- Hoa phượng / là hoa học trò.
CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN I MỤC TIÊU
I. MỤC TIÊU
- Nắm được cách đặt câu khiến (ND ghi nhớ).
- Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1, mục III).
- Bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp (BT2). - Biết đặt câu với từ cho trước (hãy, đi, xin) theo cách đã học (BT3). - HSKG: nêu được tình huống có thể dùng câu khiến (BT4).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ để làm bài tập 1 (luyện tập).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG HĐ THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ
5’
13’
A . Kiểm bài cũ
- Gọi 1 Hs đọc ghi nhớ tiết 53.
- Gọi HS làm (miệng) lại bài tập 2 tiết 53 phần luyện tập.
- Nhận xét – ghi điểm.
B. Hướng dẫn bài mới
1. GIỚI THIỆU BAØI: Nêu và ghi tựa.
2. PHẦN NHẬN XÉT
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Nêu cách thực hiện: Chuyển câu kể: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương thành câu khiến:
+ Cách 1: thêm – hãy, đừng, chớ, nên, phải, … vào trước động từ phải xác định được động từ trong câu kể.
+ Cách 2: thêm – đi, thôi, nào, … vào cuối câu.
+ Cách 3: thêm – đề nghị, xin, mong, … vào đầu câu.
+ Cách 4: thay đổi giọng điệu. - Cho HS làm cá nhân.
- Dán 3 bảng phụ ghi sẵn 3 cách chuyển đổi – mời HS lên bảng chữa.
- Sau khi chữa bài GV cho HS xác định câu nào cần ghi dấu chấm, câu nào ghi dấu chấm than.
- Nhận xét chốt kết quả:
+ Cách 1: yêu cầu, đề nghị mạnh (hãy, đừng, chớ) nên cuối câu cần đặt dấu chấm than.
+ Cách 2, 3 với những yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng cuối câu nên đặt dấu chấm. - Gọi HS thực hiện tiếp cách 4 Khen HS có cách đọc phù hợp.
- 1 HS nêu ghi nhớ.
- 1 HS đọc 3 câu khiến trong SGK Tiếng Việt hoặc Toán.
- 1 HS đọc. - Nghe.
- Làm bài cá nhân.
- 3 HS thực hiện lại trên bảng:
Cách 1: Nhà vua hãy / (đừng, chớ, nên, phải)
hoàn gươm lại cho Long Vương!
Cách 2: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi. / (thôi, nào)
Cách 3: Xin / (Mong) nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.
− Phát biểu.
- HS đọc lại câu :Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương (nguyên văn). Chuyển câu đó thành câu khiến chỉ nhờ vào ngữ điệu phù hợp.
5’
15’
3. PHẦN GHI NHỚ
- Cho HS nêu 4 cách đặt câu khiến dựa vào nội dung phần nhận xét.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ.
4. PHẦN LIUYỆN TẬP Bài tập 1 Bài tập 1
- Gọi HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm cá nhân.
- Dán 4 bảng phụ ghi sẵn 4 câu văn – mời HS lên bảng chữa.
- Nhận xét chốt kết quả.
Bài tập 2 :
- Gọi HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm cá nhân. - Mời HS lên bảng chữa. - Nhận xét chốt kết quả.
- Nêu lại 4 cách đặt câu khiến. - 4 HS đọc ghi nhớ SGK. - 1 HS đọc. - Làm trong VBT. - Chữa bài. - Lời giải: + Nam đi học.
Nam đi học đi!/ Nam phải đi học! / Nam chớ đi học! / Nam đi học nào! / Đề nghị Nam đi học!.
+ Thanh đi lao động.
Thanh phải đi lao động! / Thanh nên đi lao động! / Thanh đi lao động thôi nào! / Đề nghị Thanh đi lao động!
Ngân chăm chỉ.
Ngân phải chăm chỉ lên! / Ngân hãy chăm chỉ nào! / Mong Ngân chăm chỉ hơn.
+ Giang phấn đấu học giỏi.
Giang phải phấn đấu học giỏi! / Giang phải phấn đấu học giỏi lên! / Giang cần phấn đấu học giỏi! / Mong Giang phấn đấu học giỏi. - Đọc yêu cầu.
- Làm bài cá nhân vào VBT. - Chữa bài.
- Lời giải:
Tình huống a: Ngân cho tớ mượn bút của cậu với! / Ngân ơi, cho tớ mượn bút nào! / Tớ mượn cậu cái bút nhé! / Làm ơn cho mình mượn cái bút nhé!
Tình huống b: Thưa bác, bác cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ! / Xin phép bác cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ! / Bác làm ơn cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ. / Nhờ bác chuyển máy cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ.
Tình huống c: Nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Oanh ạ! / Xin chú chỉ giúp cháu nhà bạn Oanh ạ! / Chú làm ơn chỉ giúp cháu nhà bạn Oanh ở đâu.
2’
Bài tập 3, 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 3, 4. - Cho HS làm bài. - Mời HS phát biểu và nhận xét. - Chốt lời giải, ví dụ: 5. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Tuyên dương.
- Dặn học thuộc ghi nhớ. Viết 5 câu cầu khiến vào vở.
- Đọc yêu cầu và nội dung. - Làm bài cá nhân vào VBT.
* Rút kinh nghiệm:
TUẦN 29 Ngày dạy :
TIẾT 57