Trong phong trào yêu nước đầu thế kỷ

Một phần của tài liệu Cư dân quỳnh đôi, quỳnh lưu, nghệ an trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỷ xiv đến năm 1975 (Trang 56 - 65)

Đầu thế kỷ XX, nằm trong xu thế vận đông chung của lịch sử dân tộc, phong trào yêu nước, cách mạng giải phóng dân tộc ở Quỳnh Đôi có bước chuyển biến lớn. Đó là sự chuyển biến của con đường cứu nước từ khuynh hướng quân chủ sang khuynh hướng dân chủ tư sản.

Từ cuối thế kỷ XIX, phong trào Cần Vương mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng đã dìm trong biển máu. Trước thất bại khá đông sĩ phu làng Quỳnh như Hồ Bá Kiện, Cù Sĩ Lương, Hồ Phi Huyền, Nguyễn Xuân Lan, Hoàng Hữu Nhiễu…đau lòng nhưng không nản lòng. Thực tế lịch sử chống Pháp từ 1858 đến nay khiến họ trăn trở, suy tư: Đường hướng cứu nước có gì sai , đúng? Trên các vấn đề đánh ai? Ai đánh? Đánh như thế nào? Đánh để làm gì? Họ cảm thấy các vị tiền bối đã giải quyết chưa được thoả đáng. Vấn đề đánh ai thì đồng ý là bình Tây nhưng có sát tả không? Vấn đề ai đánh- nhân dân đánh, nhưng nhân dân thì tầng lớp nào là chính? Vấn đề đánh để làm gì- Để cho nước nhà độc lập tự chủ, nhưng theo chế độ chính trị nào? Quân chủ hay dân chủ? Vấn đề đánh bằng cách nào? Thì có nên đánh bằng

cách cũ để chống một kẻ thù mới không? Trên những vấn đề cơ bản ấy, họ cảm thấy cần phải đổi thay, không thể đi theo hướng cũ. Trong tối tăm của buổi đầu thế kỷ XX, khát vọng đổi thay trong tâm tư họ. Từ suy nghĩ như vậy, cho nên sau thất bại của khởi nghĩa Phan Đình Phùng, nhiều người làng Quỳnh qua bà Lụa giới thiệu và đưa đường ra Bắc tham gia khởi nghĩa Yên Thế, nhưng cũng có một số không đi mà ở lại để lựa chiều chuyển hướng hoạt động tại địa phương mình.

Tình thế chung của những năm đầu thế kỷ XX, bản thân xã hội Việt nam cũng có những chuyển biến. Thực dân Pháp tăng cường đầu tư vào Đông Dương, củng cố bộ máy thống trị của chúng. Giai cấp tư sản và gia cấp công nhân Việt Nam ra đời. Những yêu cầu mới được đặt ra. Trong lúc đó, trên thế giới phong trào dân chủ tư sản, đặc biệt là phong trào cải cách ở Trung Quốc, phong trào Duy Tân ở Nhật Bản đã vang vọng đến Việt Nam. Tình hình trong và ngoài nước đã chi phối những cuộc đấu tranh của xã hội Việt Nam. Dưới sự chỉ đạo của các sĩ phu yêu nước tiêu biểu là cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, phong trào yêu nước không chỉ có yêu sách về dân tộc mà còn có những hình thức với mức độ khác nhau về chính trị và cả về văn hoá tư tưởng.

Lúc này, trong cuộc vận động dân tộc dân chủ theo khuynh hướng tư sản có hai đường lối khác nhau: Đường lối đấu tranh cải lương bất bạo động của Phan Chu Trinh đề xướng và đường lối đấu tranh kết hợp vũ trang và chính trị do Phan Bội Châu đề xướng. Giữa ngã ba đường lịch sử đó, các sĩ phu làng Quỳnh ( trừ những người đã ra Yên Thế), còn thì chọn con đường của cụ Phan Bội Châu.

