Khái niệm lời văn và lời văn phê bình:

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ phê bình trong các nhà thơ cổ điển việt nam của xuân diệu (Trang 25 - 26)

Lời văn - Là một thuật ngữ thuộc lĩnh vực văn học. Trong văn học, mọi tác phẩm đều đợc viết hoặc đợc kể bằng lời văn, lời thơ, lời tác giả, lời nhân vật ... gộp chung lại là lời văn. Nếu ngôn từ là chất liệu của lời nói, viết với tất cả tính chất thẩm mỹ của nó, là chất liệu của sáng tác văn học, thì lời văn là hình thức ngôn ngữ của tác phẩm văn học.

" Từ điển thuật ngữ văn học"của nhóm biên soạn Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi định nghĩa: "Lời văn nghệ thuật: Dạng ngôn ngữ đợc tổ chức một cách nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật là hình thức ngôn từ của tác phẩm văn học" [13 - Tr. 117].

Lời văn mà lý luận văn học nghiên cứu là lời văn nghệ thuật tức là lời văn trong tác phẩm văn học. Theo quan niệm trên thì lời văn chính là hình thức ngôn từ của tác phẩm văn học. Một kiến giải đầy thuyết phục và hiệu lực là quan niệm về lời văn nghệ thuật của nhà lý luận văn học M. Bakhtin trong cuốn "Những vấn đề thi pháp Đôxtôi épxki" (Ngời dịch: Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vơng Trí Nhàn ): " Lời văn tức là ngôn ngữ trong tính toàn vẹn cụ thể và sinh động của nó" [4 - Tr. 89]

Cuốn " Từ điển tiếng việt " Hoàng Phê chủ biên lại hiểu: "Lời văn: Hình thức diễn đạt bằng ngôn ngữ đợc viết thành văn" [29 - Tr. 582]

Theo cách hiểu trên thì phạm vi tồn tại của lời văn rộng hơn, nó không còn chỉ là lời văn trong tác phẩm văn học mà là lời văn trong tất cả các văn bản thuộc các lĩnh vực khác, tất cả những dạng lời nói đợc cụ thể hoá, ký hiệu bằng văn bản.

Nh vậy, dù là cách hiểu nào, các nhà nghiên cứu đều dịch nghĩa lời văn xuất phát từ cơ sở ngôn từ của văn bản. Đó là cách diễn đạt hay là cách tổ chức sử dụng, sắp xếp các phơng tiện và biện pháp biểu đạt của từ ngữ nhằm thực hiện hoá t tởng tình cảm của ngời viết trong văn bản.

Có hai dạng lời văn: lời văn nghệ thuật và lời văn phi nghệ thuật. Lời văn nghệ thuật là lời văn trong tác phẩm văn học hay có sáng tác văn chơng. Lời văn phi nghệ thuật là lời văn thuộc các phong cách văn bản khác: Văn bản khoa học, văn bản nghị luận ... lời văn trong văn bản phê bình văn học thuộc loại thứ hai. Tuy nhiên nói là phi nghệ thuật nhng lời văn trong các văn bản này không phải hoàn toàn không mang tính nghệ thuật, tính nghệ thuật biểu hiện trong mỗi loại văn bản đều có sự lựa chọn sử dụng và xắp xếp từ ngữ tạo nên cá tính cả từng văn bản ở từng ngời viết.

Lời văn trong "Các nhà thơ cổ điển" nh Vơng Trí Nhàn đã đánh giá, nhận xét: "Không tuân thủ một quy luật trong giao tiếp một quy luật mà chắc tác giả biết rất rõ: Cần gợi nhiều hơn nói, cần ngắn gọn hàm súc" (Xuân Diệu tg - tp ; [25 - Tr. 285] ) tuy nhiên tác giả lại nhận định " Đó là một lối viết muốn đào cùng tát cạn mọi hiện tợng, phanh phui bằng hết mọi bí mật trong sáng tác văn học. Trong không ít trờng hợp, ngời đọc cảm thấy ngời nghiên cứu ở đây là một ngời lắm lời, và có phần tán ra quá rộng ... Tuy nhiên, đây đã là cố tật của anh. Mợn một cách nói mà ngời ta vẫn nói về những ngời có cá tính mạnh mẽ: " Không thế thì không phải là Xuân Diệu" [Tr. 285]

Đọc " Các nhà thơ cổ điển Việt Nam " ta nhận thấy Xuân Diệu đã tận dụng hết mọi tầng ý nghĩa, mọi khả năng sử dụng vủa lời văn ở ph- ơng diện khác nhau nh: Từ ngữ, ngữ pháp, kết cấu văn bản ... dù ở phơng diện nào Xuân Diệu cũng xoay nó, nhìn nỏ các góc độ để tìm ra vẻ đẹp riêng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ phê bình trong các nhà thơ cổ điển việt nam của xuân diệu (Trang 25 - 26)