Quỳnh Đôi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc từ 1930-

Một phần của tài liệu Cư dân quỳnh đôi, quỳnh lưu, nghệ an trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỷ xiv đến năm 1975 (Trang 65 - 79)

1945

Vào 1929, đầu 1930, tình hình chính trị ở Việt Nam rất sôi động. Phong trào đấu tranh của công và nông dân nổi lên nhiều nơi. Ở Nghệ Tĩnh phong trào đấu tranh của công nhân càng phát triển mạnh mẽ. Riêng ở Nghệ An, tính từ năm 1929 đến tháng 4 năm 1930 đã nổ ra 15 cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.

Ngày 3.2.1930 Đảng cộng sản Việt nam ra đời mở ra một bước ngoặt mới trong phong trào giải phóng dân tộc. Cũng ngay trong tháng 3 đó, chi bộ Quỳnh Đôi được thành lập và đây là một trong những chi bộ thành lập sớm ở Quỳnh Lưu. Việc thành lập chi bộ Cộng sản Quỳnh Đôi là một dấu ấn mới mẻ trong quá trình phát triển xã hội làng Quỳnh. Đó là kết quả tổng hợp tất yếu của một số quá trình đấu tranh bền bỉ, anh dũng của nhân dân lao động, của quá trình Chủ nghĩa Mac-Lênin truyền bá vào Quỳnh Đôi và của ý thức nhanh nhạy, tinh thần đầy trách nhiệm trước thời cuộc của một số đồng chí trung kiên trong hai tổ chức Thanh niên và Tân Việt ở làng Quỳnh. Chi Cộng sản Quỳnh Đôi ra đời đã ghi một mốc lớn về sự thống nhất ý chí và hành động của những người yêu nước và cách mạng ở làng Quỳnh. Từ đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân làng Quỳnh càng thêm quyết tâm đánh giặc, xây dựng quê hương, đất nước.

Ngày 18 tháng 3 năm 1930, phân cục Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trung kỳ đóng tại Vinh phát truyền đơn kêu gọi các giới gia nhập các tổ chức quần chúng của Đảng để đấu tranh đòi các quyền lợi. Và nhân ngày

kỷ niệm Lao động quốc tế 1 tháng 5, Đảng Cộng sản Việt Nam phát động một phong trào đấu tranh rộng lớn trong cả nước.

Dưới sự chỉ đạo của của Xứ ủy Trung Kỳ và Tỉnh ủy Nghệ An, sáng ngày 1 tháng 5 năm 1930, công nhân Vinh - Bến Thủy và nhân dân các huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Thanh Chương đứng dậy đấu tranh biểu tình, tuần hành đưa yêu sách mở đầu cho cao trào cách mạng mới. Chính quyền thực dân Pháp đã thẳng tay đàn áp phong trào. Nhưng trước sự đàn áp đó, phong trào không những không bị dập tắt mà nó càng thổi bùng lên mạnh mẽ trong công nhân và nông dân của Nghệ An.

Sự vùng dậy của công nhân Vinh- Bến Thủy và nông dân Hưng Nguyên, Thanh Chương, Nghi Lộc đã gây tiếng vang lớn kêu gọi sự vùng dậy của quần chúng cách mạng huyện Quỳnh Lưu nói chung và nhân dân Quỳnh Đôi nói riêng. Huyện ủy Quỳnh Lưu họp hội nghị vào trung tuần tháng 6 năm 1930 tại Quỳnh Thuận. Hội nghị phát động đấu tranh. Cuộc đấu tranh ở Quỳnh Lưu diễn ra mạnh mẽ và cũng đã giành được một số thắng lợi lớn.

