Quỳnh Đôi trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước ( 1954-1975).

Một phần của tài liệu Cư dân quỳnh đôi, quỳnh lưu, nghệ an trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỷ xiv đến năm 1975 (Trang 87 - 99)

Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Chủ quyền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta được thế giới công nhận. Nhưng với giã tâm xâm lược từ trước, đế quốc Mĩ trắng trợn phá hoại việc thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ, nhảy vào miền Nam Việt Nam, hất cẳng Pháp, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng.

Từ cuối 1954, với chiến lược Ai-xen -hao ( 1954-1960), Mỹ Diệm đã gây ra nhiều cuộc tàn sát đẫm máu. Nhân dân miền Nam lại gồng vai lên chống lại giặc Mĩ xâm lược.

Trước tình hình đó, Đảng đã lãnh đạo nhân dân cả nước cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ lịch sử là :Ra sức củng cố miền Bắc, thực hiện cách mạng ruộng đất, khôi phục kinh tế sau chiến tranh tiến dần lên Chủ nghĩa xã hội, và thúc đẩy cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước.[2,166]

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân làng Quỳnh bắt tay vào xây dựng quê hương và đã có những thành tựu phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội.

Về kinh tế, bốn hợp tác xã cấp thấp được chuyển lên thành hợp tác xã cấp cao. Ruộng đất, trâu bò xã viên đều góp vào tài sản chung của hợp tác xã . Đại hội xã viên bầu ra Ban quản trị của hợp tác xã để điều hành mọi công việc sản xuất đồng áng cũng như việc phân bố sản phẩm thu hoạch. Công tác thủy lợi được coi trọng hàng đầu. Năm 1960, nhân dân Quỳnh Đôi đã đắp tiểu câu dài 1km vượt qua vùng sâu Đập Bản để đưa nước xuống Hói Nồi. Từ đây đã có thêm nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, và thau chua rửa mặn,mở thêm diện tích canh tác.

Khoảng những năm 1960, từ Trung ương đến tỉnh, huyện đều nêu khẩu hiệu: “ phá xiềng ba sào” mà Quỳnh Đôi chỉ được một sào ba thước cho mỗi đầu người. Nhân dân Quỳnh Đôi, không quản khó khăn, để tăng năng suất có thêm thu nhập cho bản thân và cũng có thêm cho tiền tuyến, nhiều người đã tự nguyện di dân đi khai hoang nơi khác. Công cuộc di dân đã làm cho bình quân ruộng đất ở Quỳnh Đôi từ 1 sào 3 thước lên 1 sào 13 thước, thu nhập kinh tế theo bình quân đầu người cũng được tăng lên.

Về văn hóa, nhân dân Quỳnh Đôi đã đứng ra tổ chức xây dựng trường học cho con em mình, đẩy mạnh bổ túc văn hóa đế xóa nạn mù chữ đang còn

tồn tại ở một số người, nâng cấp trình độ cho nhân dân. Trong thời gian này Quỳnh Đôi cung cấp trên 30 giáo viên cấp II và cấp III cho các trường trong huyện Quỳnh Lưu.

Với việc đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, nâng cao trình độ văn hóa trong nhân dân, đã đưa đến đời sống của nhân dân có phần khởi sắc hơn trước. Nhưng trong khi đất nước đang bị chia cắt, nhân dân làng Quỳnh một mặt xây dựng quê hương theo lời của Đảng, mặt khác tích cực hăng hái sản xuất để đóng góp nhiều cho Nhà nước cả về người và của, góp sức vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.

Trong 10 năm đầu sản xuất lương thực có tăng. Nhiệm vụ thuế nông nghiệp và thu mua lương thực đều hoàn thành. Sản xuất nông nghiệp những năm 1963-1964 đã đạt mức trên 600 tấn. Mặc dù ruộng đất ít, nghành nghề teo lại nhưng số thóc nghĩa vụ do nhân dân Quỳnh Đôi đóng góp cho nhà nước mỗi năm một tăng từ 90 tấn năm 1960 lên 150 tấn năm 1964, chiếm 20% tổng sản lượng lương thực toàn xã.

Quỳnh Đôi đã cung cấp cho tiền tuyến những thanh niên ưu tú, những người lính chiến đấu dũng cảm, nhiều sĩ quan chỉ huy giỏi. Các đợt tuyển quân bao giờ cũng vượt mức. Mặt khác, qua khói lửa của chín năm kháng chiến chống Pháp, những người làng Quỳnh tham gia ở chiến trường miền Nam, có người đã hi sinh, còn những người đang sống, họ vẫn trụ lại miền Nam để tiếp tục chiến đấu vì nền độc lập và thống nhất của dân tộc.

