CƯ DÂN QUỲNH ĐÔI TRONG CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM TỪ THẾ KỶ XIV ĐẾN TRƯỚC KHI ĐẢNG RA ĐỜ

Một phần của tài liệu Cư dân quỳnh đôi, quỳnh lưu, nghệ an trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỷ xiv đến năm 1975 (Trang 35 - 40)

NGOẠI XÂM TỪ THẾ KỶ XIV ĐẾN TRƯỚC KHI ĐẢNG RA ĐỜI 2.1. Từ khi thành lập làng đến khi thực dân Pháp xân lược (1858)

Sau một thời gian, khoảng mười năm, khi đã ổn định được bước đầu trong việc xây dựng cơ bản về thôn xóm, Thổ Đôi được nhà nước công nhận là một trang sách (xã) Hoàn Hậu vào năm 1378. Lúc này vương triều nhà Trần rơi vào khủng hoảng kinh tế, chính trị.

Vua Trần Dụ Tông ( 1314-1369) ăn chơi vô độ, rượu chè, cờ bạc liên miên. Tầng lớp quý tộc cũng ngày đêm ca xướng, yến tiệc. Trong triều bọn gian thần mặc sức làm mưa làm gió, tác oai, tác quái, Thái học sinh Chu Văn An dâng sớ xin chém bay tên gian thần nhưng không được nhà vua chấp nhận. Nhân dân căm giận nổi lên khởi nghĩa nhiều nơi.

Với chính sách đối nội và đối ngoại của mình, nhà Trần đã làm cho quan hệ với các nước láng giềng thêm căng thẳng. Trong thời gian này, triều Minh đã thành lập từ 1368, có ý đồ xâm lược nước ta. Họ sai Cẩm y Vệ xá nhân Lý Anh sang ta mượn đường đánh Chiêm thành và đòi ta phải cho họ đặt các dịch trạm từ phủ Nghệ An trở ra.

Từ nửa sau thế kỷ XIV, lợi dụng tình thế đó và biết được sự suy yếu của nhà Trần, Chế Bồng Nga- vua Chiêm thành mở nhiều cuộc tiến công đánh phá Nghệ An, Thanh Hoá và cả Thăng Long.

Trước vận nước nguy nan, ba vị Hồ, Nguyễn, Hoàng phải có một đối sách thích hợp. Đó là phải làm sao để có thể vừa xây dựng phát triển quê hương, vừa có thể ra chiến đấu giữ gìn bờ cõi của đất nước ngoài tiền tuyến.

Theo lệnh của triều đình, Hồ Hồng phải trở lại cầm quân chặn đánh giặc từ Châu Bố chính (Quảng Bình) trở vào. Tuy việc xây dựng Thổ Đôi trang đang còn ngổn ngang, nhưng vì việc nước nên ông đã giao lại cho con trai là Hồ Hân và những người khác làm tiếp, để ngày 1.3.1393 ông lên đường

đi đánh giặc. Là một tướng lĩnh từng được cha, chú dày công rèn luyện võ nghệ , trong suốt mười năm cầm quân đánh giặc, ông đã lập được nhiều chiến công oanh liệt. Trong một trận đánh khi vượt qua sông Tiền Giang ( Nhật Lệ) ông bị giặc phục kích nên đã hi sinh vào ngày 15.10.1402, thọ 45 tuổi. Mới đây mộ chí của ông ở Nhân Trạch (Quảng Bình) đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử.

Hồ Hồng đã trở thành một vị anh hùng, khởi nguồn cho truyền thống kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ đất nước của nhân dân làng Quỳnh.

Hoàng Khánh, cũng phải trở lại cầm quyền cai quản vùng Châu Diễn như trước. Là một vị quan văn nhưng vì thế nước đang nguy đòi hỏi ông phải kiêm cả chức quan võ. Ông không hề quản mệt nhọc để làm tròn bổn phận và chức vụ của mình trong việc bảo vệ địa phận của mình, luyện tập võ nghệ, chuẩn bị đội quân giỏi võ sẵn sàng chiến đấu nếu giặc đến.

Còn lại dân cư Quỳnh đôi lúc này tuy thưa thớt và đói nghèo, nhưng trước vận mệnh của đất nước họ cũng sôi sục chí căm hờn, muốn ra đi tòng quân đánh giặc. Nhưng điều kiện chưa cho phép, nên họ ở nhà vừa xây dựng xóm làng, vừa luyện tập võ nghệ để có dịp sẽ ra đi bảo vệ đất nước trước hoạ xâm lăng.

Năm 1400, với những chuẩn bị từ trước, Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, tự lập làm vua. Nhà Hồ được thành lập ( 1400-1407)

Từ lâu nhà Minh đã có âm mưu xâm lược nước ta. Chúng lần lượt đánh chiếm các vùng của Đại Việt. Trước thái độ thách thức của nhà Minh, từ 1403 nhà Hồ đã khẩn trương chuẩn bị phòng vệ về nhiều mặt. Năm 1406, quân Minh vượt qua Lạng Sơn đánh về Thăng Long. Ngày 20 tháng 01 năm 1407 chúng vượt sông Hồng đánh thành Đa Bang tràn vào thành Thăng Long, cướp bóc của cải, phá hoại cung điện, nhà cửa. Cha con Hồ Quý Ly cùng

quân đội triều đình đã liều chết chống giặc nhưng không bảo vệ được độc lập dân tộc. Vào cuối tháng 6 năm 1407, cuộc kháng chiến của quân nhà Hồ hoàn toàn thất bại. Đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.

