Kết quả khảo sát và phân loại

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của từ ngữ biểu thị tâm trạng trong ca dao tình yêu người việt (Trang 69 - 78)

1. Phân loại các từ ngữ biểu thị tâm trạng trong ca dao tình yêu về phơng

1.1. Kết quả khảo sát và phân loại

1.2.1. Các từ ngữ biểu thị tâm trạng tích cực

Tâm trạng tích cực là những trạng thái tâm lí - tình cảm thắm thiết trong hoàn cảnh may mắn hạnh phúc. Chúng tôi đã xác lập đợc một trờng từ vựng ngữ nghĩa về những từ ngữ miêu tả tâm trạng tích cực trong ca dao tình yêu, gồm:

Thơng, nhớ, yêu, say mê, vui sớng, xao xuyến, bối rối, ớc, thề nguyền...

Qua khảo sát và thống kê các từ ngữ chỉ tâm trạng tích cực trong ca dao tình yêu, chúng tôi đã thu thập đợc 88 từ với 3753 lợt dùng, chiếm tỉ lệ 48,8% trên tổng số từ.

Có thể nói rằng, đến với ca dao tình yêu, ta nh bắt gặp hơi thở của cuộc sống, của tâm hồn, tình cảm con ngời hôm nay. Vì vậy, làm sao ta quên đợc những cung bậc yêu thơng đến tha thiết mà rất đỗi giản dị, dễ làm lay động lòng ngời. Đó là những lời tỏ tình hồn nhiên, thành thực rất đáng yêu:

Tóc ngang lng vừa chừng em bối Để chi dài bối rối dạ anh. [T 1190, 2289]

Đây là lời của chàng trai nói với cô gái mình yêu. Cách nói của anh sao mà hồn nhiên, thành thực và dễ thơng đến vậy. Anh nói nh cầu khẩn, van xin cô gái hãy bối tóc lên cao đừng để cho tóc chấm “ngang lng” khiến cho lòng anh khổ não, “bối rối”. Anh quy kết một cách chủ quan, oan ức cho cô gái, làm nh mái tóc dài thả xuống ngang lng của cô là nguyên nhân, là “thủ phạm” làm cho anh lúng túng, bâng khuâng. Thực ra, đó là một lời trách yêu, là cái cớ để thổ lộ tình yêu,

giãi bày tâm sự cùng cô gái. Nhận xét về hai câu ca dao này, Hoài Thanh viết: “Nhiều câu có lối nói tởng nh không biết gì mà vẫn thấy hay".

Có thể nói, từ xa xa cha ông ta đã rất nhạy cảm và tinh tế trong chuyện tình yêu, miêu tả và biểu hiện đợc những cảm xúc thầm kín, thậm chí mong manh, khó nắm bắt của những cô gái đang yêu:

Nhớ ai trong dạ bồi hồi

Khi đứng tởng huệ, khi ngồi tởng mai.

[NH 833, 1764]

Dao vàng bổ miếng cau hoa Bày lên đĩa sứ đem ra thết chàng

Thấy bạn sao chẳng thấy chàng Bâng khuâng nh mất lạng vàng trên tay.

[D 23, 751]

Tình yêu có bao nhiêu cung bậc thì có bấy nhiêu tâm trạng của nhân vật trữ tình gửi gắm trong đó. Tình yêu bắt đầu từ nỗi nhớ. Chính vì thế, từ "nhớ" có tần số xuất hiện khá cao trong ca dao tình yêu: 649 lần. Nỗi nhớ ấy đợc các chàng trai cô gái thổ lộ thành lời:

Em ôm bó mạ xuống đồng Miệng ca tay cấy mà lòng nhớ ai.

[E 192, 1063]

Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ

Đêm quên giấc ngủ, ngày mơ tiếng cời.