Phát huy truyền thống cha ông đi trước, trong 10 năm qua không có một chiến sĩ đào ngũ, đào nhiệm. Được như vậy là nhờ truyền thống yêu nước được hun đúc bao đời, một lần nữa phải kể đến các bà mẹ nuôi dạy con giữ vững khí tiết, tinh thần động viên, sự bao bọc của xóm làng để những người ở tiền chiến yên tâm hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Vậy là trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Quỳnh Đôi là một vùng sống trong sự bình yên đang bắt tay vào xây dựng, cải tạo và phát triển quê hương. Nhân dân làng Quỳnh lúc này đã tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế và đã có những đóng góp về của cải vật chất lẫn con người vào sự ghiệp chung của cả nước. Những người con làng Quỳnh ở ngoài chiến trường vẫn anh dũng cầm súng giết giặc, thể hiện sự bất khuất và truyền thống của ông cha mình.

Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) sắp hoàn thành thắng lợi thì đế quốc Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam. Ngày 2 và ngày 4 tháng 8 năm 1964 chúng dựng lên “sự kiện Vinh Bắc Bộ” để kiếm cớ tấn công miền bắc Việt Nam bằng không quân và hải quân.

Đứng trước tình huống mới, Trung ương Đảng quyết định “ phát động

toàn quân, toàn dân đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, bảo vệ sự nghiệp xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời động viên sức người, sức của chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân miền Nam, và chuẩn bị lực lượng đánh bại quân địch nếu chúng liều lĩnh mở rộng chiến tranh cục bộ ra cả nước.” [44,189]

Ngày 5 tháng 8 năm 1964, Đế quốc Mĩ ném bom đánh phá thành phố Vinh. Tiếp đó năm 1965, chúng mở rộng chiến tranh bằng không quân ra phía Bắc. Quỳnh Lưu là một trong những trọng điểm bắn phá của chúng. Quỳnh Đôi luôn được đặt trong sự báo động.

Tháng 10 năm 1965, Đảng bộ Quỳnh Đôi họp Đại hội khóa VIII. Thực hiện các nghị quyết của Tỉnh ủy và Huyện ủy, chuyển mạnh công tác từ thời bình sang thời chiến. Vừa sản xuất, vừa chiến đấu.[2,190]

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, phong trào quần chúng ở Quỳnh Đôi luôn ở mức cao với những khẩu hiệu thi đua thiết thực. Với thanh niên là khẩu hiệu “ Ba sẵn sàng” ( sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng khắc phục khó khăn,

sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu khi tổ quốc gọi). Với phụ nữ là khẩu hiệu “ Ba đảm

đang” ( đảm đang trong sản xuất, trong công việc gia đình, trong chiến đấu

phục vụ kháng chiến). Các cụ già vừa giúp con cháu việc đồng áng, trông trẻ, và tích cực tham gia vào phong trào “ Tết trồng cây” theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Để đảm bảo an toàn cho nhân dân trước sự đe dọa của bom đạn giặc Mĩ, nhân dân Quỳnh Đôi đã cùng nhau đào hầm trú ẩn cho mỗi hộ gia đình, dọc các đường lớn, tại các trường học để tránh bom đạn khi có máy bay địch. Các trường học được sơ tán về các xóm. Học sinh đến lớp đều mang mũ rơm đề phòng mảnh đạn.

Dân quân du kích tích cực tập luyện, canh gác ở chòi cao để cảnh giới và thông báo cho toàn dân biết khi có máy bay địch đến. Lực lượng dân quân lúc đông nhất lên đến 412 người, hầu hết là đoàn viên thanh niên lao động, trong đó 1/3 là nữ. Dân quân Quỳnh Đôi còn có một phân đội chiến đấu với 3 khẩu trung liên 12,7 ly, họ chiến đấu ở các nơi trọng điểm như Hoàng Mai, Cầu Giát, Diễn Châu, Nghi Lộc; năm 1972 phân đội này vào Vĩnh Linh, Quảng Trị góp phần bắn hạ máy bay địch, chia lửa với đồng bào miền Nam. Ngoài ra còn có những đợt dân công quốc phòng được điều động đột xuất, bốc dỡ, vận chuyển đạn dược, quân nhu cho các đoàn xe đưa vào chiến trường miền Nam qua đường mòn Hồ Chí Minh. Từ 1968 đến 1972, nhiều năm liền dân quân Quỳnh Đôi liên tục được nhận danh hiệu đơn vị Quyết thắng.

Quỳnh Đôi không phải là mục tiêu trọng điểm của địch, nhưng cũng từng bị ném bom, nhân dân làng Quỳnh vừa tập trung sản xuất, vừa chiến đấu để bảo vệ xóm làng.