Trước họa nước mất, nhà tan nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổi dậy nhằm đánh đuổi giặc Minh. Trong đó có nổi bật cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn biểu rõ tính ngoan cường, bền bỉ, dẻo dai của nó và ảnh hưởng rộng khắp.

Cũng như nhân dân cả nước, người làng Quỳnh hăng hái tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đóng góp sức người, sức của để làm nên những chiến công lẫy lừng , đem lại nền độc lập cho dân tộc.

Trước hết đó là Trần Bá Đắc. Khi nhà Hồ thiết lập, vì thuộc dòng họ Trần, sợ bị liên luỵ ông phải lẩn tránh vào huyện Quỳnh xứ Nghệ. Cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi ( 1407-1409), rồi cuộc khởi nghĩa của Trấn Quý Khoáng ( 1409-1413) nhằm đánh đổ giặc Minh giành lại độc lập, đồng thời khôi phục lại triều Trần, với địa bàn chính là vùng nam Thanh, bắc Nghệ đã cuốn hút người đồng tộc Trần Bá Đắc vào cuộc. Khi cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng thất bại, một lần nữa ông phải trốn tránh. Trong quốn Quỳnh Đôi cổ kim sự tích hương biên đã ghi lại rằng : “ Ông Trần Bá Đắc đã theo Lê Thái

Tổ khởi nghĩa đánh quân Ngô để yên thiên hạ, có công đánh giặc được phong tước Kiện Đô ( một Đô uý mạnh) [27,146]”.

Người thứ hai là Hồ Hân - con trai trưởng của Hồ Hồng, trước vận nước nguy nan, ông đã liêt kết với một số hào kiệt ở Diễn Châu, Nghệ An, anh em Nguyễn Biện và nguyễn Xí ở Nghi Lộc, Nguyễn Bá Lai ở làng Đăng Cao ( Quỳnh Giang), Lê Khắc Nhân thôn Hiền Lương xã Hoàn Hậu ra tìm gặp và tham gia vào cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi. Cuối 1424 nghĩa quân Lam Sơn, theo đề nghị của tướng Nguyễn Chích đã chuyển hướng chiến lược có tính quyết định cho thắng lợi, tạm thời rời bỏ căn cứ Thanh Hoá để tiến vào

chiếm Nghệ An là “nơi hiểm yếu đất rộng người đông” để làm bàn đạp đẩy mạnh cuộc tiến công, tiến lên hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Ở đất này vào thời kỳ này, Hồ Hân trở thành một “ Thổ công” sành sỏi bày đường chỉ lối cho nghĩa quân tấn công hạ thành Trà Lân ( Con Cuông), đánh thắng hai trân lớn ở Khả Lưu và Bồ Ải ( Anh Sơn) giải phóng hầu hết phủ Nghệ An. Vì thế về sau ông được phong là: “Đồng tri kiêu thắng quân, Quản lĩnh hầu, chánh tam phẩm”. Nhân dân vẫn luôn có ba câu thơ truyền tụng ông :

“ Có quan Quân Lĩnh sinh sau đời Trần Lam Sơn gặp được chân nhân

Giúp vua Lê đứng công thần thụ phong..”

Người thứ ba là Nguyễn Tu, con trưởng của Nguyễn Thạc, được cha rèn luyện võ nghệ từ thủa bé. Nguyễn Tu đã sớm tham gia vào trận đánh giải phóng phủ Diễn Châu vào tháng 6 năm 1425, rồi thừa thắng tiến công ra Thanh Hoá. Vào đời Lê Thành Tông, ông đỗ khoa thi võ. Đến lúc 35 tuổi ông giữ chức Thiết đột tả quân, đại đội trưởng, chỉ huy tuân tương vệ, tư thành đề hạt rồi được thăng đề đốc. Tháng 6 năm canh thình ( 1460) dưới sự chỉ huy của Cương quốc công Nguyễn Xí, ông cùng Đinh Liệt, Lê Lăng, Lê Giai, nổi lên trừ Nghi Dân, giết bọn phản bội, lập Tư Thành lên ngôi tức vua Lê Thánh Tông. Ông là người vừa xướng nghĩa vừa xung kích, nên được phong chức “

Quả cảm tướng quân” với tước “ Long lĩnh công” được thưởng “ Kim ngư đai”- một ân huệ đặc biệt.

