Đặc điểm cấu tạo

Một phần của tài liệu Đặc điểm tên gọi các nông cụ qua các thổ ngữ quảng bình (Trang 57 - 63)

VII. 1 Đỏi bừa (1, 3), 2 Chạo bừa (2), 3 Dây bừa (4, 16, 17), 4 Dây nà

3.1.Đặc điểm cấu tạo

2. Nhận xét về tên gọi các bộ phận của nông cụ

3.1.Đặc điểm cấu tạo

Từ nguồn t liệu khảo sát nh đã nói, chúng tôi thu thập đợc vốn từ ngữ chỉ các nông cụ của các thổ ngữ Quảng Bình là 503 đơn vị gọi tên 73 bộ phận. Xét về cấu tạo từ ngữ chỉ bộ phận của các nông cụ cũng có 3 loại nh từ trong ngôn ngữ toàn dân (từ đơn, từ ghép, từ láy) nhng số lợng từ có cấu tạo theo từ láy vô cùng ít so với từ đợc cấu tạo theo kiểu từ đơn và từ ghép. Trong tổng số 503 đơn vị từ ngữ, số từ đơn gồm 122 từ, chiếm 24,2%; từ ghép gồm 368 từ, chiếm 73,1%; từ láy chỉ có 13 từ, chiếm 2,5% trong tổng số từ chỉ các nông cụ qua các thổ ngữ Quảng Bình. Từ ghép chỉ nông cụ là loại từ chiếm số lợng lớn nhất trong tổng số các từ chỉ bộ phận các nông cụ trong các thổ ngữ Quảng Bình.

Nh vậy, về cấu tạo có 2 nét đáng chú ý về các từ chỉ các bộ phận nông cụ trong các thổ ngữ Quảng Bình là từ ghép chiếm số lợng lớn, và ngợc lại từ láy rất ít.

a. Từ đơn

Số lợng các từ chỉ các bộ phận nông cụ là từ đơn gồm 122 từ, chiếm 24,2% tổng số từ chỉ các bộ phận. Tuy số lợng từ đơn ít nhng nông cụ nào cũng có những bộ phận đợc định danh bằng từ đơn. Chẳng hạn nh : điệp, nụ, môi,

theo, mui là những từ chỉ bộ phận của cái cày. Hay những từ khâu, quai, đai, bộng chỉ các bộ phận của cái cuốc; trồng, cẳng, giá chỉ bộ phận của gàu sòng…vv.

Đại bộ phận các từ đơn chỉ nông cụ trong các thổ ngữ Quảng Bình là những từ thuần Việt. Các từ này đợc dùng phổ biến rộng khắp trong các thổ ngữ nên trở thành quen thuộc với những ngời làm nông trong các huyện của Quảng Bình. Vì thế, lớp từ đơn này có thể xem đó là những từ địa phơng Quảng Bình.

b. Từ ghép

Nh đã nói, từ ghép chỉ các bộ phận nông cụ trong các thổ ngữ Quảng Bình gồm 368 từ, chiếm 73,1% tổng số từ chỉ nông cụ trong phơng ngữ Quảng Bình. Trong số vốn từ vựng chỉ nông cụ khảo sát đợc của các thổ ngữ Quảng Bình, chúng tôi thấy rằng số lợng từ ghép hợp nghĩa (từ ghép đẳng lập) chiếm một tỷ lệ rất thấp so với từ ghép phân nghĩa (từ ghép chính phụ). Các từ ghép hợp nghĩa ở đây là những từ mang nghĩa khái quát chỉ nông cụ sản xuất theo tính chất bao gộp nh: cày bừa, cuốc xẻng, liềm hái…Ngợc lại tên gọi các bộ phận cụ thể của các công cụ sản xuất thì hầu hết là từ ghép phân nghĩa. Trong số 503 từ chúng tôi thu thập đợc về tên gọi của 73 bộ phận của các nông cụ thì tỷ lệ từ ghép phân nghĩa chiếm tỷ lệ cao nhất, gồm 368 từ, chiếm 73,1%. Điều đáng lu ý ở đây là từ ghép phân nghĩa chỉ các bộ phận của nông cụ ở Quảng Bình phần lớn không phải là những từ quen thuộc với mọi ngời trong vùng, bởi các từ này thờng chỉ xuất hiện trong một thổ ngữ cụ thể. Nói cách khác những

từ này, mang đặc tính của lớp từ nghề nghiệp, mang tính thổ ngữ rõ nét. Chúng là những từ chỉ quen dùng trong một vùng, một thổ ngữ nhất định trong phơng ngữ Quảng Bình: Chẳng hạn : đỏi cày, đùi trôống, nài bừa, chạo bừalà những từ chỉ xuất hiện trong một thổ ngữ.

