Cấu trúc lặp

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của từ ngữ biểu thị tâm trạng trong ca dao tình yêu người việt (Trang 60 - 66)

3. Một số cấu trúc thờng gặp trong ca dao tình yêu biểu thị tâm trạng

3.2.Cấu trúc lặp

Trong khi nói hoặc viết, muốn nhấn mạnh một ý nào đó ngời ta có thể nhắc đi nhắc lại một đơn vị ngôn ngữ nh một từ, một ngữ, có khi cả một câu.Cách nhắc đi nhắc lại nhiều lần nh vậy đợc gọi là biện pháp điệp tu từ hay còn gọi là phép lặp. Nh vậy, biện pháp điệp là “một hình thức tu từ có đặc điểm:một từ, cụm từ, câu hoặc đoạn thơ văn đợc lặp lại với dụng ý nhấn mạnh hoặc gây ấn tợng cho ngời đọc, ngời nghe” [58, 103].

Hiện tợng trùng lặp trong ca dao nói chung và ca dao tình yêu là một trong số những hiện tợng dễ nhận thấy. Những yếu tố đó thể hiện ở cấp độ từ ngữ, thậm chí là ở cấp độ dòng thơ.

Đọc ca dao tình yêu biểu thị tâm trạng, hầu nh bài nào ta cũng dễ dàng nhận thấy có ít nhất một từ hoặc một ngữ nào đó đợc tác giả dân gian sử dụng nhiều hơn một lần. Chẳng hạn:

Nhớ ai nhớ mãi thế này Nhớ ai ai nhớ đêm ngày nhớ ai? Nhớ ai, ai có nhớ ai?

Nhớ da nhớ diết, biết có ai nhớ mình.

[NH 826, 1763] Bài ca dao trên có 8 dòng nhng có đến 10 điệp từ “nhớ” đứng đầu dòng thơ và giữa dòng thơ. Từ “nhớ” cứ lặp đi, lặp lại làm cho nỗi nhớ càng kéo dài day dứt không nguôi. Ngoài ra, đại từ phiếm chỉ “ai” đợc điệp lại 7 lần không làm cho chủ thể giảm bớt sự nhớ thơng mà ngợc lại với đại từ “ai” ấy, nỗi nhớ càng đợc nhấn mạnh hơn, hằn sâu hơn. “Nhớ ai” không rõ nhớ ai, không nhớ ai cụ thể nhng đó là nỗi nhớ mênh mông kéo dài theo thời gian năm tháng. Nh vậy, hiện tợng này ngoài nhiệm vụ liên kết còn có chức năng tạo nên giá trị biểu cảm và nhịp điệu cho bài ca dao.

Xét về tổ chức và cấu trúc, điệp từ ngữ trong ca dao tình yêu biểu thị tâm trạng có những dạng sau đây:

- Lặp từ ngữ cách quãng: Là dạng điệp trong đó những từ ngữ đợc lặp lại đứng cách xa nhau nhằm gây nên một ấn tợng nổi bật một trạng thái tình cảm - tâm lí nào đó và có tác dụng tạo nên tính nhạc rất cao. Đây là lối điệp phổ biến trong ca dao nói chung và trong ca dao tình yêu nói riêng. Ví dụ:

Bạn ơi có nhớ ta chăng

Ta thời nhớ bạn nh trăng nhớ trời,

[B 125, 234] Buồn rầu buồn nỉ buồn non

Buồn vì một nỗi kém con muộn chồng.

Từ “buồn” đợc lặp đi lặp lại với một sự gián cách vừa phải vừa diễn tả đợc ấn tợng về tâm trạng của nhân vật trữ tình vừa tạo nên một nhạc điệu da diết. Đó là thứ nhạc đợc vọng vang từ một tâm trạng của nỗi mất mát, thiệt thòi.

- Lặp từ ngữ liên tục đầu các dòng thơ. Đây là dạng lặp mà chúng ta cũng thờng bắt gặp trong ca dao tình yêu biểu thị tâm trạng. Các từ ngữ đợc lặp đi lặp lại một cách liên tục đầu dòng thơ tạo nên âm hởng kì lạ làm xốn xang tâm hồn ngời đọc. Ví dụ:

Nớc chảy đá vẫn cha mòn

ớc gì kết ngãi nớc non với chàng ớc gì tạc đá ghi vàng

ớc gì em sánh với chàng từ đây ớc gì Nguyệt Lão xe dây Xe cho mình đấy ta đây một nhà.

