Câu văn trong tác phẩm truyện

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn nam cao trước cách mạng (Trang 60 - 62)

ở chơng 2, qua việc khảo sát, phân tích, ta đã thấy tầm quan trọng của từ ngữ trong việc thể hiện bản sắc của chủ thể sử dụng ngôn từ. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một bình diện. Điều mang tính quyết định là từ ngữ phải đợc tổ chức nh thế nào để biểu đạt đợc những nội dung mà bản thân cấp độ từ ngữ không thể đảm nhiệm. Cấp độ câu sẽ đảm nhiệm điều đó. Câu là “phạm trù cơ bản của cú pháp học. Nó là đơn vị độc lập nhỏ nhất của lời nói, đơn vị hiện thực của giao tiếp đợc cấu tạo từ từ và ngữ theo quy luật ngữ pháp và ngữ điệu của một ngôn ngữ, là phơng tiện cơ bản để hình thành, thể hiện và thông báo ý nghĩ, cảm xúc về thực tại và mối quan hệ của chúng với ngời nói” [83, tr.32]. Câu - đó chính là đơn vị giữ vai trò trọng yếu trong văn bản nghệ thuật, là những “hạt nhân” mà khi liên kết với nhau, chúng sẽ tạo nên những hình tợng - yếu tố quyết định sự

tồn tại của tác phẩm văn chơng. Và dĩ nhiên, đó cũng là đơn vị góp phần quyết định cho việc định hình một phong cách ngôn ngữ.

Cũng nh cấp độ từ ngữ, khi xem xét cấp độ câu trong tác phẩm truyện, dĩ nhiên chúng ta không thể không gắn với phạm trù thể loại, vì “mỗi thể loại đòi hỏi một thứ ngôn ngữ riêng, ngôn ngữ của thể loại ấy” [54, tr.59]. Do những quy định của thể loại mà câu trong tác phẩm truyện có những đặc trng riêng, những đặc trng này dễ nhận thấy nhất khi ta đối sánh câu trong truyện và câu trong thơ.

Ngoài đặc trng thiên về biểu hiện cảm xúc, hàm súc cô đọng thì ngôn ngữ có vần điệu, nhịp điệu cũng là một đặc trng cơ bản của thơ. Đặc trng này đã chi phối cách tổ chức câu văn trong tác phẩm thơ. Khi sáng tác câu thơ này gọi câu thơ khác thành một dòng chảy xuyên suốt từ đầu đến cuối bài thơ. Trong tác phẩm thơ, dòng thơ cũng là câu thơ khi nó diễn đạt trọn vẹn một ý nhng cũng có khi hai ba dòng mới thành một câu trọn nghĩa. Bởi vậy, khi đọc thơ, đặc biệt là thơ cổ, biết chấm câu cho đúng đã là có một trình độ học vấn nhất định. Kể cả thơ hiện đại, khi đọc chúng ta cũng phải chú ý đến cách chấm câu, ngắt đoạn cho thông nghĩa. Không thận trọng sẽ khó tránh khỏi hiểu sai, hiểu nhầm. Trong thơ, những mạch biểu cảm thờng đan chéo nhau, chiếm những cấp độ nghĩa thiếu quan hệ trên bề mặt cú pháp. Vì thế cho nên, chúng ta rất khó có thể phân tích cấu trúc ngữ pháp trong thơ theo lôgic thông thờng.

Khác với thơ, trong tác phẩm truyện, bằng “con mắt thông thờng”, không cần có một trình độ học vấn nhất định, chúng ta cũng có thể nhận biết đợc câu (kết thúc một câu là dấu chấm câu); mỗi câu văn thể hiện một nội dung (tơng đối) trọn vẹn. Các nhà văn có thể “tha hồ” dùng các kiểu câu mà không cần suy tính trớc đến sự cân đối hài hoà. Trong truyện, nhịp điệu của lời văn đợc hình thành trên cơ sở sự phân tách văn bản thành chơng, đoạn. Câu văn ngắn, dài, khúc khuỷu đợc lặp đi lặp lại cũng tạo nên nhịp điệu. Mặt khác, trong truyện ngắn, những mạch biểu cảm thờng rất rõ ràng, cấp độ nghĩa thể hiện rõ trên bề mặt cú pháp. Vì thế, chúng ta dễ dàng phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn theo logic thông thờng. Trong tác phẩm truyện, nhà văn rất a dùng kiểu câu văn tỉnh lợc các thành phần để tạo nên dòng chảy của ngôn từ, dòng chảy của cuộc

sống, dòng chảy của tâm trạng. Dới ngòi bút của nhà văn, hình thức câu biến hoá theo cách cảm nhận và ý đồ thể hiện cuộc sống của nhà văn.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn nam cao trước cách mạng (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w