Từ ngữ biểu thị tâm trạng xét từ góc độ giới tính

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của từ ngữ biểu thị tâm trạng trong ca dao tình yêu người việt (Trang 79 - 87)

2. Những biểu hiện tâm trạng trong ca dao tình yêu

2.1.Từ ngữ biểu thị tâm trạng xét từ góc độ giới tính

2.1.1. Khái niệm giới tính

Theo truyền thuyết, lịch sử nhân loại đợc đánh dấu bằng sự xuất hiện của Ađam và Eva sau khi tự ý ăn trái cấm thì nhân loại cứ tăng dần Cho đến ngày… nay, con cháu của Ađam và Eva vẫn không ngừng phát triển, và đợc gọi là con ngời.

Nhng có một điều đặc biệt là con ngời luôn đứng ở hai thái cực âm – d- ơng đều đặn. Một nửa thế giới này là đàn ông và một nửa kia là đàn bà.

Vậy, giới tính là gì? Theo các tài liệu mà chúng tôi có dịp tiếp thu, có thể hiểu:

Về mặt lý luận, "giới tính có hàm ý không chỉ trong quan hệ về chủng tộc, trong tầng bậc xã hội, pháp luật và thói quen thể chế giáo dục mà còn tác động đến tôn giáo, giao tiếp xã hội, phát triển xã hội và nhận thức, vai trò trong gia đình và công sở, phong cách xử sự, quan niệm về cái tôi, phân bố về nguồn lực, giá trị thẩm mỹ, đạo đức và nhiều vấn đề khác nữa”. Về mặt thực tiễn, “vấn đề giới tính liên quan mật thiết đến sự thay đổi về quan niệm và đời sống vị thế ở cả gia đình cũng nh ngoài xã hội giữa nam và nữ” "Giới tính không những chỉ tính hai mặt mà còn chỉ tính hai cực của con ngời và sự căng thẳng nội tại của nó" [28, 364].

Thế giới tự nhiên do hai thái cực hiện hữu, khi đi vào thế giới nghệ thuật, hai thái cực này dờng nh vẫn song song tồn tại với nhau, và con ngời không chỉ có sự phân biệt thái cực mà kéo theo đó là sự phân biệt khác, tuỳ vào mỗi thời đại, mỗi lĩnh vực mà ngời ta có những suy nghĩ, đánh giá, những hình ảnh, hình tợng Hay nói cách khác là ng… ời ta có những khái niệm khác nhau về giới tính.

Đối với xã hội Phơng Đông thời đại phong kiến, ngời ta có những quy định có thể nói là rất hà khắc cho mỗi con ngời. Ngời phụ nữ gắn với "Tứ đức tam tòng", còn ngời đàn ông gắn với "Tam cơng ngũ thờng". Đó là tiêu chí bất di bất dịch cho tất cả mọi con ngời trong xã hội trung đại. Sự khác biệt giới tính đợc thể hiện rất nhiều lĩnh vực. Trớc hết là việc đặt tên cho mỗi giới. Việc đặt tên cho hai giới không chỉ có ý nghĩa phân biệt giới tính mà một phần nào đó nói lên trách nhiệm mà mỗi giới phải hoàn thành.

Nam đợc gắn với "Văn" có nghĩa là khát vọng ngời đàn ông thành đạt trên con đờng nghiên bút. Trách nhiệm của ngời đàn ông thời bấy giờ đợc đánh giá bằng kết quả khoa cử, quan trờng.

Nữ đợc gắn với "Thị" ấy là mong ớc có nhiều con. Thời phong kiến ngời phụ nữ mẫu mực là ngời phụ nữ sinh đợc nhiều con; đặc biệt là con trai nối dõi tông đờng.

