5. Bố cục và nội dung của đề tài
2.3.2. Những điểm yếu, hạn chế, thách thức
Chƣa có sự quan tâm, đầu tƣ loại hình du lịch trekking:
Có thể nói rằng du lịch Cát Bà phát triển dựa vào ƣu thế tài nguyên là chủ yếu. Từ những điều kiện sẵn có và kinh nghiệm, thói quen du lịch của những ngƣời đi trƣớc mà phát triển các loại hình du lịch truyền thống, mang tính đại chúng nhƣ: du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch tăm biển,…Du lịch Cát Bà chƣa có sự bứt phá, tìm hiểu và đầu tƣ tạo ra các sản phẩm du lịch mới, lạ nhƣ những địa phƣơng khác.
Việc quan tâm của chính quyền, các doanh nghiệp đều mới chỉ ở mức hạn chế, chƣa có sự chuyên sâu trong việc tìm hiểu để phát huy tối đa trong việc khai thác các điều kiện cho sự phát triển loại hình du lịch trekking.
Về việc đầu tƣ cho loại hình chƣa đồng đều, theo mùa vụ và đầu tƣ cho loại hình du lịch trekking bị xen lẫn các loại hình du lịch khác. Đầu tƣ không cân đối vào các hoạt động dịch vụ du lịch của địa phƣơng, phần lớn tập trung vào các dịch vụ lƣu trú và ăn uống. Trong khi đó các dịch vụ này thƣờng xuyên xảy ra tình trạng dƣ thừa, vào mùa chính vụ có hiện tƣợng “cháy
phòng” nhƣng chỉ với các khách sạn/nhà hàng lớn, có tên tuổi. Các nhà nghỉ bình dân chất lƣợng phục vụ kém, giá cả không phù hợp, dƣ thừa ngay chính mùa vụ. Trong khi đó các dịch vụ khác nhƣ: cho thuê lều bạt, dụng cụ trekking, cho thuê ngƣời khuôn vác, nấu ăn, khu lƣu trú mang đặc trƣng tiêu biểu của cộng đồng, địa phƣơng,… lại chƣa có.
Bên cạnh đó chƣa có quy hoạch cụ thể về những vùng để xây dựng dịch vụ phục vụ loại hình du lịch trekking. Ví dụ nhƣ: các chốt nghỉ chân có kèm bán đồ ăn, uống với quy mô nhỏ, đơn giản; chỗ cắm trại, nghỉ qua đêm,…;
Nguồn nhân lực chƣa đáp ứng cho phát triển loại hình du lịch trekking.
Cát Bà là một điểm du lịch có giá trị tài nguyên, giá trị văn hóa địa phƣơng đặc sắc, đa dạng và độc đáo còn giữ đƣợc những nét hoang sơ so với nhiều nơi khác, chính những yếu tố này không chỉ có sức hút các loại hình du lịch truyền thống nói chung mà còn có sức hút với các loại hình mới, trong đó có loại hình du lịch trekking. Trong khi đó Cát Bà có lƣợng khách hàng năm đến du lịch lớn, đặc biệt du khách nƣớc ngoài, các đoàn khách quốc tế tuy không lớn nhƣng phần đông từ các nƣớc du lịch phát triển nên nhận thức và khả năng tham gia các loại hình mới của họ cao. Tuy nhiên, lƣợng khách quốc tế quay trở lại Cát Bà không cao. Đồng thời đó là sự hạn chế thông tin của du khách trong và ngoài nƣớc nên những giả trị của Cát Bà chƣa đƣợc biết đến hết. Du lịch trekking Cát Bà còn tồn tại nhiều mặt làm hạn chế sự phát triển của loại hình du lịch này.
Thiếu các tổ chức kinh doanh loại hình du lịch trekking chuyên nghiệp tại Cát Bà:
Hiện nay tại Cát Bà chƣa có cơ sở chuyên doanh loại hình du lịch trekking. Hầu hết là các cơ sở kinh doanh tổng hợp nên phổ biến các loại tour trekking tổng hợp, tour trekking kết hợp, rất ít tour trekking thuần túy và hạn chế tìm ra các tuyến trekking mới, thƣờng đƣa ra các sản phẩm quen thuộc. Giá dịch vụ cao song lại không đƣợc bảo đảm, đƣợc trang bị các vật dụng cần thiết. Chính vì vậy mà khách du lịch quốc tế tham gia loại hình này không chọn mua tour qua các công ty du lịch.
Các công ty du lịch này chủ yếu sử dụng các hƣớng dẫn viên của họ mà không liên kết với ngƣời dân bản địa để cùng tham gia hoạt động du lịch
trekking. Họ cũng không quảng bá loại hình này nhƣ một sản phẩm mới mà chỉ nhắc đến trong các tour tổng hợp nhƣ một phần phải có (vì tính chất địa hình Cát Bà có những địa điểm bắt buộc phải đi bộ). Chính điều này mà du khách không hiểu đƣợc giá trị cũng nhƣ những thông tin của loại hình du lịch này. Các du khách nội địa thƣờng loại bỏ nó trong tour tổng hợp.
Tiểu kết chƣơng 2
Ngày nay, bên cạnh những loại hình du lịch quen thuộc nhƣ tắm biển, nghỉ dƣỡng, tham quan,… vào những dịp ngày lễ, cuối tuần, du lịch trekking đang là một loại hình phát triển tại Cát Bà. Tuy nhiên loại hình này chƣa phát triển chuyên nghiệp gây nhiều trở ngại cho du khách nội địa hay sự không thỏa mãn của du khách quốc tế.
Chƣơng 2 tác giả đã giải quyết đƣợc vấn đề chính của đề tài đó là tìm ra đƣợc những điều kiện của Cát Bà để phục vụ cho loại hình du lịch trekkking và thực trạng của du lịch trekking tại Cát Bà. Từ những thực trạng đó tác giả có những đánh giá cơ bản nhất về những điểm manh, cơ hội và những điểm yếu, hạn chế, tồn tại trong hoạt động phát triển loại hình du lịch này. Để từ đó có những giải pháp, kiến nghị đƣợc triển khai ở chƣơng 3.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH TREKKING TẠI CÁT BÀ (HẢI PHÒNG)