Từ ngữ biểu thị tâm trạng trong mối quan hệ với ngữ cảnh

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của từ ngữ biểu thị tâm trạng trong ca dao tình yêu người việt (Trang 87 - 110)

2. Những biểu hiện tâm trạng trong ca dao tình yêu

2.2.Từ ngữ biểu thị tâm trạng trong mối quan hệ với ngữ cảnh

Giao tiếp, dù là hoạt động ngôn ngữ của tất cả mọi ngời trong hiện thực cuộc sống hay của nhân vật trong tác phẩm văn chơng bao giờ cũng phải diễn ra trong ngữ cảnh - thời gian, không gian - nhất định.

“Ngữ cảnh chính là thời gian, không gian, cảnh huống bên ngoài cho phép một câu nói trở thành hiện thực, nói đợc hay không nói đợc đồng thời giúp ta xác định đơn nghĩa của phát ngôn”[35, 27].

2.2.1. Từ ngữ biểu thị tâm trạng liên quan đến không gian trong ca dao tình yêu

Không gian trong ca dao vừa là không gian thực tại khách quan, vừa là không gian trong trí tởng tợng mang tính chất tợng trng của tác giả dân gian. Khi không gian thuộc về đối tợng phản ánh, miêu tả thì đó là không gian thực tại đợc tái hiện trong ca dao. Ví dụ: xứ Nghệ, sông Lam, sông Hơng, sông Nhà ... và nhiều nơi khác trong ca dao, nhất là mảng ca dao trữ tình về phong cảnh và sản vật các địa phơng:

Sông Nhà Bè nớc chảy chia hai Ai về Bến Nghé, Đồng Nai thì về.

Khi không gian đợc nói đến nh một yếu tố góp phần tạo nên hoàn cảnh để tác giả dân gian bộc lộ cảm nghĩ thì không gian đó mang tính tợng trng, h cấu hoặc tái tạo theo cảm xúc thẩm mĩ của mình. Chẳng hạn, những hình ảnh về không gian, địa điểm mang tính chất tợng trng, phiếm chỉ thờng xuyên xuất hiện trong ca dao trữ tình nh đình, chùa, cầu, quán, cây đa, bến nớc, sân đình.... Đó là những không gian vật lí thờng gặp trong ca dao trữ tình.

Nhìn chung, trong kho tàng ca dao của ngời Việt, không gian vật lí là những không gian bình dị của làng quê, có qui mô vừa phải. Không gian vật lí trong ca dao tình yêu không nằm ngoài qui luật ấy. Đó là nơi các chàng trai cô gái làm lụng, tình tự và giãi bày tâm trạng:

Qua sông em đứng em chờ Qua cầu em đứng ngẩn ngơ vì cầu.

[Q 22, 1908]

Anh chống không đợc, anh bỏ sào xuôi Sào xuôi, thuyền cũng trôi xuôi Khúc sông bỏ vắng để ngời sầu riêng.

[N 172, 1628]

Qua khảo sát và thống kê, chúng tôi thấy đợc tần số sử dụng các từ ngữ chỉ không gian vật lí nh sau:

- Thuyền - bến: 216 lợt - Sông - suối : 314 lợt - Cầu : 130 lợt - Đình làng : 128 lợt - Đồng ruộng : 102 lợt - Chùa - chiền: 98 lợt - Ao – hồ : 98 lợt - Cây đa : 60 lợt

Nh vậy, hình ảnh “thuyền - bến”, “sông - suối”, “đình - làng”, “chùa -chiền” xuất hiện rất nhiều trong ca dao tình yêu. Bởi lẽ những hình ảnh này là những biểu tợng hết sức đẹp đẽ, là dấu ấn quen thuộc của làng quê Việt Nam. Nhng điều quan trọng hơn, những không gian nghệ thuật này là nơi để các chàng trai, cô gái đang yêu giãi bày hết tâm trạng phức tạp, đa chiều của mình.

