Cấu trúc so sánh

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của từ ngữ biểu thị tâm trạng trong ca dao tình yêu người việt (Trang 53 - 60)

3. Một số cấu trúc thờng gặp trong ca dao tình yêu biểu thị tâm trạng

3.1.Cấu trúc so sánh

Theo tác giả Đinh Trọng Lạc, so sánh là “biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó ngời ta đối chiếu hai đối tợng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tợng” [31, 54].

ở dạng thức đầy đủ nhất, so sánh tu từ gồm 4 yếu tố:

- Yếu tố 1: Yếu tố đợc hoặc bị so sánh tùy theo việc so sánh là tích cực hay tiêu cực. (Kí hiệu: A)

- Yếu tố 2: Yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động, có vai trò nêu rõ phơng diện so sánh.

- Yếu tố 3: Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh.

- Yếu tố 4: Yếu tố đợc đa ra làm chuẩn để so sánh. (Kí hiệu: B) Ví dụ: Lòng em xao xuyến nh nồi tơ v ơng .

1 2 3 4

Do mang chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm - cảm xúc, và do cấu tạo đơn giản nên so sánh đợc dùng trong nhiều phong cách tiếng Việt. So sánh đợc dùng rộng rãi, phổ biến cả trong khẩu ngữ, trong ngôn ngữ chính luận và trong ngôn ngữ văn chơng. Đặc biệt, thơ ca là thể loại đã khai thác tối đa hiệu quả của phép tu từ so sánh. Bởi “hình ảnh so sánh là một phơng thức biểu đạt không chỉ có tác dụng cụ thể hóa đối tợng mà quan trọng hơn nó còn thể hiện cách nhìn, cách hình dung riêng độc đáo của ngời nghệ sĩ về đối tợng. Chính vì thế so sánh là một trong những biện pháp giúp nhà thơ bộc lộ tính chủ quan một cách rõ nhất” [31, 157].

Nội dung phản ánh của ca dao trữ tình nói chung, ca dao tình yêu nói riêng là cảm xúc, nỗi lòng của nhân dân lao động đợc thể hiện qua nhân vật trữ tình. Vì thế, nghệ thuật so sánh là một trong những phơng thức hữu hiệu giúp

chúng ta nhận thức, hiểu biết và khám phá đợc thế giới tâm hồn, thế giới tình yêu phong phú của con ngời. Thông qua so sánh, những trạng thái tình cảm tinh tế, phức tạp, nồng nàn mãnh liệt nhất của tình yêu đợc thể hiện bằng những hình ảnh sinh động, truyền cảm và giàu tính tạo hình. Nó còn làm cho lời thơ thêm ý nhị, tình tứ và thắm thiết.

Qua việc khảo sát cấu trúc so sánh trong ca dao tình yêu nói chung và ca dao tình yêu biểu thị tâm trạng nói riêng, chúng tôi thu thập đợc kết quả nh sau:

Bảng 1: Cấu trúc so sánh trong ca dao tình yêu

Thứ tự Kiểu so sánh Tần số Tỉ lệ 1 A nh B 1198 71,27% A giống B 11 0,65% 2 A là B 194 11,54% A bằng B 73 4,34% 3 A(hóa,biến) thành B 36 2,14% 4 A hơn/ thua B 101 6,01% 5 A khác gì B 20 1,19% 6 A bao nhiêu/ B bấy nhiêu 43 2,56%

7 A/ B 5 0,3%

Tổng 1681 100%

Bảng 2: Cấu trúc so sánh trong ca dao tình yêu biểu thị tâm trạng TT Kiểu so sánh Tần số Tỉ lệ 1 A nh B 185 79,2% A giống B 2 0,9% 2 A là B 2 0,9% A bằng B 7 3 % 3 A(hóa,biến) thành B 3 1,2% 4 A hơn/ thua B 8 3,4% 5 A khác gì B 4 1,7% 6 A bao nhiêu/ B bấy nhiêu 20 8,5 %

7 A/ B 3 1,2 %

Tổng 234 100%

- Nghệ thuật so sánh trong ca dao tình yêu ngời Việt là hiện tợng khá phổ biến. Xét toàn bộ 5054 bài ca dao về tình yêu, chúng tôi thống kê đợc 1233 bài ca dao có cấu trúc so sánh và 1316 lần tác giả dân gian sử dụng so sánh tu từ (Bảng 1). Trong đó, so sánh nghệ thuật trong ca dao tình yêu biểu thị tâm trạng chiếm số lợng không nhiều (234 lợt trong tổng số 1681, chiếm tỉ lệ 13,92%) nh- ng nó có những đặc điểm khá nổi bật.