[NH 831, 1764]

Nỗi nhớ nhung trong tình yêu có nhiều khía cạnh, nhiều hoàn cảnh mà chúng ta không thể cân đo hay đong đếm đợc. Vì vậy, nhân vật trữ tình phải nhờ đến ngoại cảnh để bộc lộ tâm trạng:

Đêm qua ra đứng bờ ao Trông cá cá lội trông sao sao mờ Buồn trông con nhện giăng tơ Nhện ơi, nhện hỡi nhện chờ mối ai

Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ...

[Đ 481, 881]

Có thể nói, tác giả dân gian đã rất khéo léo khi sử dụng những hình ảnh để biểu thị nỗi nhớ nhung. , sao hay nhện đều là biểu tợng của sự chờ đợi dài lâu và chung thuỷ, chủ thể trữ tình của bài ca không hiện hình trên ngôn từ, câu chữ nhng đọc lên chúng ta hiểu đợc rằng đó chính là tâm sự, là nỗi niềm một ngời con gái trong hoàn cảnh phải xa ngời yêu thơng.

Hay sự đa dạng của nỗi nhớ có khi đợc biểu hiện thông qua các hình ảnh so sánh:

... Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Nh đứng đống lửa nh ngồi đống than.

[NH 821, 1761]

Ngời bình dân trong câu ca trên đã chuyển cảm giác tinh thần sang cảm giác thể xác. Sức nóng của ngọn lửa và than đốt cháy da cháy thịt cũng giống nh sự “hành hạ” dữ dội không dứt của nỗi nhớ. Có mang tâm trạng tơng t, có trăn trở dằn vặt vì yêu, ta mới thấu hiểu đợc nỗi niềm của nhân vật trữ tình.

Mỗi lần gặp nhau nh một lần hồi sinh. Bởi thế, những chàng trai, cô gái yêu nhau luôn sống trong tâm trạng "trông", "đợi","mong", "chờ". Trong ca dao tình yêu, từ "chờ" có tần số xuất hiện là 223 lần, từ "trông": 189 lần, từ "đợi": 171 lần, từ "mong": 58 lần.

Dù ai cho bạc cho vàng

Chẳng bằng trông thấy mặt chàng hôm nay Dù ai cho nhẫn cầm tay

Chẳng bằng trông thấy mặt ngay bây giờ.

[D 146, 771] …Chờ em nửa tháng ni rồi

Ôm đờn bán nguyệt dựa ngồi cung trăng.

[NH 834, 1764]

Tình yêu thơng của trai gái bình dân giản dị mà thật đẹp, thật lành mạnh. Nó là thứ tình cảm trong suốt nh nớc trong nguồn, hồn nhiên nh tâm hồn trẻ thơ. "Thơng" và "yêu" ở đây là hai từ đồng nghĩa, đều chỉ tình cảm thắm thiết, muốn đợc gắn bó với ngời khác giới.Vì thế, nó có tần số xuất hiện cao nhất: 1135 lần.

Đó là một tâm trạng đang yêu hết sức kín đáo, e lệ, rụt rè: Th ơng em chẳng dám ngó lâu

Ngó qua một chút đỡ sầu mà thôi.

[TH 904, 2235] Yêu nhau con mắt liếc qua

Kẻo chúng bạn biết, kẻo cha mẹ ngờ… [Y 45, 2618]

Đó là tình cảm yêu thơng mãnh liệt không dễ gì chia cắt: Thơng cha thơng mẹ có khi

Th ơng em lúc đứng, lúc đi lúc ngồi Thơng cha thơng mẹ có hồi

Th ơng em lúc đứng, lúc ngồi cũng th ơng .

[ TH 870, 2230] Th ơng chàng nhớ sớm nhớ chiều

Nh ai dán đạo bùa yêu trong lòng.

[TH 876, 2231] Yêu anh tâm trí hao mòn

Yêu nhau đến thác vẫn còn yêu nhau.

[Y11, 2613]

Cũng có khi là tình cảm say đắm của chàng trai trớc một nét đẹp nào đó của ngời mình yêu. Từ "say" có tần số xuất hiện trong ca dao tình yêu là 50 lần. Có thể nói, các tác giả dân gian đã miêu tả những trạng thái, tình cảm mạnh mẽ này một cách thật ấn tợng và cụ thể.