Đáp ứng đòi hỏi của lịch sử, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Hồ Bá Kiện. bí mật tổ chức ra hội Triêu Dương Thương quán- đây là một tổ chức yêu nước chống Pháp ra đời vào loại sớm nhất. Hội đã thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân, kể cả linh mục tham gia. Hồ Bá Kiện, bà Trần Thị

Trâm là những hội viên tích cực của hội. Trong lúc hội Triêu Dương đang hoạt động thì tháng 5.1904, theo sáng kiến của Phan Bội Châu, hội Duy Tân với tôn chỉ và Cương lĩnh rõ rang, tiến bộ đã ra đời. Cuộc họp để thành lập hội mà Hồ Bá Kiện là thành viên đã đề ra những nhiệm vụ chủ yếu như xúc tiến cuộc bạo động chống Pháp, cổ động thanh niên xuất dương, yêu cầu Nhật Bản giúp đỡ..từ đây Hồ Bá Kiện là một trong những yếu nhân của hội. Nhà ông và nhà bà Lụa là hai nơi đi lại, ẩn náu của các nhà yêu nước thuộc hai tổ chức cùng song song tồn tại và hoạt động nói trên, họ đã dồn hết của cải để phục vụ những nhà yêu nước đến trú ngụ dừng chân, sách Việt Nam nghĩa liệt sử cũng đã viết “ Nhà có bao nhiêu của dự trử đều bỏ ra tiếp khách hết”.

Vào năm 1905, phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng sôi nổi khắp nước. Theo giới hạn nhận thức lúc bây giờ, hướng về Nhật Bản để học tập là tiếng gọi đầy hấp dẫn. Phần lớn những người yêu nước từ Nghệ An trở vào đều do bà Lụa dẫn đường tìm cách sang Nhật du học, trong đó có hai người làng Quỳnh là Hồ Sĩ Hanh và Hồ Xuân Lan ( tức là Hồ Học Lãm con bà Lụa). Khi đưa con đến nơi biên ải, bà rút chiếc khăn ra không phải để chấm khô dòng lệ chia ly, mà bà đã xé nó làm đôi rồi khuyên dặn con : con

phải vượt qua mọi trắc trở, không được giữa đường bỏ cuộc, càng không được phản bội tổ quốc, nếu làm trái lời mẹ dặn thì mẹ sẽ coi con không khác gì cái khăn bị xé bỏ này. Qua đó chúng ta thấy rằng, bà đã đè nén tình cảm thiêng

liêng nhất của người mẹ đối với đứa con trai yêu dấu của mình cũng chỉ vì muốn mang lại hạnh phúc cho nhiều người hơn, mang lại độc lập và tự do cho dân tộc mình.

Hồ Bá Kiện đã có công bồi dưỡng, dẫn giắc nhiều người làng Quỳnh đi vào con đường đấu tranh cách mạng vì dân vì nước như Cù Sĩ Lương chuyên hoạt động tài chính cho Đảng, như Hồ Phi Khoan dùng từ đường để mở trường để tuyên truyền kiến thức mới, như Nguyễn Xuân Lan…

Theo Việt Nam nghĩa liệt sử thì khoảng năm Ất Tỵ ( 1906) và Bính ngọ (1907) tân trào nổi lên, ông Hồ Bá Kiện chạy vạy hô hào rất mạnh, phàm học sinh xuất dương, các việc vận động đưa đón rất mệt nhọc nhưng ông không hề than vãn mà cảm thấy đó là trách nhiệm và là niềm vui. Mùa thu 1907 khi đang công tác ở Sơn Tây, ông bị mật thám và tay sai bố trí vây bọc chặt chẽ. Để tránh liên luỵ đến chủ nhà Hồ Bá Kiện đã tìm cách thoát ra ngoài chợ và tại đây ông không thoát được bọn tay sai, chỉ điểm, thực dân Pháp đã bắt và đầy ông ra ngoài Lao Bảo.

