Cấu trúc đối

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của từ ngữ biểu thị tâm trạng trong ca dao tình yêu người việt (Trang 66 - 69)

3. Một số cấu trúc thờng gặp trong ca dao tình yêu biểu thị tâm trạng

3.3. Cấu trúc đối

Theo tác giả Đinh Trọng Lạc, đối trong thơ là"sự bố trí hai vế song song, cân bằng, về số tiếng, đối lập về nghĩa, về từ loại, về bằng trắc, và tơng tự về cú pháp theo những qui tắc nhất định. Phép đối thờng xuất hiện trong loại hình ngôn ngữ đơn lập có thanh điệu" [33, 176].

Cấu trúc đối trong thơ có tác dụng đa lại sự cân xứng, hài hoà cho câu thơ và cả chỉnh thể bài thơ. Trong một chừng mực nhất định nào đó, nó còn góp phần tạo ra nét nghĩa mới. Vì thế, cấu trúc này xuất hiện khá nhiều trong thơ ca truyền thống, đặc biệt là trong ca dao nói chung và ca dao tình yêu biểu thị tâm trạng nói riêng.

Qua khảo sát, chúng tôi thấy cấu trúc đối trong ca dao tình yêu có 2 dạng: Đối giữa hai vế trong cùng một dòng thơ (tiểu đối) và đối giữa hai câu thơ với nhau(đối cặp câu).

3.3.1. Đối giữa hai vế trong cùng một dòng thơ

Đây là dạng phổ biến nhất, chiếm tỉ lệ 88,4% (725/820) trên tổng số trờng hợp đối trong ca dao tình yêu.

Hiện tợng đối chỉ xuất hiện khi dòng ca dao có số âm tiết chẵn nh sáu, tám, thông thờng đợc chia làm hai vế cân xứng nhau thì gọi là đối cân. GS Hoàng Văn Hành đã khẳng định có hai bậc đối ý và đối lời. Đối ý là bậc đối nhau về ý nghĩa giữa hai vế của dòng ca dao, đối lời cũng có sự đối ứng với nhau giữa hai vế, phản ánh những đặc trng cùng phạm trù ngữ nghĩa, cùng từ loại hay cùng thuộc tính ngữ pháp. Ví dụ:

Ra về chân bớc lai rai

Chân trong nhớ bạn,/ chân ngoài nhớ em.

[R 59, 1936] Ra về chân thẳng chân dùi

[R 63, 1936] Đã thơng thì thơng cho chắc

Đã trục trặc thì trục trặc cho luôn Đừng nh con thỏ đứng đầu truông Khi vui thì giỡn bóng /khi buồn thì bỏ đi.

[Đ 40, 790]

Nhìn chung, cấu trúc tiểu đối trong ca dao tình yêu tạo một vẻ đẹp dựa vào sự cân đối hài hoà, góp phần gắn bó các ý trong chuỗi lời nói thành một khối thống nhất chặt chẽ, thu hút đợc sự chú ý của đối tợng giao tiếp. Từ đó, nó góp phần phản ánh sự phong phú trong suy nghĩ và tình cảm của ngời nói.

Về mặt nội dung, những câu ca dao tình yêu có cấu trúc tiểu đối thờng có tầm khái quát và khắc sâu đợc tâm trạng của nhân vật trữ tình trên các phơng diện khác nhau.

3.3.2. Đối giữa hai dòng thơ với nhau

Đây là kiểu cấu trúc đối chúng ta thờng bắt gặp trong thơ thất ngôn Đờng luật. Đối giữa hai dòng trong phần thực và trong phần luận của bài thơ là điều kiện gần nh bắt buộc của thể thơ này.

Chẳng hạn:

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất tổ đàn chim xáo xác bay.

(Nguyễn Đình Chiểu)

Mặc dù, cấu trúc đối giữa hai cặp câu trong ca dao tình yêu chỉ chiếm tỉ lệ 11,6 % trên tổng số trờng hợp đối nhng cũng góp phần đem lại giá trị nghệ thuật đặc sắc trong việc biểu thị tâm trạng. Ví dụ:

Có bạc thời tình phụ tiền Có nhân ngãi mới, anh quên tôi rồi.

[C 1265, 598] Khi thơng nhau ngóng trông làu lạu Khi ghét nhau mặt cạu làm ngơ.

[KH 137, 1287]

Cấu trúc đối sánh khá chặt chẽ giữa hai dòng thơ, khiến chúng cùng hoà kết theo lối lỡng phân, để tạo nên một ý nghĩa chung trong việc bày tỏ trạng thái tâm lí - tình cảm của nam nữ trong tình yêu.

Tóm lại, cấu trúc đối lập trong ca dao tình yêu đợc sử dụng khá phổ biến và độc đáo. Thông qua sự đối lập của ý, của lời... các tâm trạng đợc bộc lộ rõ nét, tăng sức gợi cảm, biểu cảm cho lời ca dao.

4. Tiểu kết

Xã hội loài ngời tồn tại và phát triển bởi có tình yêu. Tình yêu đã làm cho mỗi cuộc đời, mỗi số phận luôn luôn sống trong những tâm trạng, những cảm xúc, những khát vọng cao đẹp. Ca dao tình yêu ngời Việt đã ghi lại những tâm trạng đó một cách giản dị, mộc mạc nhng hết sức tinh tế, thi vị. Bởi lẽ nó mang hơi thở, nhịp đập của trái tim, tâm hồn của ngời dân lao động Việt Nam.

ở chơng 2, chúng tôi đã tập trung khảo sát và phân tích một số đặc điểm về mặt ngữ pháp của các từ ngữ chỉ tâm trạng dựa trên t liệu khảo sát đợc trong ca dao tình yêu ngời Việt. Từ chỉ tâm trạng bao gồm 180 từ, trong đó chủ yếu là động từ. Chúng tôi chú trọng phân tích khả năng kết hợp và chức năng ngữ pháp mà chúng có thể đảm nhiệm trong lời ca, đồng thời tìm hiểu một số cấu trúc tiêu biểu trong ca dao tình yêu biểu thị tâm trạng. Trên cơ sở đó, ý nghĩa của các từ ngữ chỉ tâm trạng dần dần hé mở, điều đó làm cơ sở để tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ tâm trạng trong ca dao tình yêu ngời Việt ở chơng sau.

Chơng 3

đặc điểm về ngữ nghĩa của từ ngữ Biểu Thị tâm trạng trong ca dao tình yêu ngời việt

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa của từ ngữ biểu thị tâm trạng trong ca dao tình yêu người việt (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w