Nắm tay em, lại hỏi tay Anh yêu vì nết, anh say vì tình. Càng nhìn càng thắm càng xinh Bóng trăng là đấy, hữu tình là đây.

[N 99, 1612] Ngó lên cổ yếm em may

Đờng ngôi em rẽ, anh say về tình.

[NG 298, 1651]

Trong tình cảm yêu thơng say đắm, mãnh liệt, các chàng trai cô gái cùng nói về mơ ớc, khát vọng. Cũng vì thế, từ "ớc" có tần số xuất hiện trong ca dao tình yêu là 50 lần nh để diễn tả cho thoả những nỗi ớc mơ cao đẹp đó:

ớc gì sông rộng một gang

Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi. [ 17, 2511]

Câu ca dao đã nói rất thực tấm lòng và nỗi khát khao đợc đến với ngời yêu của cô gái, dù rằng là nỗi ớc ao về độ rộng hẹp của con sông này không bao giờ thành hiện thực và có trong hiện thực. Nỗi khát khao của ngời đang yêu đợc đẩy lên cao khi cô gái muốn tạo ra một cây cầu bằng giải yếm để “chàng sang chơi”. Đây cũng là một điều không thể có trong hiện thực. Nhng tất cả đều xuất phát từ một tấm lòng rất thực, rất chân thành của những ngời tha thiết yêu nhau.

Hay là ớc muốn luôn luôn đợc gần ngời mình yêu thơng, là nỗi khát khao hạnh phúc cháy bỏng:

ớc gì anh hoá ra gơng Để cho em cứ ngày thờng em soi ớc gì anh hoá ra cơi

Để cho em đựng cau tơi, trầu vàng.

Tấm gơng là vật hằng ngày gần gũi với cô gái mỗi sáng, mỗi chiều. Anh là gơng để em đợc nằm trong trái tim anh. Anh là gơng cũng là để em đợc soi mình trong đó. Cả hai sẽ làm cho nhau đẹp hơn, sống tốt hơn, trung thực với chính mình hơn. Cơi, với trầu, cau từ bao đời luôn khăng khít với nhau. Trầu cau cũng là vật biểu trng của tình yêu đôi lứa, của quan hệ vợ chồng. Nh vậy, nỗi ớc ao của cô gái đã sát với hiện thực, đã thực tế hơn. Yêu nhau, rồi nên vợ, nên chồng, cùng nhau xây hạnh phúc đến đầu bạc răng long. Đó mới là tình yêu đích thực, tình yêu chân chính.

Và để khẳng định sự chung thuỷ, son sắt trong tình yêu nên ca dao đã xuất hiện những lời thề nguyền thật nồng nàn và sâu sắc. Từ "thề" có tần số xuất hiện trong ca dao tình yêu là 73 lần, từ "nguyền" là 51 lần.

Đôi ta thề chắc một lời

Thác thì thôi, chớ quyết không rời nhau đâu.

[Đ 867, 957] Đôi ta đã nặng lời thề

Con dao lá trúc đã đã kề tóc mai Dặn rằng ai chớ quên ai

Chỉ thêu nên gấm sắt mài nên kim.

[Đ 791, 9431]

Các chàng trai, cô gái khi thề nguyền với nhau đều thể hiện sự tỉnh táo, sáng suốt, dám nhìn thẳng vào thực tế khó khăn, chấp nhận mọi thử thách, vợt mọi trở lực để đến với nhau:

Nếu anh có dạ thơng em Xin cho sáu lễ mai đem tới nhà Thơng nhau đâu quản đờng xa Anh nguyền trọn dạ đến nhà hỏi tha.