Từ 1914 sa vào cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp phải tăng cường bóc lột và bắt lính đưa sang Pháp khiến dân tình rất oán trách. Nhưng chúng lại để nhiều sơ hở trong nhà tù cũng như trong bộ máy thống trị ngoài xã hội. Lợi dụng thời cơ đó, Hồ Bá Kiện cùng thủ khoa Dự người Thanh Hoá bàn định với nhau vận động tù nhân chính trị và thường phạm liên kết với binh lính đã giác ngộ, tiến hành khởi nghĩa, phá ngục tù, lập căn cứ chống Pháp lâu dài ở Quảng Trị rồi từng bước mở rộng địa bàn ra các địa phương khác. Trường hợp bất đắc dĩ thì rút lực lượng vượt qua Lào sang Xiêm.

Theo tác phẩm “Rèn trong lửa” do Ban Tuyên Giáo tỉnh uỷ Quảng Trị biên soạn thì cuộc khởi nghĩa đã tiến hành như sau:

Đúng 16 giờ ngày 28 tháng 9 năm 1915 khi đoàn tù binh đi làm “ cóc vê” về tới cổng nhà giam Liêu Thanh, một nhà chỉ huy liền nói to lời ám hiệu: “ chim bay về núi túi rồi” thì toàn thể tù phạm xông vào đánh tên lính cai và ba tên lính đi áp giải. Cùng lúc đó, dưới sự chỉ huy của Hồ Bá Kiện, tù phạm toàn trại giam nhất tề nổi lên bắt giết quân lính địch, đoạt được 26 súng, 16 lưỡi lê, 5000 viên đạn, phá bung nhà lao, tịch thu tài sản, lương thực. Ngọn cờ khởi nghĩa phất phới bay cao trên bầu trời lao Bảo. Tên đồn trưởng Kird chạy về tỉnh lỵ báo cáo. Bọn Pháp đã cử tên giám binh Fe-Rê và tên thiếu uý Đa-

ga-ni dẫn 80 lính ở Huế ra cùng với 40 lính ở Quảng Trị tiến lên Lao Bảo. Từ ngày 10.9 đến ngày 10.10.1915 lính địch truy lùng xung quanh Lao Bảo. Ngày 11.10 hai bên đánh nhau quyết liệt hết cả ngày mà không vào được bản Ta – Cha. Đến sáng ngày 12 địch vào được thì quân ta đã rút ra khỏi bản từ đêm qua rồi nên chúng không thể bắt bớ được ai. Ngày 15 tháng 10 năm 1915 hai bên lại đánh nhau kịch liệt ở Ta loi, quân ta tiêu diệt được đội tiếp tế hậu cần của địch. Cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn cho đến đầu tháng 11.1915, khi các nhà lãnh đạo và các nghĩa quân đã hi sinh thì cuộc khởi nghĩa mới bị dập tắt. Hồ Bá Kiện đã anh dũng hi sinh ngày 15.10.1915 trong một trận đánh ở bản Tà-moi khi ông mới 54 tuổi.

Như vậy đến năm 1915, khi những người con làng Quỳnh anh dũng như Hồ Bá Kiện, Cù Sĩ Lương, Nguyễn Xuân Lan, Hoàng Hữu Nhiễu đã bị bắt tù. Phong trào đấu tranh lắng xuống. Nhưng ở Làng Quỳnh, những người yêu nước chưa bị bắt vẫn duy trì hoạt động, chờ thời cơ mới.

Những năm đầu của thế kỷ XX phong trào giải phóng dân tộc ở Nghệ Tĩnh đã có những bước chuyển biến lớn. Đó là sự chuyển biến của con đường cứu nước từ khuynh hướng quân chủ lập hiến qua dân chủ tư sản đến khuynh hướng cộng sản. Phong trào giải phóng dân tộc của Quỳnh Đôi cũng không nằm ngoài bối cảnh lịch sử đó.

