mà thành ngữ đợc dùng với cấu trúc tỉnh lợc thì khả năng dị bản là rất thấp. ở đó, thành ngữ đã đợc cố

định hoá dới một hình thức tơng đối chặt chẽ do phải co lại về mặt cấu trúc. Cho nên xác xuất biến hình của thành ngữ ở dạng này trong quá trình truyền khẩu là rất thấp. Ta thấy với cấu trúc rút gọn Nâng khăn trong cấu trúc chỉnh thể của bài ca dao đã dẫn trên, thành ngữ sẽ không còn một phơng án biến hình nào nữa mà vẫn giữ nguyên đợc ý nghĩa. Còn nếu nh ở dạng nguyên thể theo giả định đã nêu Ví đợc sửa túi nâng khăn thì rất có thể sẽ có một biến hình tơng đ- ơng là Ví đợc sửa áo nâng khăn.

Tóm lại, trong bối cảnh của một bài ca dao, một câu ca dao, do yêu cầu của cấu trúc hình thức thể loại mà thành ngữ nhiều khi phải dùng với một cấu trúc tỉnh lợc.

Một phần của tài liệu Đặc trưng cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ trong ca dao (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w