[N 1058, 1810]

Bài ca dao chỉ có 6 dòng nhng có đến 4 điệp ngữ “ớc gì” đặt đầu dòng thơ, diễn tả đợc nỗi niềm mong ớc thật đáng yêu của nhân vật trữ tình. Sau mỗi điệp ngữ nh vậy, tác giả dân gian nh cho ngời đọc cảm nhận đợc cụ thể hơn, sâu sắc hơn về nỗi khát khao đợc hạnh phúc, đợc sống mãi mãi bên ngòi mình yêu của nhân vật trữ tình: “kết ngãi nớc non”, “tạc đá ghi vàng”, “sánh với chàng từ đây”, “Nguyệt Lão xe dây”. Nh vậy, việc sử dụng liên tục các từ ngữ đầu mỗi dòng thơ làm cho các dòng thơ có đợc sự tiếp nối, kết dính và đó là sự tuôn chảy của dòng cảm xúc, của tâm trạng.

Ngoài ra, trong ca dao tình yêu còn có hiện tợng lặp từ ngữ chỉ tâm trạng trong các bài ca dao khác nhau. Nh trên đã thống kê, từ "thơng" đợc lặp lại nhiều nhất, với tần số là 945 lần trong các lời ca dao đã chứng minh đợc điều đó. Ví dụ:

Th ơng bạn nỏ lẽ nói ra

[TH 867, 2229] Th ơng anh không biết mần răng

Mợn gió làm quạt, mợn trăng làm đèn.

[TH 851, 2227] Hay là từ "nhớ" xuất hiện với tần số 649 lần trong các lời ca dao. Ví dụ:

Nhớ em anh phải đi tìm

Tìm em không thấy nh chim lạc bầy.

[NH 848, 1767] Vẳng nghe con chim vịt kêu chiều

Bâng khuâng nhớ bạn chín chìu ruột đau.

[V 100, 2536]

Cách lặp lại các từ ngữ biểu thị tâm trạng với tần số cao nh vậy trong các lời ca dao khác nhau nhằm trực tiếp bộc lộ các trạng thái tâm lí - tình cảm đa chiều trong tình yêu của nam nữ bình dân xa. Đồng thời làm sáng tỏ một điều rằng, tâm trạng của chủ thể trữ tình không phải của một ngời mà của tất cả mọi ngời.

Tóm lại, hiện tợng lặp từ ngữ biểu thị tâm trạng trong ca dao tình yêu đã đem lại giá trị biểu đạt cao. Đó là nhấn mạnh, làm nổi bật các trạng thái tâm lí - tình cảm của nhân vật trữ tình, gây đợc ấn tợng sâu sắc trong lòng ngời đọc. Ngoài ra, nó còn tạo nên tính đa dạng trong nhịp điệu, phù hợp với mỗi hoàn cảnh cụ thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2. Lặp cú pháp

Lặp cú pháp là kiểu lặp mô hình cấu trúc câu, tức các câu khác nhau có mô hình cơ bản giống nhau. Kiểu lặp này, trong thực tế, thờng kéo theo cả lặp về từ ngữ.Trong ca dao tình yêu, lối lặp này có nét riêng độc đáo. Nếu nh trong thơ trữ tình của văn học viết, hiện tợng trùng lặp cú pháp thờng xảy ra trong khuôn khổ một bài thì trong ca dao nói chung và ca dao tình yêu nói riêng, hiện

tợng này xảy ra không chỉ trong một bài ca dao mà còn ở nhiều bài ca dao khác nhau. Cụ thể là có các hình thức lặp cú pháp nh sau:

- Lặp không hoàn toàn: Là điệp lại một bộ phận nào đó của dòng thơ. Có nghĩa là về cấu trúc ngữ pháp giống nhau, song đã có một sự xê dịch nào đó về sắc thái ý nghĩa. Chẳng hạn:

Th ơng cha th ơng mẹ có khi Thơng em lúc đứng, lúc đi lúc ngồi Th ơng cha th ơng mẹ có hồi

Thơng em lúc đứng, lúc ngồi cũng thơng.

