Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển loại hình du lịch trekking tại cát bà – hải phòng (Trang 95 - 96)

5. Bố cục và nội dung của đề tài

3.2.4.Đào tạo nguồn nhân lực

Du lịch trekking còn mới nên đội ngũ các nhà quản lý, kinh doanh và lực lƣợng lao động trực tiếp còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm. Có thể đƣa ra một số giải pháp nhƣ sau:

Đào tạo nâng cao nhận thức, hiểu biết về du lịch trekking đối với cán bộ quản lý các cấp, cán bộ quản lý trực tiếp và xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch trekking theo định hƣớng một cách cơ bản và hệ thống. Từ đó các cấp quản lý dễ dàng phổ biến cho ngƣời dân địa phƣơng nắm bắt đƣợc những điều cơ bản về loại hình du lịch này để họ cùng tham gia vào hoạt động du lịch trekking;

Xây dựng chƣơng trình đặc biệt đào tạo các hƣớng dẫn viên tại trung tâm vƣờn quốc gia Cát Bà, hƣớng dẫn viên không chuyên ngƣời bản địa hiểu rõ loại hình du lịch trekking là gì? Cách thức hƣớng dẫn có gì khác so với các loại hình du lịch khác, đồng thời rèn luyện sức khỏe, khả năng giao tiếp cho hƣớng dẫn viên;

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ, cán bộ trung tâm hƣớng dẫn đƣợc tham gia học ngoại ngữ, tìm hiểu nền văn hóa truyền thống địa phƣơng để quảng bá sâu rộng cho du khách có hiệu quả;

Mở các lớp học ngoại ngữ ngắn hạn, tại chỗ học, từ những lớp giao tiếp căn bản cho ngƣời kinh doanh tại điểm tham quan tới những lớp giao tiếp chuyên ngành cho các hƣớng dẫn viên nhằm nâng cao hiệu quả khả năng thông tin và giao tiếp với du khách quốc tế, khi mà loại hình du lịch trekking mới chỉ phổ biến với du khách nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển loại hình du lịch trekking tại cát bà – hải phòng (Trang 95 - 96)