5. Bố cục và nội dung của đề tài
3.2.2. Xây dựng sản phẩm du lịch trekking đặc thù và đa dạng
Xác đinh và đề ra những tiêu chí đánh giá để thẩm định chất lƣợng, chuẩn hóa từng loại hình dịch vụ phục vụ du khách nhƣ:
Cơ sở lƣu trú mang đậm tính truyền thống, tiện nghi, đảm bảo vệ sinh; Giá cả hợp lý với mọi nhu cầu của khách;
Vấn đề an ninh, an toàn đƣợc đảm bảo;
Ẩm thực đặc trƣng, phù hợp với thị hiếu của du khách;
Tăng cƣờng sự giao lƣu giữa du khách với ngƣời dân để du khách có thể tìm hiểu những giá trị văn hóa lịch sử bằng các hoạt động trải nghiệm nhƣ
cùng sản xuất nông nghiệp, làm nghề thủ công, nấu nƣớng, sinh hoạt cùng ngƣời dân,…;
Đảm bảo môi trƣờng trong lành, giúp du khách tận hƣởng đƣợc vẻ đẹp của Cát Bà, giảm bớt sự mệt mỏi trong chuyến trek;
Tạo sự thân thiện, hiếu khách và kĩ năng phục vụ chuyên nghiệp của ngƣời làm du lịch.
Xây dựng các tour, tuyến đa dạng với nhiều mức độ khác nhau phù hợp với nhu cầu và thể lực của từng đối tƣợng tham gia. Cần mở rộng các tuyến tham quan, thiết lập liên tuyến để tạo sức hút hơn nữa với du khách bởi các sản phẩm mới, tránh lặp lại đƣờng đi để du khách có thể khám phá nhiều hơn;
Thiết kế các điểm nghỉ ngơi phù hợp, nên sử dụng nhà dân làm nhà nghỉ để đảm bảo chia sẻ lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng. Từ đó hạn chế việc cắm trại trong rừng gây nhiều tác động tiêu cực đến hệ động thực vật trong vƣờn quốc gia;
Khôi phục và hoàn thiện những nét văn hóa truyền thống nhƣ xây dựng các làng nghề nông, những lễ hội truyền thống để phục vụ sự tìm hiểu của du khách cũng nhƣ tạo sự khác biệt với các địa phƣơng khác.
Đầu tƣ phát triển có trọng tâm với từng loại hình dịch vụ phục vụ khách du lịch. Với dịch vụ “homestay” cần đầu tƣ theo chiều sâu để các thôn/làng, điểm đến du lịch mang sắc thái riêng, không bị lẫn với các loại hình ở những điểm đến của địa phƣơng khác.