Xã hội phong kiến đơng thời chấp nhận một thực tế:

"Trai năm thê bảy thiếp

Gái chính chuyên thủ tiết chờ chồng"

Cách ứng xử này nếu đặt trong thời đại này đã có sự thay đổi. Nhng đó lại là chuẩn mực thời bấy giờ. Cũng chính vì thế mà ngời ta xem hành động "Xăm xăm băng lối vờn khuya một mình" của nàng Kiều là "Tắc dâm":

"Nam đáo nữ phòng nam tắc loạn Nữ đáo nam phòng nữ tắc dâm"

Đến thời hiện đại thì quan niệm về giới tính có phần phóng khoáng hơn, đó là "Nam nữ bình quyền". Dờng nh lúc này mọi quy định thời phong kiến đã trở nên lỗi thời. Lúc này tiêu chí về mỗi giới là "Chấp chính tòng quyền" (Chấp hành quy định nhng có những thay đổi tuỳ vào hoàn cảnh, đối tợng - Khổng Tử).

Nh vậy, giới tính là một vấn đề liên quan nhiều mặt trong xã hội loài ngời và đó là một thực tế, một lẽ đơng nhiên.

2.1.2. Các từ ngữ biểu thị tâm trạng liên quan đến đối tợng là nam giới

Nh chúng ta đã biết, đối đáp nam nữ là một bộ phận quan trọng trong chủ đề ca dao tình yêu đôi lứa. Bằng việc thể hiện tình cảm của mình thông qua những lời trò chuyện đối đáp thông minh, duyên dáng, sắc sảo, các chàng trai - cô gái đã làm nên một thế giới tình yêu vừa lãng mạn, vừa đằm thắm, đậm đà bản sắc văn hoá Việt “có vẻ nh… lời nói thờng mà lại nhẹ nhàng, gọn gàng, chải chuốt, miêu tả đợc những trạng thái tình cảm sâu sắc” [44, 61].

Bản tính của nam giới mạnh dạn, bộc trực nên ở mảng ca dao tỏ tình, các chàng trai thờng chủ động bày tỏ tình cảm thơng yêu (chiếm 78,9 %):

Yêu nhau cầm lấy cổ tay Ta hỏi lời này có lấy ta không?

[Y 31, 2616]

Đâu còn khoảng cách “nam nữ thụ thụ bất thân”. Thay vào đó là lời tỏ tình ngọt ngào, mặn mà không kém phần liều lĩnh mà không sức mạnh nào ngăn cản, kiềm chế nổi. ở đây, chàng trai không một chút ngập ngừng, e thẹn khi nói tuột ra cái điều khó nói nhất trong cuộc đời của mỗi con ngời “có lấy anh không?”. Tình yêu của ngời xa gắn liền với hôn nhân. Bởi vậy, lời tỏ tình cũng là lời cầu hôn chân thật, là ao ớc, là niềm vui, là hạnh phúc của chàng trai.

Sau lần gặp gỡ, rồi tình yêu đến, các chàng trai đã giãi bày những tâm t tình cảm thật thắm thiết. Đó là nỗi nhớ ngời yêu da diết:

Ra về nhớ lắm em ơi

Nhớ xe em kéo, nhớ lời em than.

[R 123, 1945]

Chàng trai nông dân ngày xa luôn luôn hớng tình yêu thơng của mình vào cô gái đảm đang, tần tảo:

Th ơng em nh lá đài bi

Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sơng.

Hay là nỗi lòng say đắm chân thành trớc sự vất vả của cô gái: Ai đem em tới giữa đồng

Chân bùn tay lấm mà lòng anh say. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[A 15, 55]

Nếu nh ngời phụ nữ phải chịu áp lực tâm lí nặng nề trong xã hội xa thì “quyền đợc yêu” của các chàng trai đợc thể hiện rất rõ. Vì tình yêu, chàng trai đã trốn cha, trốn mẹ đến với ngời yêu:

Ngọn đèn treo bên Bắc Ngọn đèn tắt bên Tây

Tai anh nghe em ở ngụ chốn này

Trốn cha trốn mẹ, anh tới đây kết nguyền...