- Hình thức so sánh nghệ thuật đa dạng phong phú, đa dạng.Tác giả dân gian vừa sử dụng hầu hết các mô hình sẵn có trong cấu trúc của so sánh nghệ thuật vừa tạo ra những biến thể khác nhau phù hợp với yêu cầu biểu đạt trong từng trờng hợp cụ thể.

- Nội dung của so sánh nghệ thuật đợc triển khai khá linh hoạt. Giữa hai vế của phơng tiện so sánh có sự kết hợp giữa cái trừu tợng với cái cụ thể, con ngời với con ngời, con ngời với sự vật, con ngời với thiên nhiên…

Sau đây là những biểu hiện của cấu trúc so sánh trong ca dao tình yêu biểu thị tâm trạng:

3.1.1. Dạng thứ nhất: Mô hình so sánh đầy đủ 4 yếu tố

Cấu trúc hình thức hoàn chỉnh của một so sánh nghệ thuật gồm 4 yếu tố, đợc sắp xếp với một trật tự khá logic. Trong ca dao tình yêu, mô hình này giúp cho ngời đọc hiểu rõ hơn tính chất, trạng thái của hình ảnh đợc đa ra so sánh đồng thời tạo nên sự cân đối hài hòa cho bài ca dao.

Thơng ai rồi lại nhớ ai

Mặt buồn rời rợi nh khoai mới trồng.

[TH 835, 2224] Xa nhau khó đứng khó ngồi

Dạ ai bối rối nh nuồi chỉ tơ.

[X 17,1587]

Chẳng hạn nh nếu nói: “Dạ ai nh nuồi chỉ tơ” thì đối tợng đợc so sánh (dạ ai) cha thật rõ, nhng khi viết “Dạ ai bối rối nh nuồi chỉ tơ” thì đối tợng (dạ ai) đợc

bổ sung thêm để làm rõ trạng thái của nó: “bối rối” - “lúng túng, mất bình tĩnh, không biết nên xử trí thế nào” [7, 82]. Nh vậy, với trí tởng tợng phong phú hồn nhiên, chất phác nh chính cuộc sống của họ “khoai mới trồng”, “nuồi chỉ tơ”…, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tác giả dân gian đã đa đến cho ngời đọc những so sánh hết sức độc đáo mà chính xác - có lẽ chỉ có trong văn học dân gian.

3.1.2. Dạng thứ hai: Mô hình so sánh vắng yếu tố thứ 2

ở mô hình này, phơng diện so sánh thiếu vắng trên bề mặt nhng lại luôn luôn “có mặt” trong bề sâu, muốn tìm ra cần phải biết rõ các thuộc tính của sự vật đợc nêu ở yếu tố so sánh. Ví dụ:

Nhớ ai nh nhớ thuốc lào

Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên.

[NH 828, 1763] …Mong chàng nh cá mong ma

Nhớ chàng nh bữa cơm tra đói lòng

[Đ 466, 876]

So sánh vắng yếu tố thứ hai còn gọi là “so sánh chìm” [31, 155]. “So sánh chìm” tạo điều kiện cho ngời nghe phải có sự liên tởng rộng rãi. Nó kích thích trí tởng tợng, sự liên tởng của ngời tiếp nhận văn bản để tìm ra nét giống nhau giữa hai đối tợng đợc so sánh, từ đó mà nhận ra đặc điểm, tính chất, trạng thái của đối tợng đợc so sánh. Chẳng hạn ở câu thơ: “Nhớ ai nh nhớ thuốc lào”, ta có thể có những liên tởng, suy nghĩ về nỗi nhớ của nhân vật trữ tình nh: nỗi nhớ quen thuộc, nỗi nhớ đắm say, nỗi nhớ không thể mất..…

Kiểu so sánh này trong ca dao có nét khác biệt với so sánh trong thơ hiện đại, đó là đằng sau phép so sánh thờng có mệnh đề triển khai để định hớng bằng cách nêu ra phơng diện so sánh nh: “Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”.

