Quỳnh Đôi trong kháng chiến chống Pháp (12.1946-5.1954).

Một phần của tài liệu Cư dân quỳnh đôi, quỳnh lưu, nghệ an trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỷ xiv đến năm 1975 (Trang 79 - 87)

Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam. Nhân dân cả nước phấn khởi vui mừng vì được tự do, được tự do làm chủ bản thân mình và làm chủ vận mệnh của đất nước. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì phải đương đầu với những thử thách hết sức khó khăn về các loại “ giặc dốt”, “ giặc đói” và giặc ngoại xâm. Thế nước lâm vào thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

Ở miền Nam, ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân Pháp núp sau bóng quân đội Anh vào tước vũ khí Nhật đã nổ súng xâm chiếm sài Gòn rồi sau đó đánh rộng ra các tỉnh Nam bộ và Nam trung bộ. Tất cả bọn phản cách mạng, phản động đều nhảy ra làm tay sai cho Pháp.

Ở miền Bắc, từ cuối tháng 8, đầu tháng 9 năm 1945, hai mươi vạn quân Tưởng kéo sang chiếm đóng Thủ đô Hà Nội và hầu hết các thành phố, thị xã từ biên giới Việt-Trung đến vĩ tuyến 16. Chúng đưa bọn phản động người Việt sống lưu vong đánh chiếm nhiều thị xã ở vùng bắc kỳ, lập chính quyền phản động ở một số nơi

Trong khi giặc giã quấy phá đất nước thì đất nước lại còn đang gặp cảnh khó khăn về mọi mặt như: chính quyền còn non trẻ, nạn đói năm 1945 chưa chấm dứt, thiên tai lại ập tới, kho bạc Nhà nước thì trống rỗng…làm cho khó khăn lại chồng thêm khó khăn.

Trước tình hình đó, Đảng ta phải gánh vác trách nhiệm đưa con thuyền cách mạng vượt qua mọi thác nghềnh đầy hiểm trở. Nhân dân Quỳnh Đôi dù đang ở đâu trên mọi miền đất nước, hay đang sinh sống tại quê nhà, đang giữ trọng trách gì dù lớn, dù nhỏ, hay chỉ là một người nông dân bình dị cũng đều bắt tay, góp sức vào công cuộc chung của đất nước, đánh tan và chiến thắng mọi kẻ thù.

Ở miền Nam, những người con của làng Quỳnh như các anh Duy Dinh, Hồ Trọng Thiêm, Nguyễn Như Hiềng, Hồ Sĩ Hành trước tham gia cách mạng

tháng Tám, nay tiếp tục ở lại tham gia vào công cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng ở Miền Nam.

Để giữ yên vùng biên cương phía Tây, đồng thời giúp nước bạn Lào, một số cán bộ cam cũ của Quỳnh Đôi như Hồ Sĩ Hiếu, Nguyễn Như Hươn, được điều đi, một số người hăng hái nhập đội quân tình nguyện như Hoàng Dũng Tiến, Cù Văn Tuân, một số thanh niên trai tráng khác lại hăng hái xung phong tham gia đứng vào đoàn quân Nam tiến, đưa máu xương của mình ra để phục vụ vì lợi ích cao cả của dân tộc.

Ở quê nhà, còn lại đại bộ phận thanh niên ở nhà lo việc xây dựng và giữ làng. Ngay sau khi vừa mới giành được chính quyền, một đại đội nam tự vệ do anh Nguyễn Ngọc Anh và Hoàng Trung Thông chỉ huy được thành lập. Đại đội đã ngày đêm tập luyện, và canh giữ trị an cho xóm làng. Bên cạnh đó, nhân dân Quỳnh Đôi dù còn rất nhiều khó khăn vất vả, nhưng vẫn tích cực đóng góp cho đất nước khi có cuộc vận động như : tuần lễ vàng, hũ gạo nuôi quân, ủng hộ Nam bộ kháng chiến, xây dựng công lương… Sự đóng góp tuy không được nhiều nhưng đó là tấm lòng của nhân dân làng Quỳnh, họ chắt chiu từng ngày, có khi một ngày chỉ ăn cơm một bữa chính, còn lại để tiền, gạo góp cho tiền tuyến.

