Phát triển du lịch trekking theo quan điểm du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển loại hình du lịch trekking tại cát bà – hải phòng (Trang 90 - 91)

5. Bố cục và nội dung của đề tài

3.1.1. Phát triển du lịch trekking theo quan điểm du lịch sinh thái

Theo Phó Giáo sƣ Tiến sĩ Trần Đức Thanh thì “Du lịch sinh thái là một quan điểm phát triển du lịch nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hƣởng xấu của hoạt động du lịch đến môi trƣờng tự nhiên”. Du lịch sinh thái trƣớc hết là về với thiên nhiên nhƣng phải có gắn kết với việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cùng việc thực thi bảo vệ môi trƣờng.

Trong khi đó, du lịch trekking thông thƣờng chỉ là một hoạt động về với giới tự nhiên bằng hoạt động đi bộ. Chính vì vậy việc phát triển du lịch trekking theo quan điểm du lịch sinh thái chính là nâng cao hiệu quả hoạt động trekking về mọi mặt, đạt đƣợc sự cân bằng giữa phát triển và bảo tồn. Có nghĩa là khi đó hoạt động trekking cần phải tôn trọng và tuân thủ đầu đủ các nguyên tắc cảu du lịch sinh thái:

Có hoạt động diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trƣờng

Là khi tham gia các tour trekking, du khách phải đƣợc cung cấp những kiến thức và thông tin đầy đủ, có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách với môi trƣờng tự nhiên, xã hội và văn hóa bản địa, góp phần thỏa mãn nhu cầu của du khách. Từ đó khách du lịch sẽ có thái độ nỗ lực hơn trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của khu vực. Thực hiện theo nguyên tắc này sẽ đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển du lịch trekking và bảo vệ môi trƣờng.

Bảo vệ môi trƣờng, duy trì hệ sinh thái và đa dạng sinh học

Du lịch trekking thƣờng diễn ra ở những vùng có tính đa dạng sinh học cao với các hệ sinh thái nhạy cảm nên hoạt động của nó phần nào chƣa những tác động tiêu cực đến môi trƣờng. Việc bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên là nền tảng quan trọng trong phát triển du lịch sinh thái.

Muốn thực hiện đƣợc cần có sự đảm bảo của du khách và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng. Các hoạt động tự ý mở các lỗi mòn trong chuyến trek, lấy các loài thực vật trong rừng làm kỉ niệm,… của du khách; hay hoạt động chặt phá,

săn bắn bừa bãi sẽ làm suy giảm nhanh chóng các khu bảo tồn và các vùng phụ cận.

Bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Hoạt động của chuyến trek cần tôn trọng bản sắc văn hóa cộng đồng của điểm đến, bảo tồn kiến trúc, di sản đang tồn tại và các giá trị văn hóa truyền thống.

Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng. Cộng đồng địa phƣơng là những ngƣời chủ của vùng đất này do đó họ cần đƣợc chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch một cách công bằng. Nguyên tắc này giúp đảm bảo đƣợc sự công bằng trong xã hội và hoạt động du lịch đạt đƣợc sự đồng thuận của cộng đồng địa phƣơng. Sự phát triển của du lịch trekking đảm bảo theo nguyên tác này sẽ giành đƣợc sự ủng hộ của cộng đồng địa phƣơng bởi nó đem lại việc làm, lợi ích kinh tế và văn hóa cho họ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển loại hình du lịch trekking tại cát bà – hải phòng (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)