thế kỷ XIX.
Từ nửa sau thế kỷ XIX “ tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản quốc tế
đều lấy ở các nước thuộc địa” (34, 48], cũng từ thời kỳ này, chế độ phong
lợi ích kỷ, giai cấp phong kiến chọn con đường đầu hàng đế quốc, phản bội dân tộc hơn là đi với nông dân bảo vệ tổ quốc.
Ngày 1 tháng 9 năm 1858, hạm đội Pháp và Tây Ban Nha nổ súng tiến công đánh chiếm bán đảo Sơn Trà ( Đà Nẵng), nhằm chiếm nơi này làm bàn đạp đánh ra kinh đô Huế, buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, nhanh chóng hoàn thành cuộc chiến tranh xâm lược. Nhưng ngay từ đầu, chúng đã phải đổi đầu với sự đánh trả quyết liệt của quân và dân ta. nếm trải thất bại khởi đầu, giặc Pháp bèn chuyển quân từ Đà Nẵng vào Nam. Ngày 17 tháng 2 năm 1859, chúng đánh chiếm tỉnh thành Gia Định, lấy đó làm căn cứ để mở rộng xxâm lược ra cả Nam Kỳ. [49,18]
Trước vận nước nguy nan, nhân dân từ Bắc chí Nam sôi sục căm thù. Nhưng tiếng súng Pháp hai lần vang lên đã phân hoá hàng ngũ triều đình thành hai phái chủ hoà và chủ chiến. Những sĩ phu làng Quỳnh đang đảm nhiệm trọng trách ở triều đình nhà Nguyễn hay ở tỉnh, huyện hầu như tất cả đều đứng về phía chủ chiến, tuy đều cảm nhận rồi đây có thể bị phái chủ hoà đàn hặc.
Trước hết, đó là tiến sĩ Hồ Sĩ Tuần, lúc này đang giữ chức Biên tu Quốc sử quán và Hiệp lý bộ Lại. Tháng 6-1859, ông cùng phái chủ chiến dâng biểu điều trần xin kiên quyết đánh giặc. Bản điều trần có đoạn viết rất xác đáng “ Ở Quảng Nam, địch vào nội địa bằng đường sông, thì dụ lên bộ mà
diệt. Như ở Gia Định đã thắng, do quân thứ cùng các tỉnh đã đốt phá được tàu địch. Đà nẵng có thể dẹp quân địch, nếu nghị hoà thì nguy không thể lường được.[49, 17]. Phái chủ hoà “đàn hặc” và Tự Đức “bổ” ông ra làm tuần phủ
Quảng Yên, thực ra là đẩy ông ra vùng hải tần xã xôi, đất xấu, dân nghèo, thường xuyên bị giặc Ô tràn vào quấy phá. Đến đây ông đã hết mình làm điều lợi, trừ điều hại vì dân. Làng Việt Yên- một làng toàn tòng thiên chúa giáo, bị bọn phản động xúc xiển đã có những hành động chống đối triều đình, nên đã
bị quan qân ở đây. Có người bàn nên ngăn đê cho nước tràn vào làng để dìm chết dân làng, nhưng ông không chấp nhận. Ông cho như vậy là đã không cô lập được kẻ địch làm tay sai cho ngoại bang mà còn đẩy đông đảo quần chúng về phía địch, điều đó cũng có nghĩa với việc là tự mình ôm nhiều kẻ thù hơn. Với suy nghĩ đó, ông quyết định cho dân làng được tự do như trước, trên cơ sở đó ông đã truy tìm được bọn chủ sự gây rối để trừng trị. Dân Việt Yên vô cùng biết ơn ông. Chính vì vậy, khi bọn phản động do tên Ước cầm đầu , được kẻ địch khuyến khích đã đến bao vây thành, ông đa được dân làng Việt Yên liều chết hỗ trợ, Hồ Sĩ Tuần đã chỉ huy quân và dân chiến đấu buộc chúng phải bỏ chạy.