[N 131, 1619]

Nh vậy, có thể nói rằng các tác giả dân gian đã vận dụng rất sáng tạo và thể hiện phong phú các từ ngữ chỉ tâm trạng tích cực trong ca dao tình yêu. Đó

là những từ ngữ miêu tả những cảm xúc thầm kín, mong manh của những ngời đang yêu nh bâng khuâng, xao xuyến, bối rối... Hay là những từ ngữ miêu tả những trạng thái thăng hoa của tình yêu nh: yêu, thơng, say, mê, mong, nhớ, đợi, chờ...

Việc sử dụng những từ ngữ miêu tả trạng thái tâm lí - tình cảm nh trên làm cho lời ca đợc bộc lộ một cách hết sức tự nhiên, chân thành, tinh tế. Nó tạo nên một cảm xúc thẩm mĩ đặc thù: chúng ta nhận thấy đằng sau lời tâm sự của các chàng trai, cô gái là một tình yêu hồn nhiên, trong sáng, mộc mạc…

1.2.2. Các từ ngữ biểu thị tâm trạng tiêu cực

Tâm trạng tiêu cực là những trạng thái tâm lí - tình cảm nảy sinh trong tình huống rủi ro, ngang trái, thất bại khổ đau. Chúng tôi cũng đã xác lập đợc một trờng từ vựng ngữ nghĩa về các từ ngữ chỉ tâm trạng tiêu cực trong ca dao tình yêu, gồm: buồn, sầu, hận, đau khổ,giận, trách, sợ, tiếc....

Qua khảo sát và thống kê các từ ngữ chỉ tâm trạng tiêu cực trong ca dao tình yêu, chúng tôi đã thu thập đợc 73 từ với 1733 lợt dùng, chiếm tỉ lệ 40,5% trên tổng số từ.

Ngời ta thờng nói: “Tình yêu là hạnh phúc”. Thời gian và lòng ngời đã kiểm nghiệm chân lí ấy. Mỗi một con ngời khi sinh ra, lớn lên và trởng thành, ai cũng mang trong mình khát vọng vơn tới một tình yêu chân chính, một hạnh phúc tràn đầy. Nhng cuộc đời không phải là một dòng chảy bình yên mà luôn có những trắc trở bất ngờ xảy ra. Vì thế, bên cạnh những tâm trạng dạt dào cảm xúc yêu thơng thì ca dao tình yêu cũng có không ít những nỗi buồn chán - đau khổ ngang trái.

Cùng song hành với việc tình yêu không thành là tâm trạng buồn đau trăn trở, sầu bi não nùng. Bởi thế, từ "sầu" có tần số xuất hiện khá cao trong ca dao tình yêu là 238 lần, từ "buồn" là 202 lần:

Cây thầu dầu lá lại thầu dầu Anh về từ đó, em sầu từ đây

Em sầu anh có vui chi

Em gạt nớc mắt cũng có khi anh khóc thầm.

[C 355, 425]

Chim buồn chim bay về núi Cá buồn cá chúi xuống sông Em buồn ra ngõ đứng trông

Ngõ thì thấy ngõ, ngời không thấy ngời.

[CH 870, 522]

Nỗi buồn ở đây đã lên đến đỉnh điểm, không biết giấu vào đâu nữa. “Cá” và “chim” buồn thì vẫn còn có chỗ mà quay về trú ngụ và ở đó nỗi buồn sẽ nguôi ngoai đi phần nào. Còn nhân vật trữ tình - ngời con gái trong cuộc buồn chỉ biết đi loanh quanh, luẩn quẩn, mà đi cũng không yên bởi càng đi, càng ngóng trông thì càng mịt mù xa xôi, càng cô đơn dằng dặc.

Hơn thế nữa, sự ngang trái trong tình yêu đã để lại cho ngời trong cuộc một nỗi đau bẽ bàng, nhức nhối. Từ "đau lòng" có tần số xuất hiện trong ca dao tình yêu là 24 lần:

Nghĩ duyên tơ đã lỡ Giận căn nợ bời bời Đau lòng ai lắm ai ơi

Xui chi cho gặp, để chẳng trọn đời với nhau.