Quỳnh Đôi không phải là trọng điểm đấu tranh của toàn huyện trong cao trào 1930-1931. Nhưng Quỳnh Đôi đã trở thành một bộ phận tích cực trong cao trào cách mạng của huyện

Ngay sau khi được thanh lập ( tháng 3.1930), Chi bộ đảng Quỳnh Đôi đã dẫn dắt quần chúng nhân dân Quỳnh Đôi bước ngay vào trận tuyến đấu tranh mới. Chi bộ đã phối hợp với các chi bộ khác trong huyện để đấu tranh, mở rộng tổ chức và hoạt động của mình.

Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, các tổ chức quần chúng phát triển rất mạnh. Chi bộ đã lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi cải cách hương thôn, chống sưu cao, thuế nặng, chống cường hào, tham nhũng, chống khủng bố trắng ở Bến Thủy, Thanh Chương, Hưng Nguyên…Những cuộc đấu tranh đầu tiên đòi thực hiện cải cách hương thôn như bài trừ hủ tục, đấu tranh đòi bài

trừ một số thủ tục hà khắc trước đây, xóa bỏ việc ăn uống linh đình trong ma chay, cưới xin…cuộc đấu tranh đó đã từng bước đánh vào nền tảng của những tập tục lễ giáo phong kiến. Chi bộ còn tổ chức các lớp học vào ban đêm cho những người mù chữ .

Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế trước hết nhằm vào việc chống phù thu, lạm bổ, chống cường hào tham nhũng công quỹ và cao hơn nữa là đưa yêu sách đòi giảm sưu cao, thuế nặng. Phương pháp đấu tranh được tiến hành từ thấp lên cao. Qua những cuộc đấu tranh, chi bộ Đảng được củng cố thêm về tổ chức, về lập trường tư tưởng. Những cuộc vận động đấu tranh của chi bộ Đảng Quỳnh Đôi được đông đảo nhân dân trong xã hưởng ứng thực hiện, làm cho không khí nông thôn thay đổi hẳn.

Trong lĩnh vực chính trị, mở đầu phong trào, những người Quỳnh Đôi đã hăng hái tham gia vào cuộc đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân làm muối vào ngày 20.6.1930, theo chủ trương của huyện ủy. Cuộc biểu tình đông tới 3000 người tham gia. Dân cư Quỳnh Đôi không phải là dân làm muối, nhưng cũng có nhiều người tham gia hưởng ứng, trong đó có đồng chí Hoàng Hữu Duyệt được Huyện ủy chỉ định làm người phất cờ đỏ búa liềm kêu gọi nhân dân tham gia cuộc đấu tranh. Anh đã anh dũng dẫn đầu đoàn biểu tình rầm rộ kéo tới đồn Phú Đức, rồi đồn muối Thanh Đàm, đấu lý với hai tên Tây đoan đồn trưởng, buộc chúng phải nhận yêu sách và hứa giải quyết. Cuộc biểu tình thắng lợi bước đầu đã kích thích phong trào lên cao. Công tác tuyên truyền, được đẩy mạnh nhằm động viên quần chúng vùng lên noi gương ở các huyện phía Nam Nghệ An.

Vào ngày 1.8.1930 nhân kỷ niệm ngày nhân dân thế giới đứng lên đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, huyện đảng bộ Quỳnh Lưu có quyết định treo cờ, rải truyền đơn ở các địa điểm trọng yếu như ở thị trấn Cầu Giát,

Quỳnh Đôi, Quỳnh Xuân, Phú Mỹ để cổ vũ tình thần đấu tranh của quần chúng.

Phong trào đấu tranh ở Quỳnh Đôi hòa vào phong trào đấu tranh chung của toàn huyện, theo sát chỉ đạo của huyện đảng bộ. Tại Quỳnh Đôi, sáng sớm ngày 1.8.1930 đã thấy cờ đỏ trên ngọn cây duối ở Bờ nậu, truyền đơn được rải trên đường làng, một số đồng chí được phái đi rải truyền đơn ở các làng lân cận.