Cùng chí hướng với Hồ Sĩ Tuần, tiến sĩ Văn Đức Giai đang làm Đốc học tỉnh Quảng Ngãi đã hăng hái xin triều đình đứng ra tuyển mộ nghĩa dũng quân để vào Nam đánh giặc cứu nước. Lời thỉnh cầu của ông chưa được chấp nhận. Nhưng sau khi đại đồn Chí Hoà ở miền Nam bị thất thủ và chủ tướng Nguyễn Tri Phương bị trọng thương, vua Tự Đức buộc phải phái quân vào Nam. Tháng 6.1861 triều đình cử biện lý bộ binh là Đỗ Thúc Tĩnh và thự tuần phủ Thừa thiên là Nguyễn Túc Trưng làm khâm sai đại thần, Đốc học Văn Đức Giai làm tham tán quân vụ, cùng nhau đem quân vào Nam chống giặc. Nhà vua cho phép đoàn khâm sai chiêu mộ văn thân, dân thường để bổ sung vào quân ngũ và quyên góp tiền bạc để chi vào việc quân. Riêng Văn Đức Giai với sự trợ lực của người đồng hương là Nguễn Thụ đã mộ được từ trước 200 người. Tháng 5 năm 1861Văn Đức Giai cùng Nguyễn Thụ và đội quân vào tới Biên Hoà phối hợp với quan chức địa phương ở đây tìm nơi hiểm yếu , bố trí trận địa để đánh giặc.
Trong lúc cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở Miền Nam đang tiếp diễn rộng khắp tuy tương quan lực lượng so với địch có phần chênh lệch kém hơn, thì triều đình nhà Nguyễn đã cử người thương thuyết với đô đốc Bóc-Na
( Bornard), Hoà ước Nhâm Tuất 5.6.1862 được ký kết với những điều khoản hết sức nặng nề: Cắt ba tỉnh đông Nam Kỳ cùng Côn đảo nhượng cho Pháp, nạp một khoản chiến phí 20 triệu phờ răng , mở một số cảng ở cả ba miền cho chúng vào tự do buôn bán, v.v.
Hoà ước và thái độ của triều đình nhà Nguyễn lúc này làm Văn Đức Giai hết sức bất bình và bức xúc. Cũng chính lúc đó triều đình ra lệnh triệu hồi, còn nghĩa quân của ông ( có rất nhiều người con ra đi từ Quỳnh Đôi ) hầu như đều ở lại để giữ gìn tổ quốc và họ đã nằm lại mãi mãi với miền Nam ruột thịt. Sau này khi có cuộc nổi loạn của Lê phụng, Văn Đức Giai cùng Hoàng giáp thượng thư Trương Quốc Dũng ( người Hà Tĩnh) cầm một ngàn quân và hai thớt voi đi đánh giặc giữ. Trong một trận đánh đẫm máu, quân triều đình do thua kém về quân lực đã bị tổn thất lớn, Trương Quốc Dũng và Văn Đức Giai đều bị tử trận.
Dương Doãn Hài lúc làm Đốc học tỉnh Bình Định đã hăng hái chiêu tập hơn 200 học trò, lập đội Nghĩa hiệp, tiến hành đào hào, đắp ụ dọc theo bờ biển. Thuyền giặc tiến vào, trăm ngàn súng nỏ đều bắn khiến chúng hoảng sợ phải tháo chạy. Năm 1862, khi làm Án sát tỉnh Ninh Bình, bọn giặc cỏ kéo đến cướp phá, ông đã cùng lãnh binh Tôn Thất Huyền chỉ huy quân dân chặn đáng, đuổi bọn chúng chạy không dám trở lại. Năm 1864, ở vùng Hải Yên, giặc tàu Ô được ngoại bang giúp đỡ, có thuyền chiến bằng đồng tràn vào quấy phá, ông được cử làm thống quản cả đường thuỷ sông Cấm để cầm quân đánh giặc, diệt bọn tàu Ô nguy hiểm này. Ông đã cho bỏ thuyền lớn, dùng thuyền nhỏ nhẹ vây đánh địch theo lối hoả công. Giặc thua to, thuyền chìm, quan chết nhiều, chúng phải hốt hoảng bỏ chạy. Dương Doãn Hài nổi tiếng là tướng tài từ đây.
