Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy, văn học đợc gọi là nghệ thuật ngôn từ. Đều lấy ngôn ngữ làm chất liệu, nhng mỗi thể loại văn học lại có cách tổ chức với những đặc trng riêng. Bởi vậy, muốn hiểu một cách sâu sắc, cặn kẽ bản chất thẩm mĩ của ngôn từ trong tác phẩm văn học cũng nh phong cách ngôn ngữ, cá tính sáng tạo, tài năng của nhà văn thì nhất thiết phải gắn ngôn từ với thể loại, vì “mỗi thể loại đòi hỏi một thứ ngôn ngữ riêng, ngôn ngữ của thể loại ấy” [54, tr.59]. Có thể áp dụng quan niệm này để xem xét mọi cấp độ ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, trớc hết là ở cấp độ từ ngữ.
Do những quy định của thể loại, từ ngữ trong truyện có những đặc trng riêng, và những đặc trng này dễ nhận thấy nhất khi ta đối sánh từ ngữ trong truyện với từ ngữ trong thơ.
“Ngôn ngữ của các tác phẩm trữ tình là ngôn ngữ đợc tổ chức trên cơ sở nhịp điệu, hết sức cô đọng, hàm súc và đặc biệt gợi cảm.” [26, tr.186]. Sự lựa chọn từ ngữ trong thơ bao giờ cũng nhằm làm cho nội dung cảm xúc, thái độ đánh giá, sự đồng cảm hoặc phê phán của chủ thể trở nên nổi bật.
Xét từ góc độ ngôn ngữ học thuần tuý, từ ngữ trong thơ vẫn là những từ ngữ của đời sống, đợc lấy ra từ cái vốn từ ngữ toàn dân. Những từ ngữ ấy có nghĩa xác định và chúng tồn tại trong các ngữ cảnh khác nhau với những ngời sử dụng khác nhau. Nhà thơ không sáng tạo ra từ mới mà trớc đó cha hề có, mà chỉ sử dụng chúng bằng năng lực sáng tạo của mình. Có khi nhà thơ không dùng một từ nào lạ, mà câu thơ, bài thơ vẫn bị xem là khó hiểu. Cái khó hiểu không phải nằm ở bản thân nghĩa của mỗi từ, mà ở cấu trúc ngôn từ của văn bản - một kiểu cấu trúc ngôn ngữ hàm xúc, giàu hình ảnh. Xuất phát từ điều này mà nhiều ngời nhất trí rằng: nghĩa của từ trong thơ là một thứ nghĩa đợc tạo sinh bởi quan hệ chứ không còn là nghĩa vốn có nh trong từ điển.
Khác với thơ, tác phẩm truyện có tham vọng tái hiện đời sống, tâm lý con ngời trong tính khách quan, sâu rộng, đa chiều vốn có của nó. Ngôn ngữ của các tác phẩm truyện là ngôn ngữ của nhiều tính cách, ngôn ngữ đa dạng, ngôn ngữ của cuộc sống đời thờng. Nó chấp nhận mọi lớp từ, mọi biến thái, thậm chí cả sự xô bồ, phồn tạp đến cực độ. Không phải văn xuôi không cần gọt rũa, trau chuốt; nhng sự gọt rũa, trau chuốt từ ngữ của một tác giả viết văn xuôi tự sự rất khác với sự gọt rũa, trau chuốt của một nhà thơ. Đối với ngời viết văn xuôi tự sự, áp lực lớn nhất là làm sao từ ngữ phải lột tả đợc đối tợng một cách chính xác nhất qua cái nhìn của anh ta.
Trong văn xuôi, lời văn vận dụng toàn bộ khả năng và phơng tiện biểu đạt của ngôn ngữ toàn dân thuộc các bình diện ngữ âm, từ vựng, cú pháp, các phơng thức tu từ. Nhà văn không chỉ sử dụng các phơng tiện biểu đạt, mà còn vận dụng các hình thức ngôn từ vốn có trong kho tàng tiếng nói một dân tộc với vô vàn sắc thái nội dung của nó nh từ cổ, tiếng địa phơng, tiếng nghề nghiệp, tiếng lóng… Ngoài ra nhà văn cũng sử dụng vốn ngôn từ văn học đã trở thành di sản nghệ thuật dân tộc để tạo thành lời văn tác phẩm của mình. Đào Thản viết: “Ngôn ngữ nghệ thuật có thể đạt tới một độ chính xác lý tởng về mặt miêu tả. Điều này trớc hết và chủ yếu đợc quyết định bởi tài năng nghệ thuật của nhà văn, song cũng phải kể đến sức mạnh và tiềm năng của phơng tiện biểu đạt. Không ràng buộc, hạn chế bởi đặc trng phong cách, ngôn ngữ nghệ thuật cho phép lựa chọn và sử dụng tất cả mọi yếu tố phơng tiện, huy động mọi khả năng, vốn liếng của tiếng nói dân tộc đến mức cao nhất cho mục đích thẩm mĩ của mình. Văn xuôi hiện đại không “phân biệt đối xử” đối với các phơng tiện thể hiện. ở đây không có biện pháp nào đợc đánh giá là tốt hay xấu, trội hơn hay kém hiệu lực hơn, mà chỉ có thể đợc a dùng, quen dùng hơn trong những thời kì, xu hớng hoặc tác giả nhất định” [69, tr.202].
ý kiến trên của Đào Thản đã giúp ta nhìn nhận rõ hơn đặc điểm phong phú, đa dạng của ngôn ngữ văn xuôi hiện đại. Do cách tổ chức khá phóng túng, ngôn ngữ trong các tác phẩm truyện sẵn sàng dung chứa mọi lớp từ ngữ, mọi cách nói; không phân biệt sang hèn, thanh tục, cao thấp, miễn sao chúng thể hiện
tốt nhất dụng ý nghệ thuật của ngời viết. Và cũng chính phạm vi chọn lựa rộng rãi trong vốn từ mà nhà văn có chỗ để nhào nặn, gọt rũa, vận dụng một cách có hiệu quả nhất vốn từ vựng đợc coi nh tài sản chung của dân tộc.