[NG 419, 1672]

Và để cho tình yêu vững chắc và đồng thời cũng nhằm tạo nên sự tin tởng tuyệt đối cho ngời yêu, các chàng trai thề nguyền thật nồng nàn và sâu sắc:

Hôm nay mời bốn mai rằm

Chín tháng cũng đợi, mời năm cũng chờ Trăm năm quyết đợi quyết chờ Dẫu mà bạc tóc nh tơ cũng đành.

[H 263, 1223]

Cùng với lời thề là niềm mơ ớc về cuộc sống gia đình, trong đó hình ảnh ngời yêu đợc tôn lên đến mức địa vị của một bà hoàng:

Trên trời có đám mây xanh

ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng

ớc gì anh lấy đợc nàng,

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây Xây dọc rồi lại xây ngang

Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân

Bài ca là niềm vui, sự hng phấn đợc dấy lên từ tâm hồn của ngời đang yêu. Chàng trai ớc mong lấy đợc ngời mình thơng. Nếu lấy đợc, anh sẽ mua gạch Bát Tràng về xây nhà. Đặc biệt, là anh sẽ xây cái hồ bán nguyệt để vợ rửa chân. Một cách nghĩ rất đàn ông. Trong ca dao, thờng thì khi yêu, ngời phụ nữ nghĩ nhiều đến các mối quan hệ, còn nam giới lại lo nghĩ về xây dựng, sản xuất. Vì thế, lời thơ tràn trề niềm tin yêu cuộc sống.

Khi tình yêu trắc trở, các chàng trai đã bộc lộ nỗi niềm nuối tiếc, sầu não: Anh mến chậu hoa hờng, anh dốc lòng dựng xén

ớc trồng đặng bén, sớm trổ hơng nồng Ai dè đâu phải trận gió đông

Làm rời hồng rã lục, cho hờng nhạt hơng nồng Dẫu anh gan sắt dạ đồng

Chia tình cảnh ấy, sao lại không não phiền.

[A 383, 235]

Nh vậy, dù tâm lí của các chàng trai mạnh dạn, dễ bày tỏ bộc lộ tình yêu của mình song qua các lời ca dao trên, ta thấy rằng, họ đến với tình yêu của mình cũng rất khéo léo, tinh tế. Tất cả xuất phát từ tình cảm chân thành tha thiết của ngời xa.

Tóm lại, các từ ngữ chỉ tâm trạng của nam giới trong ca dao tình yêu th- ờng gắn liền với sự chủ động, mạnh dạn trong việc bày tỏ tâm t tình cảm.

2.1.3. Từ ngữ biểu thị tâm trạng liên quan đến đối tợng là nữ giới

Tình yêu là sự đồng điệu của hai tâm hồn. Yêu và đợc yêu đều là hạnh phúc làm ngời. Không nơi đâu tình yêu đợc coi là tự do, bình đẳng và dân chủ nh tình yêu của ngời bình dân. Bởi vậy, không có lí do gì chỉ có nhân vật trữ tình là ngời con trai mới có quyền bày tỏ tình cảm của mình.

Trong thời đại phong kiến, phái nữ luôn bị coi là lực lợng thấp bé, hèn yếu Quan niệm ấy đã ảnh h… ởng tới đặc điểm tâm lí, tính cách của giới thể này. Đặc biệt, trong lĩnh vực tình cảm, phụ nữ cũng thờng rất thiếu tự tin, ít khi

dám thể hiện mình một cách trực tiếp. Ngại ngùng và thẹn thùng nên khi nói chuyện yêu đơng, phụ nữ thờng cố tình dấu diếm tình cảm của mình, mặc dầu có thể tình cảm của họ rất mãnh liệt Bởi vậy, dù đối diện với ng… ời thơng, các cô gái vẫn e lệ, thẹn thùng:

Thò tay mà bứt lá ngò

Th ơng anh đứt ruột giả đò ngó lơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[TH 622, 2181]

Nhân vật trữ tình hiện lên thật đáng yêu. Thơng anh nhng chẳng dám nói, đành phải giả vờ ngó lơ, mắt ngó lơ nhng tấm lòng cô, tình yêu của cô chiếu thẳng vào anh từng giây phút, đốt cháy anh bằng ngọn lửa tự bên trong.