Sau khi Nam kỳ đã tương đối “ổn định”, thực dân Pháp bắt đầu đánh ra Bắc kỳ lần thứ nhất. Ngày 20.11.1873 chúng chiếm thành Hà Nội, Tổng đốc
Nguyễn Tri Phương bị thương nặng, không chịu đầu hàng, nhịn ăn mà chết. Được đà chúng đánh chiếm Sơn Tây, Hà Đông, Nam Đinh…Trong thời gian này, Tán lý Trần Tử Mậu đóng quân ở cửa ải Quán Tự thuộc tỉnh Hưng Hoá bị địch chặn đường về, lương thực ngày càng cạn kiệt. Trước nguy cơ ấy, Tán lý Dương Doãn Hài chủ động dủng cảm tìm cách cứu viện. Ông đem quân từ sông Thao ngược dòng lên phá đồn giặc, thông suốt đường vận chuyển lương thực, giải thoát được cho quân đội của Trần Tử Mậu. Tiếp đó Dương Doãn Hài cùng Đề đốc Nguyễn Văn Hùng và phong ngự sử Lưu Vĩnh Phúc được Thống tướng Hoàng Kế Viêm giao chỉ huy quân tiên phong đóng ở xã Hương Ngạch phủ Hoài Đức, Tham tán Tôn Thất Thuyết làm trung tướng quân đóng quân ở sông Hát. Dưới sự chỉ huy của Hoàng thống tướng, hai đạo quân hợp lực đánh ở cầu Vân Kiều ( cầu Diễn) phá được đợt tiến công của địch. Thừa thắng quân ta tiến lên đóng đồn ở Yên Quyết ( Cầu Giấy) bày trận mai phục ở bờ sông Nhị Hà, chia quân chặn các ngã: Thịnh Hào, Thuỵ Hương, phục kích giết chết tên đại uý Phờ răng xi Giác ni ê (Pranciser Garnier) ( Yên Nghiệp). Giặc Pháp phải chạy trốn vào thành.
Để giành lại thành Hà Nội, Dương Doãn Hài đưa kế: chọn một số binh sĩ nhanh nhẹn, cảm tử bí mật lẻn vào thành rồi từ trong đánh ra, từ ngoài đánh vào thì chắc chắn thắng lợi. Mưu kế của ông được nhiều người tán thành ủng hộ. Mưu kế đang chuẩn bị thực hiện thì triều đình lại lùi bước vội vàng ký với Pháp Hàng ước Giáp Tuất (1874) nên việc không thành. Xuân 1875 với cương vị tán tương đạo quân ba tỉnh Sơn Hưng Tuyên, Dương Doãn Hài đến Hưng hoá đóng quân để lo việc phòng ngự. Ông chiêu mộ khai khẩn ruộng đất, xây dựng cơ sở phồn vinh với cái tên “ Triều Sơn Biệt Dã”. Với những công trạng trên ông được phong tặng “ Tiền liệt đại phu”. Năm Tự Đức thứ 31( 1878) ông được sung chức Tán lý đạo Sơn Hưng Tuyên, ông bị bệnh và mất 1878.
Từ khi giặc Pháp chiếm được Hà Nội và các tỉnh tiếp giáp thì các tỉnh miền duyên hải lâm vào thế cô lập, thừa thế giặc ngoài biển ập vào quấy phá. Lúc này cử nhân Hồ Trọng Định đang giữ chức tuần phủ Quảng Yên. Ông mộ thêm lính, lập thêm đồn, đắp luỹ, đóng thuyền để tăng cường lực lượng giữ gìn biên ải. Môt lần, giặc biển với quân lực khá mạnh tấn công thành. Ông cùng nhân dân hai bên sông phối hợp đánh duổi giặc, ông được thưởng quân công bốn bậc. Tám năm trấn giữ tỉnh duyên hải, dẹp yên được bọn cướp bóc, ông được triệu về kinh thăng chức thượng thư bộ công. Người trong làng có câu khen ngợi ông “ Hồ Trọng Đinh, Dương Doãn Hài. Kẻ trong lăng miếu,
người ngoài biên cương”
Năm 1874 triều đình Huế ký hoà ước Giáp Tuất với các điều khoản nhục nhã về kinh tế và ngoại giao để xin Pháp trả lại những vùng đã chiếm ở Bắc kỳ. Nhân dân sôi sục căm phẫn. Dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu Trần Tấn ( Thanh Chương), Đặng Như Mai (Nam Đàn) nhân dân Nghệ Tĩnh nổi dậy chống cả Tây lẫn Triều đình. Người làng Quỳnh liệt nhiệt hưởng ứng phong trào Giáp Tuất này. Tú tài Phạm Hồ Duật hiện đang làm Bang biện của huyện là một sĩ phu làng Quỳnh nổi tiếng chí khí là người chỉ đạo phong trào Giáp Tuất ở Quỳnh Đôi lúc bấy giờ. Bởi thế ông đã bị khép án phản nghịch và đã bị cách chức. Tú tài Hoàng Sĩ Liên, Nguyễn Xuân Quang tham gia phong trào cũng bị bắt và bị tù đày.