Đó là hình ảnh "thuyền - bến" thờng gắn với tâm trạng nhớ nhung, chờ đợi: Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. [TH 478, 2206]

Hay là hình ảnh "mái đình", "cây cầu" thờng gắn liền với tâm trạng yêu thơng tha thiết:

Yêu nhau cởi áo cho nhau Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay

Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thơng mình bấy nhiêu. [Q 14, 1906]

Tìm hiểu nguồn gốc những lời ca dao trữ tình nói chung, ca dao tình yêu đôi lứa nói riêng, chúng ta sẽ lí giải đợc tại sao những không gian làng quê Việt Nam hết sức quen thuộc ấy lại thờng xuyên xuất hiện. Ca dao trữ tình thực chất là phần lời của những khúc hát giao duyên của ngời xa. Tình yêu của nam nữ thanh niên xa phần lớn nảy sinh trong quá trình lao động hoặc trong quan hệ tập thể. Nói một cách khái quát hơn, cuộc sống của nhân dân lao động xa thờng gắn với tập thể, với cộng đồng. Lối sống ấy ảnh hởng đến tâm lí, tính cách của họ. Và với quan niệm hết sức e dè, ngại ngùng trong chuyện riêng t, bản ngã cá nhân của con ngời trong ca dao bị khuất lấp, nó không là cái tôi, cái riêng nh nhân vật trữ tình trong thơ ca hiện đại Chính vì thế, những lời tỏ tình yêu đ… - ơng cũng thờng gắn với quan niệm, với cái không gian sinh hoạt tập thể, cộng đồng ấy.

Lẽ dĩ nhiên, nói nh vậy không có nghĩa là những không gian riêng t hơn không xuất hiện trong ca dao tình yêu đôi lứa. Có nhng không nhiều, có thể coi đó là những “đột phá”. Đó là “nhà anh”, “nhà em”, “phòng anh”, “phòng em” :…

Nhà anh có một thớc ao

Anh trồng rau ngổ, anh rào chung quanh Yêu anh em sẽ lấy anh

Nhỡ khi đói khát, nấu canh ăn cùng.

[NH 633, 1718]

Kiểu không gian này nếu xuất hiện thì thờng gắn với những lời ca thể hiện tình cảm nam nữ đến độ mặn mà, sâu đậm, không còn là những buổi tỏ tình gặp gỡ ngày đầu.

Nếu nh ở thơ trữ tình (văn học viết), không gian tĩnh chiếm u thế so với không gian động (ví dụ: không gian trong thơ Nguyễn Khuyến) thì ở ca dao tình yêu biểu thị tâm trạng thờng là không gian động:

Từ khi b ớc xuống thuyền ni Nào anh có nói điều chi giận hờn Chớ nghe miệng thế đặt đơm

Tai nghe mắt thấy, giận hờn cho cam! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[T 2089, 2490] Sông Thu Bồn thuyền chạy lon ton

Gặp phải sóng gió to gió lớn, chớ non tay chèo

Yêu nhau nguy hiểm cũng liều Trèo non lặn suối vợt đèo có nhau.

[ S211, 2028]

Cũng có khi không gian trong ca dao tình yêu biểu thị tâm trạng là những địa danh:

Ai về Hà Thuỷ xứ Duồng

Cho tôi nhắn gửi một nguồn thơ duyên Thơ rằng tôi nhớ bạn hiền

Nhng buồn vì nỗi hai miền cách xa.

[A 182, 90] Thơng em chẳng quản gì trơn

Phá Tam Giang anh cũng lội, núi Mậu Sơn anh cũng trèo.

[TH 905, 2236 ]

Bắc thang hái ngọn trầu vàng Em về Hoàng Hoá hỏi chàng nhớ không?...

[B 252, 258]

Hà Thủy, Tam Giang, Hoàng Hóa là những không gian có tên gọi cụ… thể. Song trong ca dao tình yêu, những trờng hợp nh thế không nhiều. Điều

quan trọng hơn, những không gian này không có tính cá thể hóa trong sự miêu tả, nghĩa là có thể thay địa danh này bằng địa danh khác mà nội dung vẫn phù hợp, miễn là nó tơng ứng với hoàn cảnh, tâm trạng của chủ thể trữ tình. Nói cách khác, tính chất phiếm chỉ là một đặc điểm trong miêu tả không gian ở ca dao. Không gian phiếm chỉ nh vậy tơng ứng với những con ngời chỉ mang tâm trạng chung, tình cảm phổ biến ở nhiều ngời trong dân chúng.