Theo quan điểm của giáo s Hồ Lê và một số nhà nghiên cứu về cấu tạo từ tiếng Việt thì từ ghép chính phụ trong tiếng Việt có cấu trúc phổ biến nh sau: - Danh từ + Danh từ - Danh từ + Động từ - Danh từ + Tính từ - Động từ + Danh từ - Động từ + Động từ - Tính từ + Danh từ

Khi đối chiếu với các kiểu cấu trúc ghép trên chúng tôi thấy rằng những từ ghép trong vốn từ chỉ các bộ phận của nông cụ đã điều tra khảo sát thu thập đợc là những từ ghép chính phụ có cấu trúc dạng : Danh từ + danh từ, Danh từ + Động từ và Danh từ + Tính từ. Trong đó cấu trúc dạng danh từ + danh từ phổ biến nhất. Ví dụ:

- Các từ ghép phân nghĩa có cấu tạo dạng danh từ + danh từ : Tai + bừa

Dây + bừa Gót + cày Nẹp + gàu Khâu +cuốc

- Các từ ghép phân nghĩa có cấu tạo dạng danh từ + động từ. Chạc + cột

Chạo + cầm Dây + nhắc

Chạc + túm Dây + néo

- Các từ ghép phân nghĩa có cấu tạo dạng Danh từ + tính từ Chực + đứng

Lẻ + ngang Sót + dài Sót + ngắn

Nói về nghĩa của các từ ghép chính phụ trong vốn từ chúng tôi thu thập đợc, ở thành phần phụ của một số từ ghép nghĩa của chúng ít nhiều có lý do ngữ nghĩa, một số khác thì không có lý do. Chẳng hạn một số từ ghép mà yếu tố cấu tạo từ có thể giải thích đợc ít nhiều lí do ngữ nghĩa:

Chốt cày : là bộ phận dùng để nối giữa bộ phận này với bộ phận khác. Mũi cày : là bộ phận dùng để xới đất lên phía trớc có hình dáng nhọn (tiếng địa phơng gọi là mụi thay cho mũi).

Dây nhắc : là bộ phận dùng để nâng bừa lên

Chạc troóng :Là bộ phận dùng để choàng qua cổ trâu (bò)  ngời Quảng Bình gọi là troóng.

- Loại từ ghép không còn rõ lý do tên gọi, đó là các yếu tố phụ không giải thích đợc nghĩa:

+ Quai seng : yếu tố seng không giải thích đợc + Dộ nài : yếu tố nài không giải thích đợc

- Xét về số lợng âm tiết trong từ ghép có kết cấu chính phụ, chúng tôi thống kê đợc nh sau:

Loại từ có 4 âm tiết: có 2 từ, chiếm 0,5% vốn từ ghép chính phụ trong vốn từ chỉ các nông cụ qua các thổ ngữ Quảng Bình.

Dây giữ cổ trâu Dây niệt mạ bừa

Loại trừ có 3 âm tiết: có 29 từ, chiếm 7,9% vốn từ ghép chính phụ trong vốn từ chỉ các nông cụ qua các thổ ngữ Quảng Bình.

Chẳng hạn: - Tai đổ đất - Chốt thang lang

- Thang bừa đứng - Ba chân đứng - Vằng giữ răng - Lang thang trên

Số còn lại là loại từ ghép 2 âm tiết. Đây là loại chiếm số lợng nhiều nhất

Những từ ghép chính phụ trong vốn từ chúng tôi thu thập đợc dù đợc cấu tạo 2, 3 hay 4 âm tiết thì những từ ghép này có dạng cấu tạo nh cụm từ. Sau yếu tố chính có thể là một danh từ, một động từ hay một tính từ. Những yếu tố phụ đó có thể phân loại hay chỉ tính chất, đặc điểm của đối tợng đợc biểu hiện.