3.1.3. Dạng thứ ba: Vắng yếu tố thứ 3

Dạng thức này vắng yếu tố chỉ quan hệ so sánh. Mô hình so sánh này đợc cấu tạo bởi cách ngắt nhịp, ngắt giọng và hình thức đối chọi thay cho từ chỉ

quan hệ so sánh. Kiểu so sánh này chỉ xuất hiện 3 lần trong ca dao tình yêu biểu thị tâm trạng, chiếm tỉ lệ ít nhất trong các kiểu so sánh. Mục đích của tác giả dân gian là muốn để ngời đọc tự cảm nhận sự vật, hiện tợng theo cách cảm nghĩ riêng của mình. Chẳng hạn:

Anh thơng em từ thở trồng rau Cau lên chín lóng, ruột đau chín tầng.

[A 511, 160]

Qua việc khảo sát và phân tích các dạng cấu trúc so sánh trong ca dao tình yêu biểu thị tâm trạng, chúng tôi thấy có những điểm đáng lu ý sau:

Về hình thức cấu tạo của cấu trúc so sánh, ngoài những kiểu đơn giản nh trên, trong ca dao tình yêu biểu thị tâm trạng còn có kiểu so sánh mở rộng. Các tác giả dân gian so sánh một hình ảnh, một đối tợng thông qua 2,3 n hình ảnh,… đối tợng khác nhằm khai thác hết tiềm năng thẩm mĩ chứa trong A. Cách so sánh nh vậy ngời ta thờng gọi là “so sánh tu từ kép” [9, 159] để “nêu lên một cách tri giác mới mẻ, hoàn chỉnh về đối tợng bằng những hình ảnh ngày càng trở nên phong phú, đậm nét, sâu sắc hơn” [9, 159].

- A nh B1 B2 Bn(B1 B2 Bn trên một dòng ca dao ).Ví dụ:… …

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Nh đứng đống lửa, nh ngồi đống than.

[NH 821, 1769] - A nh B1 B2 Bn (B1 B2 Bn trên các dòng ca dao). Ví dụ:… … …Nhớ chàng nh nhớ bút nghiên

Nh mực nhớ giấy, nh thuyền nhớ sông Nhớ chàng nh vợ nhớ chồng Nh chim nhớ tổ, nh rồng nhớ mây.

Tình yêu có bao nhiêu cung bậc thì có bấy nhiêu nỗi niềm của nhân vật trữ tình gửi gắm trong đó. Tình yêu bắt đầu từ nỗi nhớ thơng, nhớ thơng nhiều, thật nhiều, lắm lúc không giấu đợc lòng mình đành phải thổ lộ giãi bày. Vì thế tác giả dân gian đã dùng lối so sánh kép mới biểu hiện đợc liên tiếp cảm xúc dâng trào, mới cho phép giãi bày hết tâm trạng đó. Tất cả những hình ảnh so sánh vô cùng phong phú: bút nhớ nghiên, mực nhớ giấy, thuyền nhớ sông, vợ nhớ chồng, rồng nhớ mây, chim nhớ tổ…đã diễn tả nỗi nhớ da diết, đằm sâu trong trái tim nhân vật trữ tình.

Ngoài việc sử dụng cấu trúc so sánh trên, tác giả dân gian còn mở rộng hai mệnh đề A và B. Ví dụ:

Thiếp thơng chàng dạ càng bối rối Nh bối tơ hồng gỡ mối nỏ xong

[TH 582, 2174] Mong mình lắm lắm mình ơi

Khác gì mạ úa mong trời đổ ma.

[H 271, 1225]

Việc mở rộng các vế này không chỉ làm cho các vế cụ thể, phong phú đa dạng mà còn làm cho đối tợng, sự vật giàu sức sống và sinh động hẳn lên.Chúng ta sẽ không hiểu đợc “thiếp thơng chàng” và “bối tơ hồng” giống nhau ở điểm nào nếu nh không thấy đợc các tính chất, trạng thái của hình ảnh đợc so sánh: bối tơ hồng gỡ mãi không xong chẳng khác gì tâm trạng bối rối cha tìm đợc h- ớng đi của nhân vật trữ tình.