Triều đình nhà Nguyễn càng lùi bước, giặc Pháp càng lấn tới. Ngày 25.4.1882, Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai. Tổng đốc Hoàng Diệu chiến đấu quyết liệt rồi tự vẫn cùng mất với thành. Một năm sau đó, qua mua bán và đổi chác về Việt Nam giữa thực dân Pháp và triều đình nhà Thanh (Trung Quốc), ngày 24.3.1883, Hăng ri Ri vi e giao việc giữ thành Hà Nội cho Béc lơ Đờ vi le ( berle de villes) rồi tự mình chỉ huy 500 lính với hơn 10 thuyền máy xuôi dòng sông Hồng tiến vào sông Đáy. Ngày 26.3.1883, sau khi
chiếm được thành Ninh Bình, Ri vi e gửi tối hậu thư cho quan chức Nam Định buộc đầu hàng và nạp thành cho chúng. Bị từ chối, sáng ngày 27.3.1883 chúng bắt đầu tấn công thành Nam Định.
Án sát Hồ Bá Ôn, tuy không phải là quan võ, nhưng trách nhiệm đối với đất nước, ông đã hăng hái cùng với Đề đốc Lê Văn Điếm đưa binh sĩ ra ngoài thành, sẵn sàng đương đầu với mọi nguy nan. Ngay từ phút đầu, quân dân ta chiến đấu không hề nao núng, dũng cảm đánh bật nhiều mũi tiến công của địch. Cuộc chiến diễn ra quyết liệt từng giờ từng phút thì đề Đốc Lê văn Điếm tử trận một cách oanh liệt. Còn ở mặt trận phía đông, Hồ Bá Ôn tả xông hữu đột chỉ huy đánh trả. Súng đạn ta bắn ra hàng loạt, xác định chết ngổn ngang, ba cột thuyền buồm của giặc bị trúc gãy. Giặc tăng cường tấn công, xế chiều, Hồ Bá ôn bị thương nặng, nhưng ông cắn răng băng bó xong vết thương lại trực tiếp đứng lên chỉ huy chiến đấu. Nhưng vì trong không tiếp ứng, ngoài không cứu viện, cuối cùng ông đã ngã lăn bất tỉnh, quân sĩ đưa ông ra ngoài thành. Thành Nam Định bị thất thủ sau một ngày chiến đấu ngoan cường. Hồ Bá Ôn được đưa về quê nhà cứu chữa, nhưng vết thương quá trầm trọng nên ông đã mất vào ngày 29.4.1883. Ông đã được truyền tụng ca ngợi trong nhân dân làng Quỳnh và nhân dân trong cả nước.
Pháp xâm lược, trước nguy cơ mất nước cùng với nhân dân cả nước, nhân dân làng Quỳnh từ cử nhân, tú tài, phó bảng hay chỉ là người nông dân quanh năm với đồng ruộng khác đều sẵn sàng xả thân vì dự nghiệp cứu nước, đánh chặn bọn xâm lược. Nhiều người đã anh dũng ngả xuống khi đang chiến đấu với kẻ thù, trở tấm gương sáng, là động lực cho những người sau tiếp bước đứng lên chống lại kẻ thù.
Sau khi chiếm được Bắc Kỳ- vựa lương thực cho người và mỏ Hòn Gai- kho “ lương thực” cho máy, thực dân Pháp quyết hoàn thành công việc xâm lược toàn bộ lãnh thổ Đại Nam.