Từ cuối 1946, cả nước rơi vào tình trạng hết sức căng thẳng. Tuy đã đuổi được Tưởng, hòa với Pháp, nhưng cây muốn lặngmà gió chẳng ngừng, thực dân Pháp vẫn không ngừng ý đồ trở lại xâm lược nước ta. Chúng đã gây rối ở nhiều nơi. Sáng ngày 19 tháng 11 năm 1946, chúng nổ súng tấn công đánh chiếm nhà hát thành phố Hải Phòng. Lúc này đội tuyên truyền công tác Liên khu 3 trong đó có người làng Quỳnh là anh Nguyễn Văn Khoa là thành viên đang đóng trong đó. Trong lúc đang ngủ, anh thấy khói bụi mù mịt, anh vùng dậy, nắm chắc cây súng, một mình bắn chết 5 tên Pháp. Cuộc kháng chiến càng về chiều càng quyết liệt, anh bị một mảnh đạn găm vào đùi, nửa

thân anh bị tê dại. Nhưng anh vẫn cất cao tiếng hát động viên anh em của mình chiến đấu. Cuộc chiến không cân sức, có một tên giặc lao đến, anh dùng hết sức đánh vào đầu nó, rồi lao đến vật lộn giằng súng giặc, sức anh yếu dần, anh bị chúng lấy dao đâm vào bụng. Anh ngã xuống, xác anh nằm trên cầu thang, với tuổi đời chỉ mới 22. Nhưng đó là một tấm gương, là động lực để cho đồng đội của anh đứng lên đánh lại kẻ thù.

Ngày 19.12.1946, trước những hành động ngang ngược của quân đội Pháp gây hấn ở Hải Phòng và Hà Nội, chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung Ương Đảng phát động “ Toàn quốc kháng chiến”. Lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “…Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất

nước, nhất định không chịu làm nô lệ” và đường lối của Đảng là kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ đã thấm sâu vào trái tim và khối óc của toàn thể

dân tộc nói chung và nhân dân làng Quỳnh nói riêng. Người làng Quỳnh, bất kể già trẻ, gái trai, người ở nhà hay người đi xa, nhất tề đứng lên cùng toàn quốc chiến đấu chống giặc Pháp xâm lược để bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

Hết đợt này đến đợt khác, nhân dân làng Quỳnh Đôi cùng nhân dân cả tỉnh kéo nhau về Vinh phá thành, cùng dân hàng huyện xông lên Bèo phá đường quốc lộ, ngăn bước chân quân thù.

Công tác xây dựng lực lượng dân quân du kích bảo vệ quê hương giữ vị trí hàng đầu đã được tiến hành khẩn trương. Nhân dân cùng nhau đào hầm trú ẩn, xây dựng làng kháng chiến, động viên nhau đi tòng quân giết giặc… Các cụ cao niên cũng không chịu ngồi yên, mà các cụ hăng hái xông pha làm nhiều việc làm gương cho con cháu. Họ tham gia và thành lập nên Tiểu đội lão quân Lý Thường Kiệt, cùng tham gia mọi hoạt động để đánh giặc. Tiểu đội

đã kéo ra núi Nưa tham dự đại hội diễn tập của dân quân Liên khu 4. Tiểu đội đã được chủ tịch Hồ Chí Minh gởi thư khen ngợi, trong nội dung có câu “

xung phong diệt giặc dốt, diệt giặc đói, diệt ngoại xâm. Đội lão quân ấy phải là “Lão đương ích tráng”