[TH 870, 2230] Năm canh sáu khắc còn d

Th ơng chàng một nỗi t ơng t đêm ngày Năm cách sáu khắc còn chầy Th ơng chàng một nỗi mình gầy xác ve .

[N 69,1605]

- Lặp hoàn toàn dòng thơ mở đầu có chứa từ ngữ biểu thị tâm trạng trong các bài khác nhau.Trong kiểu này, các câu đợc lặp lại toàn bộ về cấu tạo ngữ pháp và nội dung ngữ nghĩa.

Ví dụ 1:

Yêu nhau con mắt liếc qua

Đừng bấm chớ nháy ngời ta biết tình.

[Y 43, 2618] Yêu nhau con mắt liếc qua

Đừng nhìn nhau lắm ngời ta chê cời.

[Y 44, 2618] Ví dụ 2:

Th ơng th ơng nhớ nhớ sầu sầu Cơm ăn nỏ đợc lấy trầu ngậm hơi.

[TH 1003, 2251] ơng thTh ơng nhớ nhớ sầu sầu

Một ngày ba trận ra cầu đứng trông Thấy ngời nam bắc tây đông

Thấy ngời thiên hạ mà không thấy chàng.

[TH 1005, 2251] Qua hai ví dụ trên, chúng ta thấy dòng đầu của mỗi cặp ca dao đều giống hệt nhau. Điều này đợc PGS Chu Xuân Diên giải thích bằng chính đặc điểm của quá trình sáng tạo ca dao, dân ca. Trong các cuộc đối đáp, hát thi, trong khi hát đáp lại đối phơng, ngời hát vừa cần phải suy nghĩ để tìm nội dung cho sát, lại cần phải hát cho nhanh, do đó họ lấy lại những câu mở đầu đã có sẵn ở những bài ca dao khác nh chỉ để lấy đà, đa đẩy, bắt vần. Nh PGS. TS. Lê Trờng Phát đã nói “Chúng tựa nh những “mảng” đúc sẵn qua hàng ngàn cuộc hát. Ng- ời hát có thể và nhất thiết phải sử dụng lại những “mảng đúc sẵn” ấy, chỉ việc “tháo”, “lắp” chúng (có sửa đổi đôi chút nếu cần) theo các kiểu cách khác nhau và đấy chính lại là lối tổ chức tác phẩm, lối cấu tứ riêng của ca dao” [29, 259].

Nh vậy, ca dao tình yêu đã dùng hiện tợng trùng lặp dòng thơ không bình thờng này để bày tỏ, diễn đạt những cảm xúc, những trạng thái tâm lí - tình cảm tiêu biểu trong tình yêu. Điều đáng chú ý, các tâm trạng kia đúng là một niềm riêng nhng nghe nh một nỗi chung. Chúng vừa mang tính cá thể, ngẫu nhiên, vừa có sắc thái cộng đồng tất yếu. Bởi thế, trong ca dao nói chung và ca dao tình yêu nói riêng, ta thờng gặp những hiện tợng vừa quen mà vẫn vừa mới lạ. “Quen” vì đợc gặp lại nhiều lần, “lạ” vì ở từng bài cụ thể lại mở ra một sáng tạo mới. Điều đó lí giải vì sao cho đến nay ca dao vẫn rung động hấp dẫn với bao thế hệ ngời đọc.

Tóm lại, cấu trúc lặp trong ca dao nói chung và ca dao tình yêu biểu thị tâm trạng nói riêng hết sức phong phú và độc đáo. Nó có khả năng diễn đạt đợc một cách tối đa những cảm xúc, tâm trạng “trăm mối tơ vò” của nhân dân lao

động trong cuộc sống đời thờng. Đồng thời, những cảm xúc, tâm trạng đó lại đ- ợc xâu chuỗi với nhau để tập trung vào những chủ đề nhất định.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của từ ngữ biểu thị tâm trạng trong ca dao tình yêu người việt (Trang 60 - 66)