Từ 1920 trở về trước, dân tộc Việt Nam nói chung, nhân dân làng Quỳnh nói riêng đã đứng trước một cuộc khủng hoảng trầm trọng về nhiều mặt, nhất là về con đường đấu tranh chống thực dân Pháp và giải phóng đất nước. Nhiều sĩ phu yêu nước và nhân dân làng Quỳnh Đôi đau lòng trước những tổn thất rồi đến thất bại của những phong trào, trước cảnh nước mất nhà tan, đồng bào đẫm máu.

Giữa lúc phong trào yêu nước và dân chủ đứng trước cuộc khủng hoảng về con đường cách mạng thì cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và thắng lợi,

nó “ Như ánh mặt trời rạng đông xua tan bóng tối”. Cuộc cách mạng tháng Mười không những cổ vũ giai cấp vô sản mà còn thức tỉnh các dân tộc bị áp bức vùng dậy đấu tranh. Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên đã từ chủ nghĩa yêu nước hướng về cách mạng tháng Mười, đến với Chủ nghĩa Mác- Lênin. Tháng 12.1920 tại Đại hội lần thứ 28 của Đảng xã hội Pháp họp ở thành phố Tua, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành thành viên đã quyết định lập ra Đảng Cộng Sản Pháp. Bằng hành động lịch sử Người đã mở đường cho cách mạng Việt Nam thoát khỏi cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, đã gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, đã kết hợp ngọn cờ độc lập dân tộc với ngọn cờ xã hội chủ nghĩa.

Cũng trong thời gian này, ở Quỳnh Đôi xuất hiện một thế hệ thanh niên mong muốn một sự chuyển biến về con đường giải phóng dân tộc. Họ không thoả mãn với tư tưởng yêu nước mờ nhạt, và những bế tắc của hiện tại. Họ vẫn kính phục Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu, nhưng thấy các cụ đã già rồi, già về cả tuổi tác lẫn phương hướng cứu nước. Giữa lúc đó thì họ nghe bà Lụa tuyên truyền nói rằng: “cu Cự ( Hồ Tùng Mậu) từ đất nước ra đi vào

tháng 3.1920 sang Xiêm rồi sang Tàu, đã gặp và đã theo Nguyễn Ái Quốc đi vào con đường cách mạng của người Nga Xô Viết rồi” [49, 44]. Sau đó họ lại

được đọc những quyển sách “Chủ nghĩa đế quốc là gì” bằng chữ Trung Quốc, “ Bản Án thực dân Pháp” bằng chữ Tây, “Đường Cách mệnh” … do bà Lụa mang về. Những tác phẩm ấy đã làm cho họ sáng mắt, sáng lòng, khiến ở họ đã dậy lên một ý chí, một sự tin tưởng vào con đường cách mạng mới.

Ở đây xin được nói đến nhân vật Hồ Tùng Mậu- một nhân vật đã đi vào lịch sử có nhiều đóng góp trên nhiều phương diện. Hồ Tùng Mậu tên đầu tiên là Hồ Bá Cự, sinh 1896. Hai bên gia đình nội ngoại của ông nối đời khoa bảng nhân hậu và khí phách. Ông nội là Án sát Hồ Bá Ôn, ông ngoại là lang

trung Phan Duy Thanh, bà thím là Trần thị Trâm, cha đẻ là Hồ Bá Kiện, cha vợ là tú tài Nguyễn San.