Năm 1947, quân xâm lược Pháp sau khi bị thất bại trong việc đánh chiếm Việt Bắc thu-đông, đã mở rộng lấn chiếm đồng bằng Bắc Bộ. Từ 1948- 1949 chúng đã bị sa lầy với chiến lược chiến tranh toàn diện của quân và dân vùng tạm bị chiếm. Do đó chúng tìm mọi cách quấy rối vùng tự do Thanh Nghệ Tĩnh nhằm ngăn chặn sự chi viện của ta về sức người sức của cho chiến trường phía Bắc, đồng thời thăm dò lực lượng quân sự của ta, phá kế hoạch Thu –Đông sắp tới của ta.

Ngày 5 tháng 10 năm 1949, quân địch từ các tàu chiến ngoài khơi tỉnh Nghệ An đổ bộ lên huyện Quỳnh Lưu với lực lượng khá lớn với 1000 quân, chia ra 3 điểm để đổ vào đất liền . Trong 3 địa điểm đó có hai điểm nhằm tiến đến Quỳnh Đôi. Điểm thứ nhất là lạch Quèn với lực lượng hơn 500 quân, chúng tiến vào làng Ngọc Long, dùng 50 lính chốt, rồi cho quân còn lại đi theo đường 37A càn quét các xã Văn Hải, Bút Luyện, Cẩm Trường, triển khai thành thế gọng kìm tiến về Thượng Yên và kéo sang Quỳnh Đôi. Điểm thứ hai là Lạch Cờn, từ đây chúng tiến vào làng Phương Cần và làng Ngọc Huy với 100 lính Âu Phi và 300 lính ngụy. Chúng tránh đường quốc lộ I, men theo triền núi Đông Triều tiến vào phía Nam, tới làng Bào Hậu rồi tiến vào làng Quỳnh Đôi.

Cuộc đổ bộ của địch ở hai cửa lạch đều bắt đầu từ tờ mờ sáng ngày 5.10, được yểm trợ bằng máy bay và trọng pháo từ các tàu chiến bắn lên đường quốc lộ và đường sắt. Khi tiến vào các làng chúng dùng thủ đoạn nghi binh, cho lính mặc đồ thường dân, đội nón lá, mang áo tơi để tạo bất ngờ khiến quân đội và nhân dân ta bị động. Vào khoảng 15 giờ ngày 15 tháng10, địch từ Bào Hậu đến Quỳnh Đôi, tiếp sau đó một tiếng ( 16 giờ), một toán quân địch kéo đến Quỳnh Đôi từ Thượng Yên lên. Bị bất ngờ, nhân dân

Quỳnh Đôi lúc này mới nhốn nháo chạy ra đường trốn giặc theo hướng Bờ Lũy lên Thạch Động. Khoảng chập tối địch đã chiếm được làng và đến 8 giờ sáng ngày hôm sau thì rút lui. Làng Quỳnh tuy đã có hầm trú ẩn sẵn, có vũ khí chuẩn bị sẵn sàng phòng trừ giặc đến từ trước, lực lượng dự bị cũng sẵn, nhưng do chủ quan mất cảnh giác nên chỉ qua hơn một đêm, địch đã gây ra nhiều tổn thất cho nhân dân: đó là 3 dân quân du kích và hai dân thường bị bắn chết, một số người bị thương, bị hãm hiếp và bị bắt đi, nhiều nhà bị đốt cháy, tài sản bị cướp phá, trâu bò, lợn gà ũng bị chúng giết hại. Như vậy là nhân dân Quỳnh Đôi lại một lần nữa bị thiệt hại và tổn thất do chiến tranh, làng Quỳnh lại một lần nữa bị giặc giày xéo. Điều đó lại làm tăng thêm sự căm phẫn trong quần chúng nhân dân làng Quỳnh. Tất cả mọi người dân nơi đây đều với quyết tâm “ máu kêu trả máu” “ đầu kêu trả đầu”. Ở trên mọi miền đất nước, những người con làng Quỳnh anh dũng cầm súng chiến đấu, bất chấp hiểm nguy, không tiếc cống hiến máu thịt của mình cho tổ quốc. Ở quê nhà, nhân dân trước đây đã nghèo đói, qua cuộc tàn sát vừa rồi lại làm cho cuộc sống của họ cơ cực và nghèo đói hơn rất nhiều, nhưng không phải vì thế mà họ ngưng lòng yêu nước, lòng căm thù giặc. Họ vẫn nhiệt liệt hưởng ứng đáp lại lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ bán gạo để khao thưởng bộ đội”, vẫn bớt ăn, bớt mặc, góp gạo, góp tiền bỏ vào “hũ gạo nuôi quân”, vẫn nhường cơm sẻ áo cho các đơn vị bộ đội liên tục đóng quân ở làng. Họ luôn động viên người thân của mình lên đường ra chiến trường đánh giặc. Thanh niên làng Quỳnh lại hăng hái hơn trong việc tòng quân, nhiều người ngồi trên ghế nhà trường cũng tạm xếp sách vở và ước mơ để ra tiền tuyến như anh: Phan Tiến Hiền, Dương Hải Minh, Dương Viên, Lê Xuân Bảng, Hồ Sĩ Nha…

