Phong trào cách mạng ở Đô Lương trong những năm 1932 1939.

Một phần của tài liệu Cuộc vận động giải phóng dân tộc ở đô lương (nghệ an) giai đoạn từ 1939 đến 1945 (Trang 30 - 35)

-1939.

Chúng ta biết rằng sau khi phá vỡ cơ sở Đảng và dập tắt phong trào cách mạng ở Anh Sơn, các thế lực cách mạng cấu kết với nhau điên cuồng đàn áp, thực hiện âm mưu xóa sạch những thành quả cách mạng trong thời kỳ 1930- 1931. Nơi đâu chúng cũng cho lính lùng sục bắt bớ, tra tấn, giam cầm. Các đồn bang tá ngày càng chật ních những người cộng sản và cả những

người dân vô tội. Đến ngày 17/3/1932, tại đồn Kim Nhan chúng giam tới 174 người, đồn Văn Khuê 76 người. Chúng đưa ra các hình thức tra tấn tàn bạo như: cột tre thành hình chữ khẩu, trói người vào phơi nắng, phơi sương suốt ngày đêm hay buộc chân tay lại rồi cho chó cắn xé, trói người lại hàng loạt rồi cho gỗ lim đằn chết. Ở đồn Yên Phúc một lúc chúng đánh chết 40- 50 người…Bên cạnh đàn áp, ngày nào chúng cũng cho lính kéo về các làng tự do bắt lợn, gà của nhân dân giết thịt, dỡ nhà làm đồn, làm củi. Ai mà chống đỡ liền bị chúng bắt về đồn đánh đập, tra khảo hết sức dã man.

Được dịp, bọn hào lý ở các làng xã càng lên mặt dọa dẫm nhân dân để ăn tiền. Từ chỗ ép buộc nhân dân nhận thẻ quy thuận, lúc này một số nơi như Văn Khuê, Lệ Nghĩa, Mỹ Ngọc bọn hào lý chức sắc dùng thẻ quy thuận để mua bán kiếm tiền. [ 5, tr26].

Như vậy tình hình phong trào lúc này rất bi đát. Nhưng cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng ở Anh Sơn bị giam cầm trong các nhà tù đế quốc, trừ một số ít đầu hàng, thoái hóa còn hầu hết họ vẫn hy vọng ở ngày mai, vẫn giữ vững chí khí cách mạng, kiên trì đấu tranh vượt lên mọi nguy hiểm, gian lao, rèn luyện, học tập, tìm cách liên hệ với bên ngoài nhận tin tức chờ ngày vượt ngục trở về xây dựng lại phong trào cách mạng. Với niềm tin, khí tiết và đạo đức cách mạng của các chiến sỹ cộng sản, việc đấu tranh với đế quốc trong lao ngục vẫn diễn ra thường xuyên với nhiều hình thức. Cũng từ trong lao tù, nhiều gương sáng nổi lên đã gây được ảnh hưởng tốt đẹp đến các đồng chí khác và có ý nghĩa to lớn trong quá trình chuẩn bị khôi phục tổ chức Đảng ở Anh Sơn.

Tháng 4/1934, sau khi bắt mối được với “Đông Dương viện trợ bộ ” ở Xiêm, tổ chức “Vừng Hồng ” ở Vinh cử Nguyễn Đình Mai (Hai Huân) lên Anh Sơn bắt liên lạc để xây dựng cơ sở.

11/9/1934, thực hiện chủ trương của Đông Dương viện trợ bộ, tỉnh bộ cộng sản “Vừng Hồng ” rải truyền đơn nhân kỷ niệm lần thứ 4 ngày xô viết Nghệ - Tĩnh để khơi dậy tinh thần đấu tranh và mở đầu cho việc xây dựng phong trào cách mạng.

Tháng 6/1936, Nguyễn Xuân Hiên (quê Yên Thành) được Tỉnh ủy phân công lên xây dựng cơ sở Đảng ở Anh Sơn đã bắt liên lạc với một số đồng chí lập ra chi bộ Đảng ở làng Cự Đại (thuộc xã Đại Sơn).

Ngày 26/7/1936, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp ra chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân phản đế, tạm gác khẩu hiệu hành động cũ mà nêu khẩu hiệu đấu tranh đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống chiến tranh, chống phát xít, đòi tự do cơm áo, hòa bình. Hội nghị quyết định dùng các biện pháp công khai và bán công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp nhằm “tập hợp rộng rãi quảng đại nhân dân từ thành thị đến thôn quê, từ dân tộc tiên tiến đến các bộ lạc lạc hậu, từ phần tử có giác ngộ cho tới nhữnh lớp dân chúng mấy lâu nay còn yên tĩnh, rụt rè, nay trở ra tham gia Mặt trận thống nhất”.