Vì lẽ đó, trong ca dao nói chung và ca dao tình yêu nói riêng, kiểu không gian xuất hiện nhiều hơn là không gian tâm lí. Đó là không gian thể hiện trạng thái tâm hồn của con ngời, là phơng tiện nghệ thuật để nhân vật bộc lộ tâm trạng:

Chẳng qua duyên nợ sụt sùi Anh giận anh đổ cái gùi em đi Chim kêu dới suối từ bi

Nghĩa nhân còn bỏ, kể chi cái gùi.

[CH 579, 467]

ớc gì sông rộng một gang

Bắc cầu giải yếm cho chàng sang chơi.

[ 17,2511]

Do gắn với trờng nhìn, điểm nhìn của nhân vật trữ tình, không gian trở thành phơng tiện chiếm lĩnh đời sống, mang ý nghĩa cảm xúc tâm tởng. Sự xa cách, những khó khăn cách trở khiến nhân vật trữ tình cảm nhận đợc sự menh mông, vô cùng, vô tận của không gian. Nhân vật trữ tình không biểu hiện tình cảm một cách trực tiếp mà qua cách cảm nhận không gian bao quanh. Trờng nhìn, điểm nhìn của nhân vật trữ tình xuất phát từ nỗi lòng, cảm xúc nên không gian chứa đầy tâm trạng.

Trong văn học, thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật có mối liên hệ chặt chẽ. Trong ca dao nói chung và ca dao tình yêu nói riêng, chúng ta cũng nhận thấy mối liên hệ giữa các phạm trù đó. Chẳng hạn, trong những lời ca đợm

buồn thì không gian vật lí, không gian xã hội thờng đi liền với thời gian là lúc ban đêm:

Đêm khuya trăng giọi lầu son Vào ra thơng bạn héo hon ruột vàng.

[Đ 359, 853] Nhớ anh nhất nhật một ngày

Đêm tơ tởng dạ lòng này nhớ trông.

[NH 834, 1764]

Đêm qua ra đứng bờ ao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ.

[Đ 481, 881]

Để thể hiện tâm trạng buồn, nếu miêu tả không gian và con ngời không phải vào lúc ban đêm thì tác giả dân gian cũng sẽ không chọn các công thức nh

sáng ngày, rạng ngày, tra hè…trong thi liệu dân gian truyền thống mà sẽ sử dụng công thức thời gian khác, quen thuộc nhất là chiều chiều:

Chiều chiều trớc bến Văn Lâu Ai ngồi, ai câu,ai sầu, ai thảm Ai thơng, ai cảm, ai nhớ, ai trông. Thuyền ai thấp thoáng bên sông Đa câu mái đẩy, chạnh lòng nớc non.

[CH 829, 5115]

Nói tóm lại, không gian nghệ thuật trong ca dao nói chung, ca dao tình yêu nói riêng chủ yếu là không gian trần thế, đời thờng, bình dị, phiếm chỉ với những nhân vật cha đợc cá thể hoá, mang tâm trạng, tình cảm chung của nhiều ngời.

2.2.2. Từ ngữ biểu thị tâm trạng liên quan đến thời gian trong ca dao

tình yêu

Thời gian trong ca dao vừa là thời gian thực tại khách quan, vừa là thời gian của sự tởng tợng, h cấu mang tính chất chủ quan của tác giả. Khi thời gian

thuộc về đối tợng phản ánh thì đó là thời gian thực tại đợc tái hiện đúng nh nó vốn có:

Tháng chạp là tháng trồng khoai

Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.

