Qua “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” ta thấy đợc “ chân dung

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ phê bình trong các nhà thơ cổ điển việt nam của xuân diệu (Trang 61 - 62)

II. đặc điểm kết cấu trong“ các nhà thơ cổ điển việt nam”

5.Qua “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” ta thấy đợc “ chân dung

tự họa” của nhà phê bình Xuân Diệu. Chân dung đó mặc dù không đợc vẽ trực tiếp, song ta có thể tìm thấy ở bất cứ chỗ nào suốt hơn 800 trang sách. Đó là một Xuân Diệu nâng niu, trân trọng, biết quý từng đóng góp dù rất nhỏ của nhà thơ, của từng tác phẩm vào sự phát triển của thơ ca tiếng Việt. Đó còn là một Xuân Diệu biết thể hiện tấm lòng của mình để góp phần khám phá, tìm hiểu; góp phần giữ gìn và phát huy gia tài văn học mà ông cha ta đã tốn bao công sức may đang còn lại đợc. Xuân Diệu hiển hiện trong từng dòng từng trang viết bằng những khám phá, phát hiện độc đáo, bằng phong cách phê bình hết sức Xuân Diệu.

Viết về di sản văn học dân tộc, trở về với cội nguồn thiêng liêng của văn hóc dân tộc, từ tấm gơng của Xuân Diệu, cho phép chúng ta có thể nói rằng đâu chỉ là công việc của nhà nghiên cứu, nó rất cần lối tiếp cận của bản thân các nhà văn, những ngời an tờng sáng tạo nghệ thuật. Về điểmnày ở Việt Nam cũng nh trên thế giới không thiếu những tấm g- ơng tiêu biểu. Họ là Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, ...

là Moroa ở Pháp hay Pautopxki, Leonop ... ở Nga. Họ đang cần đợc các nhà văn, nhà thơ trẻ hôm nay học tập. Họ đang cần đợc chúng ta nghiên cứu để khỏi phụ lòng tin ở chúng ta, nh các tác giả cổ điển đã không phụ lòng tin ở họ.

Đối với Xuân Diệu, phê bình văn học trở thành một gian hàng đắt khách bên cạnh thơ tình. Ngoài “ Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” còn nhiều tập phê bình tiểu luận khác mà nếu chúng ta chú ý tìm hiểu sẽ phát hiện ra nhiều vấn đề mới lạ; góp phần nhận diện chính xác hơn nữa về một nhà phê bình tầm cỡ. Lĩnh vực nghiên cứu, phê bình của Xuân Diệu đang cần đợc chúng ta tiếp cận, khám phá.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ phê bình trong các nhà thơ cổ điển việt nam của xuân diệu (Trang 61 - 62)