Các kiểu kết thúc:

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ phê bình trong các nhà thơ cổ điển việt nam của xuân diệu (Trang 48 - 53)

II. đặc điểm kết cấu trong“ các nhà thơ cổ điển việt nam”

2.2.Các kiểu kết thúc:

2. Các kiểu mở đầu và kết thúc trong “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam“:

2.2.Các kiểu kết thúc:

Nếu nh phần mở đầu có vai trò đánh dấu mốc đầu tiên thì phần kết thúc lại có ý nghĩa đặt dấu chấm cuối cùng cho giới hạn của văn bản. Nằm ở vị trí mạnh ( Cuối văn bản). Phần kết thúc có nhiệm vụ tâm lý quan trọng là: Để lại d ba trong lòng ngời đọc khi văn bản đã hết. Với

nhiệm vụ ấy, phần kết thúc bao giờ cũng ngng đọng nhất của những cảm xúc và suy nghĩ của ngời tạo văn bản.

Cũng nh phần mở đầu, phần kết thúc văn bản đợc viết theo nhiều kiểu, tùy vào mục đích, nội dung mà ngời tạo văn bản đề ra. Phần kết thúc có thể viết theo kiểu khép, kiểu mở có khi đợc mở rộng khi lại bị rút gọn đi. Do đặc điểm thể loại, văn bản phê bình văn học thờng có kết thúc khép. Kiểu kết thúc khép thờng đem đến cho ngời đọc cảm giác gọn ghẽ, trọn vẹn về văn bản.

Vũ Ngọc Phan trong tập “ Nhà văn hiện đại” thờng a kiểu kết thúc này hơn. Tuân thủ nghiêm ngặt một nguyên tắc giao tiếp thông thờng: nói có đầu có đuôi, có ngọn có ngành. Vũ Ngọc Phan đã tạo nên những văn bản có kết cấu chặt chẽ, rõ ràng. Phần mở đầu thờng viết theo lối trực tiếp và kết thúc thờng theo kiểu khép. Kết thúc khép chiếm số lợng lớn trong văn bản phê bình của “ Nhà văn hiện đại” ( 8/10 văn bản). Với cách kết thúc này, văn bản trở thành một chỉnh thể trọn vẹn khép kín, hớng nội. Những nội dung, ý kiến mà tác giả đa ra trong bài phê bình trở nên áp đặt và khô cứng đối với độc giả - đối tợng tiếp nhận văn bản.

Hoài Thanh - Hoài Chân trong “ Thi nhân Việt Nam” lại không chỉ có kiểu kết thúc khép nh thế. Mà trong các văn bản phê bình của mình, 2 ông đã sử dụng rất đa dạng các kiểu kết thúc: Khép, mở, hoặc để ngỏ phần kết có ý gợi mở ( không có kết thúc). Theo số liệu thông kê thì trong “Thi nhân Việt Nam” văn bản có kết thúc khép là 13/49 ( 26,5%), kết thúc mở là 24/49 ( 49%), còn lại 12/49 (24,4%) văn bản là những văn bản không có kết thúc.

Xuân Diệu trong “ Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” cũng rất linh hoạt trong các kiểu kết thúc văn bản, có kiểu kết thúc khép, có kiểu kết thúc mở và cũng có cả kiểu không kết thúc. Cụ thể nh sau:

2.2.1. Kết thúc khép:

Là kiểu kết thúc tóm lại những vấn đề chính đợc trình bày trong suốt phần phát triển của văn bản. Trong văn bản phê bình của nhiều học giả, kết thúc khép trở thành cái chốt đóng kín văn bản ngay trớc mắt độc giả.

ở “ Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” kiểu kết thúc này chiếm vị trí chủ yếu. Có 10/18 văn bản (55,6%) có kết thúc khép. Khi văn bản có kết khép nghĩa là tác giả đã trình bày một cách trọn vẹn nội dung văn bản, giải tỏa đợc những trạng thái cảm xúc dâng đầy của nhà phê bình đối với thi nhân, đáp ứng đợc sự chờ đợi căng thẳng của ngời đọc. Đó là kiểu kết trong những văn bản về: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hơng, Nguyễn Khuyến, Đào Tấn ...