Từ năm 1950 cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước vào giai đoạn quyết liệt, ta giành thêm nhiều thắng lợi lớn, nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn

đề mới và phải giải quyết những khó khăn trong phát triển, nhất là khó khăn về kinh tế, lương thực, hậu cần.

Tháng 2 năm 1951, Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Đảng quyết định đổi tên Đảng từ Đảng Cộng sản Đông Dương thành Đảng lao động Việt Nam, công khai tuyên bố vai trò của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, liên kết chặt chẽ với cách mạng Lào, Căm Phu Chia và đưa ra Cương lĩnh mới vừa kháng chiến chống đế quốc vừa xóa bỏ di tích phong kiến, nửa phong kiến, phát triển chế độ dân chủ nhân dân.

Trong bối cảnh đường lối của Đảng và sự phát triển của kháng chiến toàn quốc, nhân dân Quỳnh Đôi đã hăng hái tham gia kháng chiến và thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình đúng với những chủ trương của Đảng.

Cuộc kháng chiến đang phát triển mạnh với các chiến dịch lớn, đòi hỏi việc đóng góp sức người sức của từ hậu phương phải tăng lên rất nhiều. Thực hiện nhiệm vụ hậu phương, nhân dân Quỳnh Đôi hăng hái với khẩu hiệu “ Tất cả cho tiền tuyến! Tất cả để chiến thắng”.

Từ năm 1950 đến 1954 có nhiều đợt tân binh Quỳnh Đôi lên đường đi ra tiền tuyến. Có anh thanh niên trên đường hái củi về qua làng Bào Hậu thấy đang tuyển quân liền bỏ gánh củi xuống, vào xin ứng tuyển, được chấp nhận rồi mới về làng. Anh Cù Chính Lương ( anh ruột của Cù Chính Lan) đang đi câu cá ở làng bên thấy có đoàn tân binh đi qua, anh liền tự động nhập vào xin đi ra chiến trường chiến đấu luôn.

Từ 1950-1952 trong chiến dịch Hà – Nam – Ninh, Quỳnh Đôi đã huy động được nhiều đợt dân công, có đợt lên tới 200 người, phải chia làm hai đội. Đại đội đi trước chưa về, đã điều đại đội sau lên đường phục vụ.