Nếu ở trên tiền tuyến có ba ông trên ròng rã mười năm nếm mật nằm gai, thì ở quê nhà, Phan Tư Nông với tài năng quản lý, tổ chức trang trại đã giành dật với thiên nhiên được lắm thóc nhiều khoai. Từ cuối 1425, khi nghĩa quân Lam Sơn thừa thắng xông lên tiến ra giải phóng Thanh Hoá, ông đã cung cấp toàn bộ kho lương thực của mình với một số lượng rất lớn để sĩ quân “ ăn no đánh thắng”. Do đó vào đầu năm 1427, khi chưa lên ngôi Bình Định

vương, Lê Lợi đã ban phong cho ông tước Đại Tư Nông và danh hiệu tướng công.

Vậy là cùng với cả nước, nhân dân Quỳnh Đôi đã góp sức mình vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, giành lại sự thanh bình cho đất nước, mở ta một giai đoạn phát triển về mọi mặt.

Sau một thời gian phát triển tương đối ổn định với việc mở rộnglãnh thổ về đàng Trong, các triều Nguyễn rơi vào khủng hoảng. Phong trào nông dân bùng nổ ở thế kỷ XVIII. Trong phong trào nông dân ấy có một cuộc khởi nghĩa của anh em Tây Sơn ở Bình Định nhanh chóng lôi kéo các tầng lớp giai cấp trong xã hội tham gia. Và từ 1771 đến 1875, anh em Tây Sơn đã củng cố thế lực dần dần loại bỏ nền thống trị của dòng họ Nguyễn được xác lập ở đàng Trong trong mấy thế kỷ. Đặc biệt trong giai đoạn này, Tây Sơn còn lập nên chiến công lớn đó là đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của quân Xiêm mà do Nguyễn Ánh mở đường. Sau đó Tây Sơn ra Bắc Hà và lật đổ nền thống trị của chúa Trịnh.

Trong bối cảnh lịch sử đó, cư dân ở Nghệ An nói chung, ở Quỳnh Đôi nói riêng có không ít người tham gia, hưởng ứng phong trào. Đặc biệt là Vương triều Tây Sơn, nhất là khi vua Chiêu Thống cùng Hoàng Thái Hậu mở đường cho 29 vạn quân Thanh xâm lược nước ta. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế ở Huế, sau đó cấp tốc hành quân ra Nghệ An để tiến ra Bắc diệt bỏ ngoại xâm và nội phản. Cư dân Quỳnh Đôi đã góp sức người sức của để góp phần cùng dân tộc làm nên chiến thắng lẫy lừng mùa xuân Kỷ Dậu 1789.

Theo “ Quỳnh Đôi những chặng đường nối tiếp” thì nhân dân làng Quỳnh đã cung tiến hai chuông đồng lớn ở chùa Quỳnh Thiên để đúc vũ khí cho nghĩa quân. Một số người đã xuất gạo nuôi quân như sinh đồ Nguyễn Tri Y ( sau đổi lại là Văn Đức Y) nuôi 3 người lính, cung cấp quần áo cho lính

Tây Sơn. Đặc biệt là hai bà Nguyễn Thị Phát và bà Nguyễn Thị Dinh- hai bà là goá phụ siêng năm cần cù làm lụng chắt bóp, thờ chồng nuôi con. Khi nghe tin về nghĩa quân Tây Sơn, hai bà đã hăng hái tham gia vào việc nuôi quân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bà Nguyễn Thị Phát, mẹ tri phủ Hồ Doãn Kế, mới 24 tuổi vừa có mang ba tháng thì chồng mất. Bà ở vây, chịu cảnh góa bụa thờ chồng, nuôi con. Bà chăm lo làm ruộng, dệt lụa trong mười năm và trở nên khá giả. Khi nghe tin về nghĩa quân Tây Sơn, bà đã chi tiền nuôi quân mỗi tháng 5 suất.

Bà Nguyễn Thi Dinh con gái ông sinh đồ Nguyễn Danh Kỳ chưa đầy 30 tuổi đã góa chồng. Bà ở vậy nuôi dạy con. Với bản tính siêng năng, cần cù và biết chắt lót, bà là một trong những người giàu có nhất làng. Bà thường kỳ nuôi 6 suất lính, cấp quần áo mỗi năm hai vụ, mỗi vụ 21 bộ quần áo cho quân sĩ Tây Sơn.

Hai ông Hương cống Hồ Trọng Điển, tri huyện ( cũ) Dương Như Trạc đã cùng nhau lo liệu tuyển quân. Hai ông đưa nhiều người Quỳnh Đôi hăng hái vào hàng ngũ của nghĩa quân Tây Sơn như: Nguyễn Danh Trọng, Phan Chí Tùy, Phan Đình Dật cùng bốn thanh niên đến gặp Đô đốc Điền để nhập ngũ năm 1788.

Như vậy, dân cư Quỳnh Đôi cho dù vừa mới xây dựng quê hương, hay qua một quá trình dài ổn định về mọi mặt, mỗi khi đứng trước vận mệnh của đất nước lâm nguy, họ đều gác tất cả đứng lên góp sức, góp của để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ sự bình yên cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Cư dân quỳnh đôi, quỳnh lưu, nghệ an trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỷ xiv đến năm 1975 (Trang 35 - 40)