Tuy nhiên ngay cả với kiểu kết thúc này văn bản trong “ Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” cũng không hoàn toàn khép chặt, đóng kín nh cách kết thúc của “ Nhà văn hiện đại”. Dù đã cố ý chốt lại những điều đã trình bày trong phần nội dung song cách chốt ấy cũng đầy gợi mở. Những nhận xét sau cùng đợc cô đặc lại, dồn nén và ngng đọng nhiều ý nghĩa:

“ Ai hãy viết cho chúng ta 3254 câu thơ đi, mà dính liền nhau nh thế. Dới ánh sáng mới của chủ nghĩa xã hội, đây là một tác phẩm công trình mang tính nhân dân đến cao độ; mà đã mang tính nhân dân, thì là của ta; chúng ta có thể không tiếc lời khen tác phẩm hay, tác phẩm đẹp của chúng ta” [6 - Tr. 326].

Với kết luận trên, nhà phê bình muốn khép lại nội dung bài viết về từ ngữ trong truyện Kiều bằng sự nhấn mạnh sự tài tình trong cách sử dụng từ ngữ của Ngyễn Du, đã tạo nên một tác phẩm kiệt xuất, một kiệt tác tuyệt vời của văn học Việt Nam.

Khép lại một văn bản không chỉ là khái quát lại những nội dung đã nêu trên phần triển khai, mà còn là sự bộc lộ về những điều cảm nhận đợc từ nội dung ấy. Cảm nhận đó có khi đợc biểu hiện thành những lời phê bình, nhận xét:

“ Biết hơn ngời ta về cái sự nghèo, cho nên có thể hơn ngời về việc đã để lại những bài thơ hay. Nếu dùng cách nói của nhà thơ trong bài “ Đánh bạc”, thì tính sổ xong cuộc đời, Tản Đà đã đợc, đợc nhiều” [8- Tr. 819].

Sự ngng đọng cuối cùng trong phần kết thúc bao giờ cũng là điểm nổi bật hay những giá trị quýgiá trong sáng tác của các nhà thơ, nhờ cách nói hình tợng, nội dung đợc khái quát lại, nhấn mạnh lại không bị lặp với những gì tác giả đã nêu ra trong văn bản. Do vậy mặc dù văn bản đã hết

nhng lối nói hình tợng ấy vẫn gợi lên cho ngời đọc những suy nghĩ, để lại d âm trong lòng độc giả.

2.2.2. Kiểu kết thúc mở:

Phần kết thúc đặt dấu chấm hết cho văn bản nhng không có nghĩ là đặt dấu chấm hết với ngời đọc. Một văn bản hay là một văn bản sau khi đã khép lại vẫn gợi lên trong lòng ngời đọc những cảm xúc, những suy nghĩ những băn khoăn trăn trở. Đấy chính là những biểu hiện của kiểu kết thúc mở.

Kết thúc mở là kết thúc theo kiểu đựa vào những điểm đã trình bày ở phần phát triển mà đa ra những lời khuyến cáo, kêu gọi, cảm nghĩ ... Trong phần kết thúc. Trong văn bản nghệ thuật, lối kết thúc này đợc trọng dụng hơn cả, nhất là trong văn học hiện đại đơng đại. Phần kết thúc bao giờ cũng bỏ ngỏ, kết mà không kết trái với kết thúc có hậu của truyện cổ tích. Các tác phẩm của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ ... thờng có kiểu kết thúc này.

Trong phê bình văn học do quy định của đặc điểm thể loại văn bản nên kết thúc mở ít đợc dùng hơn. Vũ Ngọc Phan trong “ Nhà văn hiện đại” sử dụng tỉ lệ thấp: 2/10 (20%) gồm kết thúc về Hàn Mặc Tử và Nam Hơng. Ngợc lại ở “ Thi nhân Việt Nam” thì Hoài Thanh - Hoài Chân lại chủ yếu sử dụng lối kết thúc mở này, có tới 24/49 văn bản (49%), sử dụng trong các bài viết về Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Đoàn Văn Cừ, Bích Khê ...

Trong “ Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” kiểu kết thúc này cũng đ- ợc Xuân Diệu sử dụng, với số lợng không lớn lắm, có 6/18 văn bản (33,3%) ( so với kiểu kết thúckhép là 55,6%) đó là trong các văn bản về: Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Trần Tế Xơng, Nguyễn Đình Chiểu ...

“ Viết về Nguyễn Du, về thơ Kiều, bài này không phải là chấm rốt, có thể suy nghĩ thêm về sau nữa”.

Dù đã kết thúc văn bản bằng những ý tóm tắt, thâu tóm lại nội dung ở phần triển khai, nhng kết luận cũng vẫn gợi ra cho ngời đọc những suy nghĩ, những hớng viết mới cho tác giả, tác phẩm đó:

“ Nhân có nói đến thơ Tú Xơng, Tôi mong sẽ có dịp xin nói về thơ Hồ Xuân Hơng so sánh với thơ Tú Xơng và Nguyễn Khuyến”.