[NG 244, 1641]

Trời cao chi lắm hỡi trời

Công tôi tiện đấu cho ngời khác đong Thà rằng chẳng tiện cho xong Tiện bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu.

Có thể nói, không có gì so sánh đợc với nỗi đau tinh thần. Nỗi đau về thể xác có thể giảm nhẹ bởi nhiều phơng thuốc nhng nỗi đau về tinh thần chỉ có thể hàn gắn bởi một phơng thuốc duy nhất, đó là tình yêu.

Tình duyên dang dở là một nỗi đau tột đỉnh. Nhân vật trữ tình không những chỉ sầu bi, đau đớn mà còn oán giận kẻ bạc tình, thầm trách bản thân. Vì thế, từ "trách" có tần số xuất hiện trong ca dao tình yêu là 100 lần, từ "giận": 34 lần nh để chở mọi nỗi niềm đáng đợc thông cảm trên của nhân vật trữ tình:

Trách thân chẳng dám giận trời Trách thân lắm lắm, giận Trời bao nhiêu.

[TR 1383, 2332] Trách ngời quân tử bạc tình

Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao.

[TR 1374, 2330]

Có thể khẳng định rằng, những nỗi đau khổ uất ức, chua chát về tình yêu của nam nữ thanh niên nông thôn trong thời kì phong kiến chỉ đợc phản ánh trực tiếp, chân thực và đầy đủ trong ca dao. Trong xã hội phong kiến, có hàng nghìn nguyên nhân khiến cho tình yêu không đợc thực hiện, dù là chân chính và mãnh liệt. Chính vì thế, họ không chỉ than thân, trách phận mà còn trút sự căm giận vào nhiều đối tợng khác nhau trong xã hội đơng thời:

Trách cha trách mẹ em lầm

Cho nên em phải khóc thầm hôm mai...

[TR 1336, 2323]

Trách ai vặn khoá bẻ chìa Đôi ta mới ngộ lại lìa nhau ra.

[TR 1330, 2322]

Những t tởng hà khắc của xã hội phong kiến đã ăn sâu vào trong tâm thức của nhiều gia đình, nhất là cha mẹ, nên các cô gái xa yêu mà vẫn còn e ngại,

vẫn còn nhiều nỗi lo sợ. Vì thế, từ "sợ" cũng có tần số xuất hiện trong ca dao tình yêu là 120 lần:

... Em thơng anh chẳng dám nói ra Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời Em thấy anh cũng muốn kết đôi Sợ vầng mây bạc trên trời mau tan.

[H 229, 1216]

ở đây, nỗi lo sợ của cô gái đợc so sánh “bằng đất” và “bằng trời” - nghĩa là lớn lắm. Nhng rồi cô gái cũng vợt qua để “dám nói ra”, để mạnh dạn gặp gỡ ngời yêu, để trực tiếp thổ lộ tình cảm. Chứng tỏ tình yêu của cô gái thật mãnh liệt. Nhng khi vợt qua nỗi sợ hãi đó thì cô gái lại có thêm nỗi băn khoăn mới: lo sợ số phận và sự bền vững của tình yêu trong tơng lai. Đó cũng là tâm trạng chung, là hoàn cảnh chung mà bao ngời con gái Việt Nam khác đã trải qua.

Nh vậy, việc sử dụng các từ ngữ chỉ tâm trạng tiêu cực một cách chuẩn xác và linh hoạt đã góp phần không nhỏ trong việc phản ánh chân thực, sinh động các trạng thái tâm lí - tình cảm tiêu cực trong ca dao tình yêu. Đó là tâm trạng của những đôi lứa yêu nhau khi gặp phải những ngang trái, trắc trở nh buồn sầu, đau xót, trách giận, lo sợ. Tất cả đều là tiếng lòng cao đẹp của con ngời bình dân xa.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của từ ngữ biểu thị tâm trạng trong ca dao tình yêu người việt (Trang 69 - 78)

w