Họ cũng rất tự ti khi bày tỏ tình cảm, nguyện vọng của bản thân:

Đây với đó nh gió nọ đa buồm Mong anh xét kĩ th ơng dùm đào tơ.

[Đ225, 827]

Mặc dù vậy, không phải lúc nào ngời phụ nữ cũng e dè, kín đáo mà khi yêu họ lại rất sôi nổi, mạnh dạn bộc lộ tình cảm của mình không kém những chàng trai:

Nhác trông thấy bóng anh qua Hình dung chải chuốt thật là xinh sao Em mong thấy mặt em chào

Vắng anh em những khát khao đêm ngày.

[NH 695, 1731]

Ngọn lửa mới nhen bao giờ cũng cũng bén nhẹ rồi càng dần càng bốc to hơn..Cũng giống nh tình yêu, lúc đầu là thơng thầm nhớ trộm, rồi ngày càng da diết, xốn xang muốn đợc tỏ bày, đợc nói ra tâm sự với ngời khác nỗi niềm của mình gần nh là một hạnh phúc vậy. Vì thế, nếu nh ở ca dao tỏ tình, các chàng trai chủ động bày tỏ nỗi niềm nhiều hơn, thì ở ca dao tơng t phần lớn là lời của

nữ giới. (Chiếm 75%). Hãy lắng nghe lời bày tỏ nỗi lòng của cô gái đang yêu, đang nhớ:

Nhớ anh em những khóc thầm Hai hàng nớc mắt đầm đầm nh ma.

[NH 843, 1765]

Nớc mắt - một biểu tợng cho sự đa cảm, cho một tình yêu trong trắng, chân thành. Cô gái đã mợn nớc mắt để xoa dịu nỗi nhớ mong. Chính những giọt nớc mắt “khóc thầm” đến “đầm đầm nh ma” là cả một quá trình dằn vặt, day dứt, dày vò tâm can. Những giọt nớc mắt đó chính là tấm lòng, tình cảm của cô gái dành cho ngời mình yêu.

Có nh thế, chúng ta mới hiểu rằng mặc dù đều nói về tình yêu, đều là tiếng lòng của những trái tim đang đắm chìm trong thứ tình cảm thiêng liêng nhất của con ngời nhng tiếng lòng ấy ở mỗi ngời một khác, một cách thể hiện không ai giống ai. Bởi thế, cũng có những cô gái không còn nhớ thầm, giữ ý tứ cho lòng mình nữa mà thẳng thắn bộc bạch tình yêu, sự thuỷ chung son sắt:

Từ khi gặp mặt giữa đàng

Thiếp quyết th ơng chàng cha mẹ nào hay Có hay thì nhất đánh nhì đày

Hai lẽ mà thôi

Thuỷ chung em giữ trọn một lời

Chết thời chịu chết, lìa đôi em không lìa. [T 2091, 2490]

Lời nói phát ra thật chân thành tự nhiên mà chan chứa yêu thơng. Quả thực, khi tình yêu đã lên đến đỉnh điểm thì con ngời ta sẽ quyết vợt qua khó khăn gian khổ... Tất cả đều bị đẩy lùi, để cho tình yêu của con ngời đơm hoa kết trái. ở bài ca dao này, ta bắt gặp cái tôi đầy cá tính khi đến với tình yêu. Tình cảm thủy chung trọn nghĩa ấy cho ta hiểu thêm một điều là dù trong bất cứ hoàn

cảnh nào, tình yêu luôn là thứ tình cảm thôi thúc con ngời ta sống tốt hơn, đẹp hơn.