Trên những cánh đồng trong những ngày kháng chiến, người dân Quỳnh Đôi vẫn siêng năng tranh thủ thời gian để cày cấy, tăng gia năng xuất

khi không có máy bay địch. Chính vì vậy mà trong thời gian này, mặc dù lực lượng lao động chính là thanh niên, trai tráng hầu hết đã ra chiến trường, nhưng sản xuất vẫn được đẩy mạnh và đạt năng suất cao.

Việc cải tạo ruộng đất và di chuyển mồ mả năm 1965 đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất. Các ruộng trũng được san lấp thành ruộng mưng, chống úng, các ruộng cao được san ủi, hạ thấp, thuận cho việc chia nước vào các khu vực canh tác. Kênh Cù Chính Lan có từ năm 1958 được nhân dân Quỳnh Đôi tiếp tục đào kéo dài đến Hói Nồi, chủ động trong việc tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Với sự cố gắng và chăm chỉ đó, vụ tháng 10 năm 1968, ruộng đồng Quỳnh Đôi đạt năng suất 5 tấn/ha, là một trong mười “ xã 5

tấn” của toàn huyện. Năm 1969 Quỳnh Đôi được xếp là một trong 3 xã giỏi

của toàn huyện về nông nghiệp. Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, nhân dân Quỳnh Đôi tích cực trong việc tham gia đánh giặc khi giặc đến. Họ đã cùng nhân dân Quỳnh Yên bắt giặc lái ở hói Nồi.

Cùng với việc xây dựng và bảo vệ quê hương, vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc để thống nhất đất nước, thanh niên Quỳnh Đôi lại tiếp tục tòng quân, hoặc là hăng hái tham gia nhập những đoàn quân trùng điệp “ xẻ dọc trường sơn đi cứu nước” để “ đánh tan giặc Mĩ mới về quê (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hương”.

Mỗi đợt tòng quân trung bình từ 50-60 người, đợt nào cũng vượt quá chỉ tiêu trên giao.

Bảng thống kê thanh niên Quỳnh Đôi nhập ngũ từ 1965-1971

Năm Giao quân đạt tỉ lệ mức yêu cầu Giao quân đạt tỉ lệ mức yêu cầu

1965 75 150%

1966 47 125%

1967 42 120%

1968 72 150%

1970 46 125%

1971 54 130%

( Nguồn văn phòng Đảng ủy Quỳnh Lưu cung cấp)

Để có thêm lực lượng trong các đợt khám tuyển, làng Quỳnh Đôi đã tổ chức nuôi dưỡng tập trung những thanh niên xung phong đi lính trước một thời gian nhằm bồi dưỡng sức khỏe để khi khám tuyển tất cả đều đủ chỉ tiêu. Không ít những cậu thiếu cân non sức nên đã tìm mọi cách để được đứng vào hàng ngũ đi diệt thù. Theo số liệu trong cuốn “Quỳnh Đôi những chặng đường

nối tiếp” thì trong những năm từ 1964-1975, số quân tại ngũ thường trên

dưới 1000 người, cao nhất là 1163 người, trong đó có 78 bộ đội là gái, chiếm 20% dân số. Phần lớn các gia đình đều có con cháu tòng quân. Ở làng Quỳnh Đôi trong kháng chiến chống Mĩ có 40 gia đình có từ 3 đến 4 con lên đường nhập ngũ. Trong đó có gia đình ông Hoàng Minh Phương vợ mất sớm, đã có 4 con đi bộ đội, còn người thứ 5 hăng hái xin đi tòng quân. Hội đồng tuyển quân khuyên anh nên ở nhà chăm sóc cha già. Nhưng người cha đứng ra đề nghị cho con tiếp tục lên đường chiến đấu, với câu nói chân thành, khẩn khoản “ tôi còn sức khỏe, để tự lo liệu được.” Điều đó nói lên tinh thần vì miền Nam ruột thịt, vì tổ quốc thân yêu của nhân dân làng Quỳnh.

Cùng với việc động viên con em mình ra chiến trường, tập luyện, tham gia bắn máy bay địch, nhân dân Quỳnh Đôi còn tổ chức thành lập một quỹ 2000kg gạo và 3000 dồng để bồi dưỡng tân binh trước lúc lên đường. Hũ gạo nuôi quân có từ hồi kháng chiến chống Pháp được phục hồi. Trong mỗi gia đình dù giàu hay nghèo thì ở góc nhà vẫn có hũ gạo nuôi quân. Hàng năm, nhân dân làng Quỳnh vẫn đóng góp đầy đủ lương thực theo tiêu chuẩn của trên đề ra cho tiền tuyến sớm nhất, mặc dù nhân dân còn rất nghèo khó.