Trước sự đấu tranh của nhân dân, địch tiến hành khủng bố trắng. Nhân dân Quỳnh Đôi cùng với nhân dân những vùng lân cận đã bị thất thoát khá nặng về tổ chức. Trong lúc khó khăn ấy, Tỉnh ủy cử một số cán bộ, đồng chí ra giúp đỡ Quỳnh Lưu. Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của tỉnh ủy, huyện ủy Quỳnh Lưu khẩn trương chỉnh đốn tổ chức, tăng cường công tác đoàn thể và phát động cuộc biểu tình toàn huyện vào ngày 4.2.1931. Cuộc biểu tình nhằm chống sưu cao thuế nặng, chống bọn Tây bắt rượu và thuế muối, chống khủng bố, chống bắt bớ, tù đày, chống bắn giết những người tham gia phong trào biểu tình và phản đối việc tàn sát nhân dân hai làng Tân Hợp và Song Lộc huyện Nghi Lộc.

Theo đúng kế hoạch vạch ra, vào lúc 5 giờ sáng ngày 4.2.1931 khoảng 6000 người trong đó có nhân dân Quỳnh Đôi tập trung ở những địa điểm quy định cùng kéo về trụ sở huyện. Tại các nơi tập tung, sau khi nghe diễn thuyết, đoàn biểu tình đã kéo lên xã Quỳnh Thạch. Chánh tổng Phú Hậu là Nguyễn Bá Dư chạy vội lên báo cáo với huyện, bị tự vệ bắt giữ và giải về trình những người lãnh đạo phong trào biểu tình.

Có thể nói, cuộc biểu tình này là một cuộc tập dượt lớn nhất ở Quỳnh lưu, nó thể hiện được vai trò lãnh đạo của Đảng. Đây cũng là một phong trào đấu tranh lớn nhất từ trước đến nay làm cho hệ thống chính quyền địch ở làng xã rệu rã, buộc địch phải điều quân ở một số nơi trong tỉnh đến để đàn áp.

Chúng bắt bớ, giam cầm và tra tấn rất giã man các chiến sĩ yêu nước của Quỳnh Lưu trong đó có những người con làng Quỳnh. Tại Quỳnh Đôi, địch bắt được 5 người và đem ra chém ở cổng đình làng uy để uy hiếp phong trào đấu tranh của nhân dân, có 20 người Quỳnh Đôi bị kết án tù từ hai năm đến tù chung thân.

Trong cuộc đấu tranh gay go và quyết liệt đó đã xuất hiện nhiều tấm gương anh dũng. Tiêu biểu là đồng chí Dương Ngọc Liễn, anh bị bắt ở tuổi 20, bị tra tấn dã man nhưng anh vẫn hiên ngang trước quân thù kể cả khi bị xử bắn.

Truyền thống yêu nước, và cách mạng của làng quỳnh không chỉ có ở các trang nam nhi mà nó còn thể hiện cả ở những người phụ nữ tay yếu chân mềm. Phụ nữ Quỳnh Đôi có những đóng góp rất to lớn trong cuộc vận động, tuyên truyền, làm giao thông liên lạc, gây quỹ cho Đảng, bảo vệ cơ sở, bảo vệ và giúp đỡ cán bộ. Đó là những đồng chí Phan Thị Uyển-là bí thư phụ nữ giải phóng huyện, bị địch bắt tra khảo 6 tháng ròng rã ở nhà lao Vinh, nhưng chị vẫn không khai báo gì, cuối cùng bọn địch phải trả tự do cho chị. Khi được tư do, chị trở về làng lại tiếp tục vận động chị em bỏ trầu, bỏ thuốc để lấy tiền đó ủng hộ các đồng chí chính trị phạm. Đó là chị Hồ Thị Nhung, bí thư Phụ nữ giải phóng làng bị tù 4 năm ở Nha Trang nhưng vẫn giữ vững tinh thần trung kiên, bất khuất. Đó là các chị Phan Thị Thiết, Phan Thị Loan, bà Hoe Đôi, bà Tân Ứng, cất giữ tài liệu cho chi bộ, giúp việc giao thông liên lạc trong những ngày khó khăn bị địch khủng bố, vẫn không hề giao động, hay đầu hàng địch.

