Hỗ trợ bảo tồn tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển loại hình du lịch trekking tại cát bà – hải phòng (Trang 96 - 97)

5. Bố cục và nội dung của đề tài

3.2.5.Hỗ trợ bảo tồn tài nguyên du lịch

Phân chia khu vực hoạt động của du lịch trekking theo mức độ bảo tồn tài nguyên để có biện pháp quy định cụ thể với từng khu vực;

Ban hành các quy định chặt chẽ với du khách:

Về lƣợng khách: không quá 5 ngƣời đối với vùng du lịch hạn chế (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt), vùng du lịch mở rộng (phân khu phục hồi sinh thái) và điểm du lịch đang bị xuống cấp trầm trọng (Chòi quan sát ở đỉnh Ngự Lâm);

Về ý thức khách du lịch:

Tôn trọng tài nguyên môi trƣờng và văn hóa bản địa;

Không có hành vi cƣ xử, ăn mặc phản cảm đối với những thôn/làng đƣợc bảo tồn;

Cấm hoạt động dùng lửa trong rừng, hạn chế hoạt động nghỉ qua đêm sử dụng các lều bạt lớn trong rừng, khuyến khích việc ở lại các thôn/làng tham gia du lịch cộng đồng;

Cấm mọi hình thức khai thác, săn bắn động vật trong rừng;

Kết hợp việc bảo tồn tài nguyên song song với việc phát triển du lịch:

Thiết kế xây dựng các thùng rác trải dài phù hợp tại các tuyến du lịch, đƣờng đi;

Thành lập đội ngũ chuyên tu sửa, bảo dƣỡng các tuyến trekking, hệ thống nƣớc, thu gom rác.

Bảo tồn văn hóa:

Nghiên cứu phục hồi lại những nét văn hóa truyền thống nhƣ lễ hội, phong tục, hoạt động đánh bắt cá,… phù hợp tại địa phƣơng;

Hình thành các đội văn nghệ dân gian: các điệu múa đặc trƣng của miền biển, của thành phố hay những điệu nhạc của các thôn/làng;

Tập trung thành lập các ngành nghề có khả năng phát triển ở từng thôn/làng, từ đó giới thiệu các hoạt động này với các công ty du lịch tạo nên mối liên kết bền chặt giữa hai bên.

Xây dựng một mô hình nhỏ sinh động tại trung tâm giới thiệu của vƣờn quốc gia về các tuyến trekking.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển loại hình du lịch trekking tại cát bà – hải phòng (Trang 96 - 97)