Tháng 3.1920 do bà Lụa giới thiệu và đưa đường, Hồ Tùng Mậu sang Xiêm rồi sang Trung Quốc. Tại đây được chú là Hồ Học Lãm ( con bà Lụa) một chí sĩ yêu nước nổi tiếng nuôi dưỡng và bày vẽ, Hồ Tùng Mậu bước vào con đường hoạt động cách mạng hào hùng. Năm 1923 ông cùng vài ba người nữa sáng lập ra tổ chức “ Tam nhân đồng tâm xã” gọi tắt là “ Tâm Tâm Xã” có xu hướng cộng sản. Tháng 11.1924 được gặp Nguyễn Ái quốc tại Quảng Châu, được giác ngộ về chủ nghĩa Mác-Lênin và từ đó trở về sau hai người trở thành “ thân thiết hơn anh em ruột thịt” “ bao phen đồng cam cộng khổ như tay với chân”, Hồ Tùng Mậu trở thành trợ thủ đắc lực Nguyễn Ái Quốc trong quá trình tổ chức và lãnh đạo Thanh niên cách mạng đồng chí hội, mở các lớp huấn luyện thanh niên từ trong nước sang, vận động cho sự thống nhất các tổ chức cộng sản…Hồ Tùng Mậu lúc này đối với người làng Quỳnh nói chung là ngọn cờ vẫy gọi mọi người rẽ sang con đường cứu nước mới. Riêng đối v lớp thanh niên trẻ tuổi ở Quỳnh Đôi thuở ấy, Hồ Tùng Mậu đã trở thành thần tượng cách mạng, là niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của sự hi sinh phấn đấu.

Từ đây, theo sự chuyển biến bước ngoặt lịch sử chung của cả nước, Quỳnh Đôi cũng bước vào một giai đoạn cách mạng mà thuở ban đầu là đang còn gây dựng cơ sở, chuẩn bị lực lượng, tập dượt đấu tranh theo phương thức tổng hợp nhiều mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá. Nhiều người con quỳnh Đôi hăng hái ra đi, vượt biên để đến Quảng Châu - vườn ươm giống mới cách mạng, tham gia vào lớp huấn luyện do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì và Hồ Tùng Mậu là trợ lý. Trong đó có Hoàng Ngọc Ân đã ra đi tham gia vào lớp huấn luyện, một tháng sau đó lại trở về quê nhà để gây dựng phong trào.

Năm 1927, tại Quỳnh Đôi tổ chức “Thanh niên cách mạng đồng chí

hội” gọi tắt là “Thanh Niên” ra đời bao gồm : Hoàng Ngọc Ân, Nguyễn Nhu,

Dương Ngọc Thuý, Dương Văn Lan, Hồ Văn Phúc, Hồ Giác Tâm. Đây là cơ sở được xây dựng đầu tiên của Quỳnh Lưu và thuộc diện sớm của tỉnh Nghệ An. Tổ chức vừa thành lập đã có hàng chục người tham gia. Những đảng viên ưu tú như Hoàng Ngọc Ân, Nguyễn Chấn được cử sang Quảng Châu học lớp huấn luyện rồi sau đó sang Xiêm hoạt động.

Nhiệm vụ của “ Thanh niên cách mạng đồng chí hội” là phổ biến, tuyên truyền chủ Nghĩa Mác-Lênin và cách mạng vô sản, giác ngộ tư tưởng cách mạng cho thanh niên và tiến hành kết nạp thêm nhiều hội viên mới để mở rộng tổ chức. Những thanh niên tiên tiến ở Quỳnh Đôi được kết nạp vào tổ chức đã đề ra chủ trương chống thủ tục lạc hậu, chống mê tín dị đoan, vận động cải cách hương thôn, đưa các hoạt động văn hóa tiến bộ về làng như tổ chức hội bóng đá, đẩy mạnh phong trào văn nghệ nhằm làm cho nhân dân làng Quỳnh quen và thực hiện nếp sống mới, qua đó tuyên truyền cách mạng cho quần chúng.

Năm 1929, dưới sự lãnh đạo của “Thanh niên cách mạng đồng chí

hội”, nhiều tổ chức phường, hội đã ra đời như : hội phường vải, hội khuyến

học. Nội dung của các phường hội là nhằm giáo dục lòng yêu nước, tương trợ lẫn nhau trong những lúc hoạn nạn. Đồng thời thông qua các tổ chức đó để truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin, vận động quần chúng tham gia vào các cuộc

Một phần của tài liệu Cư dân quỳnh đôi, quỳnh lưu, nghệ an trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỷ xiv đến năm 1975 (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w