Có khi là tình cảm thiết tha, mãnh liệt dồn nén bao yêu thơng: Khăn th ơng nhớ ai

Khăn rơi xuống đất Khăn th ơng nhớ ai Khăn vắt lên vai Khăn th ơng nhớ ai Khăn chùi nớc mắt Đèn th ơng nhớ ai Mà đèn không tắt Mắt th ơng nhớ ai Mắt ngủ không yên

Đêm qua em những lo phiền Lo vì một nỗi không yên một bề.

[KH 49, 1272]

Bài ca diễn tả nỗi nhớ niềm thơng của một cô gái. Đó là nỗi nhớ thơng đến tan chảy cả cõi lòng nhng không tự bộc lộ một cách buông tuồng, dễ dãi. Đó cũng là tâm trạng, nỗi lòng biết ngỏ cùng ai, cứ hiện hình dần lên và sáng mãi ra từ trong cõi nhớ của riêng mình cô gái. Hẳn là nhớ thơng phải bồn chồn, khắc khoải lắm, nên cô mới hỏi dồn dập đến vậy: hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi cả mắt mình nữa. “Mắt ngủ không yên” bởi một lẽ nỗi nhớ mong nhiều quá làm cho trái tim con ngời day dứt, trăn trở. Những câu hỏi không có câu trả lời liên tiếp cất lên nh nén chặt nỗi thơng nhớ trong lòng, để rồi cuối cùng trào ra bằng một niềm lo âu mênh mông cho hạnh phúc lứa đôi của mình:

Đêm qua em những lo phiền Lo vì một nỗi không yên một bề.

Qua tâm trạng lo âu đó, ta vẫn nhận ra ở đây một tiếng hát đầy yêu thơng và một tấm lòng đòi hỏi phải đợc yêu thơng. Phải chăng đó là lí do khiến cho nỗi nhớ này không hề bi lụy mà vẫn chan chứa tình ngời, dạt dào sức sống.

Có muôn vàn cách để ngời con gái biểu hiện nỗi lòng mình. Nói nh thế để chúng ta hiểu rằng, từ rất lâu, trong văn học đã có nhu cầu biểu hiện tâm sự về cuộc sống. Không nằm ngoài qui luật ấy, ca dao tình yêu luôn để lại trong lòng ngời những tình cảm tốt đẹp với cảm xúc, với những ớc mơ mộc mạc, chân chất nh chính đời sống tâm hồn của ngời con gái thôn quê: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Em nghe anh đau đầu cha khỏi

Em băng đồng chỉ sá hái ngọn lá cho anh xông ớc chi nên đạo vợ chồng

Đổ mồ hôi thì em quạt, quạt gió lồng em che.

[E 61, 1028]

Nh vậy, so với cách bộc lộ tâm trạng của nam giới, tâm trạng của nữ giới có phần kín đáo, mang nhiều nỗi niềm hơn. Do đó, các từ ngữ chỉ tâm trạng của nữ giới thờng gắn liền với sự lo âu, bộc bạch sự chung thuỷ son sắt.

Tóm lại, qua những cách thể hiện trên của nhân vật trữ tình trong ca dao tình yêu cho chúng ta hiểu một điều rằng, bất kể phái mạnh hay phái yếu đến với con đờng tình yêu, trái tim họ bao giờ cũng tràn ngập hạnh phúc. Và dù cách thể hiện có khác nhau nhng tất thảy đều đáng yêu, đáng quí. Đó là tiếng nói chân thành, tiếng nói bắt nguồn từ trái tim khát khao đợc đồng cảm và hoà điệu của những tâm hồn đang yêu.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của từ ngữ biểu thị tâm trạng trong ca dao tình yêu người việt (Trang 79 - 87)