Công tác hậu phương phát huy tác dụng không nhỏ trong việc động viên con em mình ở tiền phương. Ở ngoài mặt trận, những người con làng Quỳnh hăng hái xông pha trận mạc, không sợ bom đạn chiến tranh anh dũng

cầm súng tiến lên phía trước, tiêu diệt kẻ thù. Nhân dân Quỳnh Đôi lại một lần nữa tự hào trong 20 năm chống Mỹ cứu nước, cũng như 9 năm kháng chiến chống Pháp trước đây, không hề có người đào ngũ.

Năm 1970, chiến trường báo về có 8 chiến sĩ làng Quỳnh đã hi sinh ở mặt trận Khe Sanh. Nhân dân làng Quỳnh biến đau thương thành hành động cách mạng, nên đến năm 1971 số thanh niên xung phong ra chiến trường vượt trội hơn mức yêu cầu cần tuyển mộ.[44,195]

Bảng thanh niên Quỳnh Đôi tòng quân từ 1971-1973

Năm Số người xung phong tòng quân Số người trúng tuyển

1971 58 54

1972 61 56

1973 42 24

(Nguồn do văn phòng Đảng ủy Quỳnh Đôi cung cấp)

Nổi bật nhất là ở chiến trường một số chiến sĩ đã lập công to như: chiến sĩ Bùi Đức Dĩ được phong 3 lần dũng sĩ ưu tú, các anh Hồ Sĩ Hậu, Hồ Sĩ Dương, Hồ Văn Sâm là chiến sĩ thi đua toàn quân, anh Hồ Tân Sinh, Búi bá Cổn được phong danh hiệu “ dũng sĩ diệt Mĩ”. Nguyễn Ngọc Bình được thưởng 3 huân chương với danh hiệu Dũng sĩ diệt Mĩ. Nhiều chiến sĩ được kết nạp Đảng tại chiến trường trước khi trở về làng.

Trong kháng chiến, cán bộ đoàn 22 Bộ binh từng gửi thư cảm ơn Đảng ủy, Ủy ban và nhân dân Quỳnh Đôi đã đào tạo và cung cấp cho đơn vị những “ con người thép”.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Sài Gòn được giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hoàn toàn thắng lợi, những người ra đi ngày ấy một số đã nằm lại chiến trường, một số trở về đã mang trên mình những dấu tích chiến tranh. Nhưng họ không hề hối tiếc với những gì đã mất, họ cảm thấy vui vẻ vì nước nhà được thống nhất toàn vẹn, nhân dân trên mọi miền đất

nước được tự do, hạnh phúc, bước vào xây dựng một Việt Nam phát triển và tươi đẹp.

* Tiểu kết:

Trong 45 năm, dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng (1930-1975) các thế hệ cư dân làng Quỳnh luôn biết kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của cha ông, đóng góp nhiều sức người, sức của cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong 15 năm ( 1930-1945), cư dân làng Quỳnh đã cống hiến cho dân tộc những người con ưu tú như: Dương Ngọc Liễn, Hồ Đức Phiệt, Hoàng Văn Hợp,v.v… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong kháng chiến chống Pháp ( 1946-1954), các thế hệ cư dân Quỳnh Đôi liên tiếp lên đường đi đánh giặc. Những người ở lại xây dựng quê hương đã phải đối mặt với bao khó khăn thử thách để ổn địch cuộc sống, bảo vệ quê hương. Tiếp theo sau là 21 năm dài nhân dân Quỳnh Đôi cùng với nhân dân cả nước đánh Mĩ xâm lược, cư dân làng Quỳnh lại viết tiếp những trang sử vẻ vang của cha anh trên cả hai mặt trận: xây dựng hậu phương và chi viện cho chiến trường. Trong 45 năm ấy ( 1930-1975), làng Quỳnh có tới 181 người hi sinh và hàng trăm thương binh mang trên người những dấu tích cuộc chiến trở về.

KẾT LUẬN.

1. Quỳnh Đôi là một trong những làng nam Thanh, bắc Nghệ được thành lập từ đầu thế kỷ XIV, từ một vùng đất mặn chua phèn, gai góc rậm rạp nhiều gò cao nổi lên giữa một vùng kênh rạch nhưng có địa thế đẹp bởi nằm gần sông và cận biển. Trải qua một quá trình khai hoang, quai đê lấn biển, biển ngày một lùi xa, đất đai được mở rộng và ngọt hóa dần nay đã có 399,19 ha đất đai tự nhiên. Tuy vậy diện tích đất đai canh tác của làng cũng chỉ chiếm 30% .

Một phần của tài liệu Cư dân quỳnh đôi, quỳnh lưu, nghệ an trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỷ xiv đến năm 1975 (Trang 87 - 99)