Khi thời gian là một yếu tố góp phần tạo nên hoàn cảnh để tác giả bộc lộ cảm nghĩ thì đó là thời gian tởng tợng mang tính chất tợng trng, phiếm chỉ. Vì thế, nó phù hợp với nhiều ngời, ở nhiều địa điểm và thời điểm khác nhau.

Trong ca dao tình yêu đôi lứa, yếu tố thời gian luôn luôn là khâu chủ đạo xuyên suốt các lời ca. Đó là yếu tố quan trọng để nam nữ thanh niên ngày xa làm quen, giãi bày nỗi niềm tâm trạng. Đặc điểm bao trùm của dòng thời gian trong ca dao tình yêu là tính ớc lệ hay còn gọi là thời gian tâm lí. Tính ớc lệ ở đây có thể đợc nhìn từ nhiều góc độ sau:

Thứ nhất là những công thức tính thời gian. Trong ca dao tình yêu hay có sự xuất hiện và trùng lặp một số công thức thời gian nh: “Chiều chiều”, “ngày ngày”, “đêm đêm”, “đêm qua ”, “đêm khuya” Đặc điểm của lớp từ thời gian… này luôn luôn làm trạng ngữ trong câu, tạo nên một hoàn cảnh, một tình thế để gắn với một tâm trạng nào đó.

Chiều chiều vịt lội bờ bàng

Thơng ngời áo trắng vá quàng nửa vai.

[CH 834, 517] Ngày ngày em đứng em trông

Trông non non ngất, trông sông trông dài Trông mây mây kéo ngang trời

Trông trăng trăng khuyết, trông ngời ngời xa.

[NG 167, 1627] Đêm đêm khêu ngọn đèn loan

Nhớ chàng quân tử thở than mấy lời

Thiếp tôi trằn trọc vồi dời chân ra...

[Đ 289, 841]

Qua khảo sát và thống kê, chúng tôi thấy đợc tần số sử dụng “chiều chiều”, “đêm đêm”, “ngày ngày” nh sau: Chiều chiều: 39 lần ; Đêm qua: 28 lần, đêm khuya: 24 lần, Ngày ngày: 28 lần, Đêm đêm: 11 lần

Trong sự xa cách về không gian, buổi chiều chiều là quãng thời gian chứa đầy tâm trạng. Lúc này, con ngời tỏ ra “yếu mềm” nhất, tâm trạng chùng xuống, dễ xúc động, điều đó cũng nói lên sự tơng hợp giữa hoàn cảnh và tâm lí. Cho nên không phải ngẫu nhiên, trong ca dao tình yêu đôi lứa, từ “chiều chiều” có tần số xuất hiện nhiều và ở đâu có “chiều chiều” là y nh rằng câu thơ thấm đầy tâm trạng:

Đó là nỗi nhớ mong da diết:

Chiều chiều lại nhớ chiều chiều Nhớ ngời đãy gấm, khăn điều vắt vai.

[CH 786, 507] Chiều chiều ra ngõ đứng trông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngõ thì thấy ngõ, ngời không thấy ngời.

[CH 233, 523] Có khi là sự nuối tiếc:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau Hai tay rũ xuống nh tàu chuối te Tiếc công vun bón cây mè

Mè không có trái, chim mè đậu lên Tiếc công rày xuống mai lên Mòn đàng đứt cỏ, không nên tự trời Tởng rằng kèo cột ở đời

Ai ngờ kéo rã cột rời tứ phơng

[CH 820, 513] Hay là nỗi buồn tủi, cô đơn:

Chiều chiều mây phủ ải Vân

Chim kêu ghềnh đá, gẫm thân lại buồn.

[CH 792, 507]

Và trong tình yêu đôi lứa, thời gian về đêm thờng dễ bộc bạch nỗi niềm tâm sự. Đó là thời gian sâu lắng, là khoảng lặng để con ngời ta sống thật với chính bản thân mình nhất. Vì thế, tác giả dân gian đã dùng yếu tố thời gian “đêm qua” “đêm khuya” để diễn tả nỗi lòng, những tình cảm chất chứa bên… trong:

Đêm qua mới gọi là đêm Ruột xót nh muối, dạ mềm nh da Mong chàng nh cá mong ma

Nhớ chàng nh bữa cơm tra đói lòng.