Cũng như phong trào của cả tỉnh Nghệ An lúc bây giờ, phong trào ở Quỳnh Đôi bị bọn thực dân phong kiến đàn áp, khủng bố dã man với âm mưu là dìm phong trào trong biển máu. Dưới sự đàn áp dã man của kẻ thù, chi bộ đảng Quỳnh Đôi gặp nhiều tổn thất, nhất là sự tổn thất về người, chi bộ từ 17 đảng viên nay chỉ còn lại 3 đồng chí.

Trước sự đàn áp và khủng bố của kẻ thù, phong trào ở Quỳnh Đôi tạm lắng xuống. Nhưng không phải vì thế mà làm nản chí đấu tranh của nhân dân làng Quỳnh. Trừ những người đã hi sinh, tù đày, số còn lại đi ra các tỉnh để tiếp tục hoạt động và gây dựng cơ sở. Lúc này đế quốc Pháp lập hệ thống đồn bốt canh gác rất nghiêm ngặt. Chúng còn thiết lập bộ máy mật thám dày đặc để lùng bắt những chiến sĩ cách mạng với hi vọng dập được “họa cộng sản” ở Quỳnh Đôi. Nhưng âm mưu của chúng không thể thực hiện được. Một số đồng chí chưa bị bắt bằng mọi cách củng cố tinh thần của quần chúng nhân dân, vận động họ ủng hộ, giúp đỡ những gia đình có người hi sinh hoặ bị cầm tù. Các tổ chức quần chúng của Đảng lại được khôi phục và đi vào hoạt động, những đồng chí đó còn tìm cách bắt liên lạc với cấp trên và từng bước gây dựng lại cơ sở.

Hòa vào không khí đấu tranh chung của cả huyện, cả tỉnh, phong trào 1930-1931 ở Quỳnh Đôi phát triển khá nhanh và sôi nổi, góp phần quan trọng vào phong trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh. Và từ trong máu lửa, trong đau thương, nhân dân Quỳnh Đôi tiếp tục nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nhiều người đã đấu tranh đến hơi thở cuối cùng, để lại những tấm gương sáng cho con cháu noi theo.

Quỳnh Đôi phải trải qua những ngày tháng căng thẳng sau phong trào 1930-1931. Và trước sự khủng bố dã man của kẻ thù, những nhà cách mạng Quỳnh Đôi vẫn bí mật hoạt động gây dựng cơ sở để đến khi có điều kiện thuận lợi lại tiếp tục bước vào cuộc đấu tranh mới.

Đến năm 1935, huyện đảng bộ Quỳnh Lưu nói chung và chi bộ đảng xã Quỳnh Đôi nói riêng được phục hồi trong lúc tình hình thế giới và trong nước có những chuyển biến mới.

Trước hiểm họa bành trướng của chủ nghĩa phát xít, cuộc chiến tranh thế giới thứ II sắp bùng nổ, Quốc tế cộng sản đã triệu tập Đại hội VII, ra

quyết định thành lập Mặt trận nhân dân rộng rải để chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do cơm áo và hòa bình.

Tháng 01 năm 1936, Mặt trận bình dân Pháp do Đảng Cộng sản làm nòng cốt được thành lập. Tháng 6 năm 1936, chính phủ phái tả do Lêông Bơlum làm thủ tướng đã thi hành Cương lĩnh của mặt trận bình dân Pháp. Chính phủ Pháp quyết định cử phái viên J.Gô đa sang điều tra tình hình ở Đông Dương.

Biết được tình hình đó, tháng 7 năm 1936 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong- Ủy viên Ban chấp hành quốc tế cộng sản, chủ trì họp tại Thượng Hải (Trung Quốc). Hội Nghị đã đề ra chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đông Dương bao gồm các giai cấp, đản phái, dân tộc, tổ chức chính trị xã hội

và tôn giáo khác nhau để cùng đấu tranh đòi quyền lợi dân chủ. Hội nghị quyết định chưa nêu khẩu hiệu đánh đổ đế quốc Pháp và giai cấp địa chủ giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày, mà Đại hội chỉ nêu khẩu hiệu đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống chiến tranh, chống phát xít dòi tự do, cơm áo, hòa bình.