Phát hiện được nguy cơ bị uy hiếp ở chỗ sơ hở và yếu nhất, ngày 20 tháng 11 năm 1953, địch vội vã chia quân nhảy dù xuống chiếm Điện Biên Phủ. Ngày 16 tháng 12 năm 1953, Trung ương quyết định mở chiến dịch Điện

Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi “ Toàn dân, toàn quân, toàn Đảng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phait tập trung hoàn thành cho kỳ được chiến dịch này”

Quyết tâm chiến lược ấy đã biến thành ý chí và hành động cụ thể của quân và dân cả nước trong đó có một phần đóng góp lớn của nhân dân làng Quỳnh.

Nhiều đợt dân công gồng gánh, xe đạp thồ, cơm nắm, cơm đùm xuất phát từ làng quê ra đi chuyên chở vũ khí, lương thực ra tiền tuyến, không một ai chưa hoàn thành nhiệm vụ dân công mà đã trở về.

Trên chiến trường theo thống kê chưa đầy đủ, làng Quỳnh có 34 cán bộ và chiến sĩ anh dũng cầm súng chiến đấu, trong đó có anh Hồ Ngọc Chương là chiến sĩ vào lớp trẻ tuổi nhất của toàn quân ở Điện Biên Phủ và rất nhiều người khác của làng Quỳnh. Trong những người tham gia trận Điện Biên Phủ ấy có 8 người ngã xuống trên chiến trường trước khi quân ta toàn thắng.

Để góp phần mình vào công cuộc chiến đấu của cả nước, không chỉ những lớp thanh niên trai tráng, những người khỏe mạnh mới lên đường phục vụ đất nước mà ở làng Quỳnh những cụ già cũng tham gia góp phần mình để tiền tuyến đánh giặc. Đó là phong trào thi đua đan sọt để các chị dân công mang lương thực ra tiền tuyến, phong trào vót chông, tham gia vào sản xuất lương thực nhằm có thêm năng suất để đưa ra nuôi quân ở chiến trường.

Từ năm 1951-1954, nhân dân Quỳnh Đôi nhiều lần nhận được tin tử sĩ. Có lần báo về có đến 7 liệt sĩ trong các chiến dịch Hòa Bình, Tây Bắc. Những mất mát đau thương ấy nhân dân Quỳnh Đôi vẫn không hề nao núng. Có bà mẹ khi nhận được tin báo tử của con đã nói trong nước mắt: con hi sinh vì nước nhà là điều vẻ vang. Chính vì thế trong chín năm kháng chiến chống Pháp, nhân dân Quỳnh Đôi không hề có người đào ngũ. Trong chín năm ấy trong niềm thương tiếc chung đối với các thương binh, liệt sĩ, họ vẫn luôn nhắc nhau về hai tấm gương và là niềm tự hào của làng mình về hai chiến sĩ

yêu nước. Đó là Hồ Tùng Mậu, Ủy viên trung ương Đảng khóa II, tổng thanh tra chính phủ đã hi sinh ngày 23.7.1951 trên đường đi công tác từ Việt Bắc vào Liên khu IV.

Đó là đồng chí Cù Chính Lan, trong trận Giang Mỗ anh dủng cảm đuổi theo xe tăng địch, nhảy lên xe, rút chốt lựu đạn, chờ sắp nổ thì ném vào buồng lái, tiêu diệt toàn bộ nhóm giặc. Sau đó anh tham gia vào trận Tô Gô trên đường số 6, chỉ huy tiểu đội bộc phá, tuy ba lần bị trọng thương, cụt hai tay và gãy một chân đồng chí vẫn bám chắc trận địa, chỉ huy tiểu đội lên tiếp phá năm lần hàng rào dây thép gai tiến thẳng vào tiêu diệt lô cốt giặc và hi sinh ngày 1.2.1952. Anh là một trong những người đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam được phong danh hiệu Anh hùng lao động và được tặng thưởng

Huân chương Quân công.

Với những hi sinh mất mát đó, người Quỳnh Đôi càng thêm quyết tâm

Một phần của tài liệu Cư dân quỳnh đôi, quỳnh lưu, nghệ an trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỷ xiv đến năm 1975 (Trang 79 - 87)