[Đ 466, 876] … Đêm qua hết nhớ lại buồn

Nhớ buồn nghe dế kêu luôn bên thành.

[Đ 450, 871] Đêm khuya nghe tiếng vịt kêu

Xót trong gan dạ chín chiều thấm bâu Nói ra lụy ứa lòng châu

Vì chng phụ mẫu cột sầu đôi ta.

[Đ 328, 848]

Nh vậy, tơng quan với thời gian làm cho tâm trạng đợc khắc hoạ rõ nét hơn, bề dày tâm trạng tăng lên theo bề dày thời gian, sự lặp lại của rhời gian tạo nên tính chất thờng trực của tâm trạng. Đây vốn là một đặc điểm quen thuộc

trong cách nói, cách nghĩ hàng ngày của nhân dân ta. Song những khái niệm thời gian này lại không nhất thiết phải chính xác, cái “ngày ngày” có thể đợc thay thế bằng “chiều chiều” hay “hôm qua”, “hôm nay” đều đợc. Sự kiện và tâm trạng trong câu ca dao không nhất thiết phải gắn với một thời gian chính xác nào đó, vì vậy mỗi ngời hát có thể thay thế từ chỉ thời gian này bằng một từ chỉ thời gian khác tuỳ thích mà nội dung câu ca dao không thay đổi. Ví dụ câu ca dao:

Chiều chiều ra đứng bờ ao Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ.

[CH 809, 511]

Thì tại sao “chiều chiều” lại có thể “trông sao” đợc? Có bản ghi là “đêm qua” nghe hợp lí hơn. Nh vậy, trạng ngữ thời gian ở đây không bắt buộc phải cố định. Điều này không có trong thơ tình hiện đại.

Do liên kết ngữ nghĩa ấy lỏng cho nên lớp từ thời gian này trở thành những công thức, trở thành những cái khuôn có sẵn để lắp thêm ý tình vào đó, những cái khuôn rất cần cho việc ứng khẩu, cho việc khái quát hoá tâm trạng. Đã là công thức thì tất yếu phải ớc lệ sáo mòn, song vẫn rất cần thiết, bởi vì về mặt nghệ thuật nó cần xuất hiện để tạo nên một tơng quan với tâm trạng, tơng quan ấy sẽ góp phần khắc họa chiều sâu tâm trạng.

Một biểu hiện ớc lệ của thời gian trong ca dao tình yêu là cách tính thời gian. Ca dao tình yêu đã sử dụng một loạt cách tính thời gian bằng những lớp từ quen thuộc - thời gian cụ thể, thời gian ớc định,thời gian tổng thể, thời gian ớc chừng. Và để đo tâm trạng, tác giả dân gian thờng dùng những khái niệm thời gian tổng thể nh: “sớm chiều”, “ngày tháng”, “trớc sau”, “ngày đêm” …

Thơng chàng nhớ sớm nhớ chiều Nh ai dán đạo bùa yêu trong lòng.

[TH 876, 2231] Đêm nằm gối gấm không êm

Gối lụa không mềm bằng gối tay em Có thơng có nhớ không em

Sao em chẳng lại, để anh mong đêm nhớ ngày?

[Đ 408, 863] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lớp từ thời gian này nhằm khắc họa sự thờng trực của tâm trạng trong lòng thời gian. Nh một thành ngữ, chúng nhấn mạnh mức độ tình cảm và ý nghĩa của nó vợt ra ngoài sự biểu hiện của từng từ ngữ cụ thể. Những “sớm chiều”, “đêm ngày” ấy không còn là mốc thời gian của tâm trạng thờng nhật, bất biến. Kiểu sử dụng thời gian để khắc họa tâm trạng này vẫn xuất hiện trong thơ tình hiện đại:

Phải duyên phải lứa thì thơng Để chi đêm thẳm ngày trờng hỡi em.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của từ ngữ biểu thị tâm trạng trong ca dao tình yêu người việt (Trang 87 - 110)