Theo tinh thần của Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương, chi bộ Đảng Quỳnh Đôi sẵn sàng lãnh đạo nhân dân bước vào cuộc đấu tranh mới.

Ngày 24 tháng 12 năm 1937 khi phái bộ của Mặt trận bình dân Pháp do J.Gô Đa cầm đầu đi qua huyện Quỳnh Lưu, được sự chỉ đạo của huyện ủy, nhân dân Quỳnh Đôi cùng với nhân dân trong huyện đã tập trung hàng ngàn người đổ về các ngả đường, đông nhất là ở thị trấn Cầu Giát để đấu tranh. Với danh nghĩa là đón J.Gô đa nhưng thực chất đây là cuộc tập hợp quần chúng để biểu dương lực lượng. Các bản yêu sách tới tấp đưa tới Gô đa với nội dung đòi hủy bỏ thuế thân, tự do lập hội, tự do ngôn luận báo chí, tự do nghiệp

đoàn…từ đó phong trào ở Quỳnh Đôi nói riêng, Quỳnh Lưu nói chung ngày một lên cao. Chi bộ Đảng đã tập hợp lực lượng quần chúng đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ; gây ảnh hưởng tốt trong quần chúng. Các tổ chức nửa công khai, nửa hợp pháp của quần chúng được thành lập như: Đoàn thanh

niên, Hội phụ nữ dân chủ, Hội hiếu, hội đọc sách… Các tổ chức đó đã tiến

hành các hoạt động như truyền bá chữ quốc ngữ, đọc sách báo, tổ chức thực hiện nếp sống mới…diễn ra sôi nổi.

Thực hiện Nghị quyết của tỉnh ủy, tháng 7 năm 1937, huyện ủy Quỳnh Lưu tổ chức đại hội tại xã Quỳnh Đôi để tổng kết kinh nghiệm đấu tranh trong thời gian qua. Đại hội quyết định lợi dụng hình thức công khai, hợp pháp để tổ chức quần chúng đấu tranh.

Chi bộ Quỳnh Đôi lãnh đạo nhân dân trong xã đấu tranh đòi cải cách hương thôn, chống cường hào, tham nhũng, chống đàn áp, bắt bớ, đòi ân xá chính trị phạm, đòi quyền tự do báo chí, tự do hội họp. Chi bộ Quỳnh Đôi đã biết dựa vào thanh niên, đặc biệt là thanh niên trí thức để vận động, tuyên truyền, giáo dục quần chúng. Đoàn thanh niên đã phát động được phong trào quần chúng sôi nổi như học chữ quốc ngữ, thể dục thể thao, văn ghệ.

Phong trào đọc sách báo khá phát triển. Mổi xóm đều có những điểm tập trung đọc sách, nhất là học sinh, thanh niên thường tụ tập tại nhà các đồng chí Hồ Mậu Đờn, Nguyễn Như Hươn, Hồ Trọng Triêm, Hồ Phi Tường..để đọc sách báo và trao đổi kiến thức về văn hóa, chính trị.

Vào những năm 1938-1939, chi bộ Đảng Quỳnh Đôi còn lãnh đạo tổ chức Hội ái hữu, các tổ chức đọc sách nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin cho học sinh học tại trường tiểu học huyện Quỳnh Lưu nhằm giáo dục tư tưởng cách mạng cho thế hệ học sinh. Chính vì vậy nên trong thế hệ học sinh Quỳnh

Một phần của tài liệu Cư dân quỳnh đôi, quỳnh lưu, nghệ an trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỷ xiv đến năm 1975 (Trang 65 - 79)