Gần năm tháng sau, khi thành Nam thất thủ 27.3.1883, ngày 20.8.1883, chúng đánh chiếm Thuận An, uy hiếp trực tiếp kinh đô Huế. Ngày 6.6.1884 Triều đình nhà Nguyễn buộc phải kí hiệp định thừa nhận Việt Nam là thuộc địa của Pháp. Sau hơn 450 năm độc lập, tự chủ, nay đất nước ta đất nước ta lại rơi vào kiếp nô lệ lầm than. Nổi căm hờn dâng lên khắp cả nước.
Tạ Hiền phất cờ khởi nghĩa ở Bắc Kỳ, cuộc chiến đấu kéo dài gần 5 năm (1883-1887)
Trong triều đình Tôn Thất Thuyết Thượng thư bộ binh kiên trì chủ chiến. Ông chuẩn bị mọi mặt để chống Pháp. Hàng ngày ông tỏ thái độ hiên ngang chống đối bọn Pháp ở Huế.
Tháng 7-1885 toàn quyền Đờ - cuốc – xy vào Huế chủ trương bắt Tôn Thất Thuyết. Tôn ra tay trước. Đêm 4-7-1885 ông và đề Đốc Trần Xuân Soạn chỉ huy đánh úp trại Măng Cá của Pháp, nhưng bị thất bại. Vua Hàm Nghi theo Tôn Thất Thuyết xuất bôn, khi chạy tới Tân Sở-Quảng Trị, vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương(10.7.1885)“ Cần ư vương sự” với lờ lẻ thống thiết vang dội núi sông: “ Địch quyết chiếm nước ta, tận thu những mối lợi mà ông
cha ta để lại(…) Thế nước gặp loạn ly, ta khoanh tay ngồi nhìn sao được.”
[49,16).
Phong trào khởi nghĩa chống Pháp theo hịch Cần Vương sôi nổi khắp cả nước. Văn thân và nhân dân Quỳnh Đôi nhiệt liệt hưởng ứng đứng lên khởi nghĩa, chống giặc xâm lược.
Tháng 4 năm 1885, cử nhân Phan Duy Thanh lang trung bộ binh đã từ quan bỏ về nhà trước khi kinh thành bị thất thủ, được liên lạc báo cho biết Thượng thư bộ binh Tôn Thất Thuyết sẽ bí mật đến làng Quỳnh để bàn định công việc Cần Vương. Phan Duy Thanh bố trí đón tiếp cụ Tôn ở nhà thờ cụ Tán lý Dương Doãn Hài- người mà đã hơn 10 năm về trước đã cùng cụ Tôn phối hợp chỉ huy thắng trận ở Cầu Giấy. Nhân dân làng Quỳnh đã phân tán
hết trâu bò, lợn, gà, chó, mèo và diệt hết dế mèn để cụ Tôn Thất Thuyết có được một không gian yên lặng tuyệt đối mà nghĩ việc nước. Cùng dự bàn việc nước với Tôn Thất Thuyết còn có hai ông Phan và Dương. Các vị bàn định công việc xây dựng làng chiến đấu, nhen nhóm khởi nghĩa rộng khắp, thực hịên hịch Cần Vương. Mặt khác, cũng trong khoảng thời gian này, Quỳnh Đôi phải chấp hành lệnh của cấp trên canh giữ, rào dậu hào luỹ, ký kết cùng với các làng xung quanh cứu giúp nhau. Làng đã mời quan Phủ Ninh Trương Đình Thiêm và quan huyện Hương Hồ Phi Tự phụ trách chọn mấy trăm người có nghĩa khí và khoẻ mạnh luyện tập võ nghệ và canh giữ làng với những hiệu lệnh nghiêm ngặt. Phó bảng Lê Xuân Mai đã kể lại công việc bảo vệ làng bằng những áng thơ như sau:
“ Chọn bàu chánh phó thôn đoàn
Dũng binh nghĩa sĩ, phân biên giữ gìn Chặt tre rào tứ phía làng
Làm cổng, làm ngõ mọi đường yếu xung