Cách so sánh nổi bật nhất trong ca dao tình yêu biểu thị tâm trạng đó là yếu tố đa ra để làm chuẩn so sánh là những hình ảnh cụ thể hết sức gần gũi, thân thuộc với cuộc sống của nhân dân lao động để biểu hiện yếu tố đợc so sánh là những hình ảnh trừu tợng. Tác giả dân gian đã đối chiếu hai sự vật khác loại để tìm ra những nét tơng đồng. Đó là cái nhìn nghệ thuật mang tính phát hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

những nét giống nhau chính xác bất ngờ mà nhiều ngời không để ý, không nhìn thấy. Điều này đợc thể hiện rõ nhất qua lối nói “bao nhiêu – bấy nhiêu”:

Đêm nằm lấy áo kê đầu

áo bao nhiêu nếp, dạ sầu bấy nhiêu. [Đ 414, 864]

Cây đa rụng lá đầy đình

Bao nhiêu lá rụng thơng mình bấy nhiêu.

[C 325, 420] Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thơng mình bấy nhiêu.

[Q 14, 1906]

Tác giả dân gian đã dùng những chất liệu bình thờng, sự vật cụ thể trong đời sống dân dã nh áo, lá rụng, ngói… để biểu hiện một trạng thái hết sức trừu tợng “sầu”, “thơng”. Dùng cái không xác định “bao nhiêu lá rụng”, “đình bao nhiêu ngói để thể hiện tình cảm “th… ơng mình bấy nhiêu”. Điều đó càng làm sáng rõ thêm một nguyên lí đã có từ lâu là: với nghệ thuật thì không có chất liệu là tầm thờng hay cao quí, là thô hay tinh, chỉ có nghệ thuật biết sử dụng chất liệu đó ở trình độ nào - thô vụng, dung tục, tầm thờng hay tài hoa, sâu sắc và điêu luyện mà thôi.Thực ra thì đằng sau những cái đó còn là con mắt nhìn tinh nhạy và sáng rõ hay hời hợt, là trái tim rung động theo những tần số rất khác nhau nữa:

Tất cả đều xứng đáng với thơ ca Nếu ta biết chọn lọc đúng đắn

Đó là lời của Gớt (Dẫn theo M.Amauđốp, Tâm lí học sáng tạo văn học, Tr 213). Và thơ ca dân gian đã làm nh vậy từ thuở ban đầu. Những sự vật bình th- ờng dân dã đó ở ngoài đời vốn có giá trị sử dụng khác nhau, nhng qua bàn tay

nghệ nhân, qua sự rung động của sáng tạo thơ ca, những chất liệu ấy đều có thể đi vào hình tợng thơ với sự khắc họa và sức biểu hiện mạnh mẽ nh nhau.

Đặc biệt, trong cấu trúc so sánh của ca dao tình yêu biểu thị tâm trạng, những từ ngữ chỉ trạng thái tình cảm – tâm lí của con ngời thờng giữ vai trò yếu tố thứ nhất - yếu tố đợc so sánh (chiếm 80%). Ví dụ:

Thơng nhau nên phải đi tìm Nhớ nhau một lúc nh chim lạc đàn.

[TH 972, 2246] Thấy bạn mà chẳng thấy chàng

Bâng khuâng nh mất lạng vàng trên tay.

[TH 464, 2151]

Tóm lại, so sánh tu từ trong ca dao tình yêu nói chung và trong ca dao tình yêu biểu thị tâm trạng nói riêng là biện pháp nghệ thuật có giá trị nhiều mặt. Đó là lối so sánh vừa mộc mạc bình dị vừa bay bổng lãng mạn, giúp ngời đọc nhận thức và khám phá đợc thế giới tâm hồn, thế giới tình yêu bình dị mà vô cùng phong phú của ngời bình dân xa.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của từ ngữ biểu thị tâm trạng trong ca dao tình yêu người việt (Trang 53 - 60)