Thông thờng, trong một văn bản thơ, nếu nh mở đầu và nội dung là sự trào dâng của cảm xúc đợc thăng hoa thì phần kết thúc sẽ là sự lắng

lại của cảm xúc ấy, đằm sâu hơn, dai dẳng hơn, ám ảnh hơn, chính vì thế mà phần cuối giọng bao giờ cũng trầm lắng hơn, ngng đọng trong tâm thức ngời đọc. ở phê bình văn học cũng có điều ấy nhng hiếm khi gặp bởi phê bình bao giờ cũng cần tỉnh táo với những xét đoán lôgic mang tính chân lý rõ ràng rành mạch. Đọc văn phê bình của Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai Mai, Trơng Chính ... Điều nổi lên là kiến thức lí luận sắc sảo, uyên bác nhiều hơn là csự chen lấn của cảm xúc. Nhng Xuân Diệu trong “ Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” lại khác. Sự thăng hoa cảm cúc khiến cho giọng văn lúc nào cũng sôi nổi, say mê, hào sảng và đầy cảm hứng, để rồi kết thúc thờng là sự lắng sâu của cảm xúc ấy.

“ Tôi xin kính chào một lần nữa nữ sĩ Hồ Xuân Hơng, ngời đơng thời với Nguyễn Du, ngời tác giả mới của những câu thơ lâu đời:

Bầu dốc giang sơn tay chấp rợu! Ghét mặt kể trần đua sói móc! Nhấp nhổm bên ghềnh đít vắt ve!

[21 - Tr. 431]

2.2.3. Kiểu văn bản không có kết thúc:

Ngoài hai kiểu kết thúc khép và mở, trong “ Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” có một loại văn bản mà kết thúc không thuộc hai kiểu trên - văn bản không có kết thúc. Dùng biện pháp tu từ rút gọn phần kết thúc, tác giả Xuân Diệu đã tạo ra một kiểu văn bản để ngỏ phần kết. Xét theo logic thông thờng thì câu chuyện thơ nh thiếu phần kết thúc, ngời đọc trông chờ ở tác giả những lối nhận xét cuối cùng để chốt lại văn bản nh- ng tác giả đã không làm điều đó. Văn bản dừng lại đột ngột ngay cả trong lúc nhà phê bình say xa nhất. Vậy mà nội dung văn bản vẫn không dở dang. Qua những điều đã trình bày, ngời đọc có thể tự rút ra đợc kết luận về vấn đề đã nêu mà không phải qua sự thâu tóm của ngời trung gian, ngời tạo văn bản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong “ Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” kiểu kết thúc này rất ít, chỉ có 2/18 văn bản (11%) đó là những văn bản về Nguyễn Du (đọc lại Nguyễn Du) và á Nam Trần Tuấn Khải ( Những bài hát anh Khóa của á Nam Trần Tuấn Khải).

Trong văn bản “ Đọc lại Nguyễn Du”, phần kết thúc không phải là sự thâu tóm lại những nội dung chính, cũng không phải là kiểu gợi mở

vấn đề mới mà lại là sự phủ định để khẳng định, vẫn bằng những lời bình rất say sa đợc viết dới dạng câu hỏi tu từ:

“ Và nh vậy chẳng phải là một ngọn núi đã mọc tên cuối cùng ở chỗ ta tởng là một khoảnh đất phẳng hay sao? Có phải thế tha các bạn đọc thân quý?”. [18 - Tr. 303]

Còn ở văn bản về á Nam Trần Tuấn Khải thì Xuân Diệu đã “bỏ quên” cả phần kết. Bởi cuối văn bản vẫn là những lời bình say sa, những cảm nhận tinh tế về các bài hát anh Khóa.

Tóm lại với việc sử dụng đan xen, liên tục các kiểu mở đầu và kết thúc, Xuân Diệu trong “ Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” tỏ ra là ngời thay đổi chiến lợc giao tiếp hơn là giữ nguyên khuôn khổ trong quá trình “ Đối thoại” với độc giả về thơ cổ điển.

Văn bản phê bình bao giờ cũng là văn bản mang đậm dấu ấn sáng tạo của nhà phê bình. Cũng vẫn giọng bình ngập tràn cảm xúc, nhng đợc thể hiện trong những hình thức mới mẻ, hấp dẫn. ấn tợng để lại cho ngời đọc về kết cấu văn bản trong “ Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” là ở điểm ấy.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ phê bình trong các nhà thơ cổ điển việt nam của xuân diệu (Trang 48 - 53)