Ví dụ nh:

- Dây giữ cổ trâu - Dây nhắc

- Thanh giữ răng - Sót dài

yếu tố đi sau danh từ chỉ loại có tác dụng định nghĩa, phân biệt nghĩa một cách cụ thể rõ ràng tên gọi các bộ phận phân biệt bộ phận này với bộ phận khác chứ không dừng lại ở việc gọi tên chung chung.

Nói cách khác nhờ yếu tố phụ mà nó đã tạo nên nghĩa cụ thể cho từ ghép và đây cũng chính là yếu tố thể hiện cách nhìn nhận, phản ánh hiện thực của chủ nhân sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ. Có thể nói rằng tuỳ theo cách nhìn, cách quan niệm mà c dân của mỗi thổ ngữ có những cách đặt tên riêng cho các bộ phận của nông cụ.

Trong số các từ ghép chỉ nông cụ, chúng tôi thấy yếu tố phụ của những từ ghép đợc lựa chọn nh sau:

- Kiểu từ ghép chính phụ gọi tên nông cụ theo đặc điểm chất liệu: - Dây gàu

- Đế cày - Chạc troóng

- Trợi vải

Kiểu từ ghép chính phụ gọi tên nông cụ theo tính chất hoạt động - Khoá cày

- Chốt tháp - Dù cải - Dây kéo cày - Nâng su cạn - Dây néo

- Thanh giữ răng - Cọc chống - Giá nâng

Nếu xét theo mô hình cấu tạo, từ ngữ chỉ các bộ phận của nông cụ trong các thổ ngữ Quảng Bình cũng đợc cấu tạo theo mô hình chung nh từ trong ngôn ngữ toàn dân. Nhng do yếu tố tham gia cấu tạo mang tính chất riêng- phơng ngữ nên các từ chỉ nông cụ trong phơng ngữ Quảng Bình vừa phản ánh đặc điểm tính chất nghề nghiệp vừa phản ánh tính địa phơng trong cấu tạo khá rõ nét.

Xét mô hình cấu tạo, từ ghép chỉ các bộ phận của nông cụ trong các thổ ngữ Quảng Bình chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.

Nếu gọi A là yếu tố toàn dân, B là yếu tố địa phơng, từ ghép phân nghĩa chỉ nông cụ của các thổ ngữ Quảng Bình có các kiểu dạng ghép:

Dạng 1: A + B AB

Ví dụ: Dây nài, chốt lắc loi, dây tróong, cọc chôống, dù cải, dù éc

Dạng 2: B + A BA

Ví dụ : Lại cày, triêng cày , ỉn cày, thăn bừa, dợ cổ, chạc bừa

Dạng 3: A + A AA

Đây là những từ mà cả hai yếu tố đều đợc dùng trong ngôn ngữ toàn dân nhng AA- với t cách là từ chỉ thấy đợc dùng chỉ nông cụ trong thổ ngữ Quảng Bình.

Dạng 4: B + B BB

Đây là kiểu từ mà hai yếu tố đều có tính chất phơng ngữ.

Ví dụ: Đùi trốông, chạc túm, dợ nài, dợ niệt, chạc troóng

Có một điều rất đặc biệt đó là bộ phận XI của cái cày đợc gọi tên bằng những từ láy hoặc những từ ghép khác nhau giữa các thổ ngữ nhng các từ này này đều có yếu tố mà nghĩa của nó thể hiện một đặc điểm dễ nhận thấy của bộ phận này rất khác với bộ phận khác của cái cày là tính chất không cố định, lỏng lẻo nên các từ này mang đặc điểm riêng về nghĩa . Qua cấu tạo từ nh vậy, ta có thể hình dung đợc cách nhìn sự vật của những c dân Quảng Bình đợc phản ánh qua cách gọi tên bộ phận này. Đó là các từ nh: lắc loi, lủng láng, thang lang,

lắc ngang…

Một phần của tài liệu Đặc điểm tên gọi các nông cụ qua các thổ ngữ quảng bình (Trang 57 - 63)