Ngày 20/9/1936, Tỉnh ủy Nghệ An triệu tập Đông Dương Đại hội tại thành phố Vinh. Các đồng chí Đặng Sĩ Đối, Trần Ngọc Thanh được cử đi dự Đại hội. Sau khi trở về đã xuống các làng, xã để tuyên truyền, vận động quần chúng hưởng ứng Đông Dương đại hội. Phong trào lên nhanh và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng và tình cảm của mọi người. Vì vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều làng xã đã tổ chức mít tinh vận động ký vào bản “ dân nguyện ” như Đô Lương, Cự Đại, Thanh Lưu… và cử đại diện mang đến các nhà cầm quyền địa phương để chuyển lên phái bộ điều tra của Mặt trận do ông Gô- đa dẫn đầu sẽ đến Nghệ An vào ngày 23/2/1937.

Để nhanh chóng tập hợp quần chúng, Đảng bộ đã kịp thời vận động thành lập các phường hội với những nội dung và hình thức hoạt động mới

như: phường cày, phường cấy, phường gặt, phường lợp nhà…đặc biệt sôi nổi là trong thanh niên có hội đá bóng, hội hát tuồng, hội đọc sách báo. Trong phụ nữ có hội phụ sản, nhóm góp họ. Các phường hội vốn có từ trước nay cũng hoạt động theo các nội dung mới. Trong đó phường hội hiếu nghĩa là hình thức phổ biến ở Anh Sơn. Mặc dù các phong trào quần chúng lúc này còn gặp nhiều khó khăn nhưng đã phát triển 8 hội bán hợp pháp như “Hội hiếu nghĩa”, “Hội trợ cấp”, “Hội phụ sản”…Nhiều phường, hội còn có điều lệ và bản tự sự điều hành. Chính những hoạt động của phường, hội đã phá dần bầu không khí kìm kẹp hãi hùng trong những ngày tàn sát, khủng bố của kẻ thù.

Như vậy thông qua các hình thức phường, hội mà Đảng bộ Anh Sơn đã tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân vào các tổ chức để tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để đấu tranh đòi quyền dưới hình thức công khai, hợp pháp và bán công khai, bán hợp pháp.

Nét nổi bật của phong trào là đã chú trọng xây dựng lực lượng nòng cốt của cách mạng, Đảng bộ chủ trương tiến hành xây dựng một số tổ chức quần chúng bí mật như: Đoàn thanh niên dân chủ ở Lệ Nghĩa, Cự Đại, Long Điền, Đa Thọ…

Năm 1936, Bảo Đại ra Nghệ An dự lễ khánh thành đập nước Đô Lương. Nhân dịp này, các chi bộ đã vận động nhân dân trình đơn tố cáo tội ác của bọn quan lại, cường hào và đòi các quyền tự do dân chủ. Cũng trong thời gian này Tổng đốc Nghệ An Hồng Quang Địch về khuyến dụ ở Anh Sơn nên nhân dân các làng ở Đô Lương đã kéo lên phủ đường chất vấn, buộc Hồng Quang Địch phải trả lời những câu hỏi của nhân dân và hứa sẽ cải thiện quyền dân sinh dân chủ cho đồng bào.

Để đưa phong trào ngày một lớn mạnh hơn, Đảng bộ đã tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho quần chúng thông qua các hình thức như lập các tổ phát hành sách báo tiến bộ, tổ chức nghe diễn thuyết thơ ca hò vè có nội dung

đấu tranh, biểu diễn văn nghệ với những tác phẩm ca ngợi lòng yêu nước, căm thù giặc, đọc sách báo…

Năm 1937, ở các làng đã xẩy ra các cuộc đấu tranh quyết liệt để tranh cử chánh, phó lý trưởng cho những hào lý đứng về phía dân và phế truất những tên chánh, phó lý trưởng gian tham. Một số nơi đã tập hợp những người có uy tín lập ra hội lục tụng đại diện cho dân trong việc đấu tranh bằng lý lẽ, khi cần thiết thì tổ chức kiện tụng bằng văn bản, vì thế mà những người do dân đưa ra tranh cử hầu hết đều thắng cử.

Khi phong trào đấu tranh của quần chúng đang lên thì Khâm sứ Trung Kỳ đưa ra dự án tăng thuế. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy và sự hướng dẫn của Phủ ủy về chống dự án tăng thuế, các làng xã thuộc Bắc Sơn, Đặng Sơn, Đại Sơn, Trù Sơn, Minh Sơn đã có nhiều hình thức tổ chức sinh hoạt sôi nổi. Ngày 07/11/1938, có 51 người thuộc các thành phần công nhân, nông dân, tiểu thương phủ Anh Sơn đã kí vào bản “Dân nguyện” gửi cho Viện dân biểu Trung Kỳ để đòi giảm thuế điền, sửa lại thuế tháng cho dân; Ban hành các quyền tự do dân chủ; Đại xá chính trị phạm; chống nạn thất học triệt để… Bản kiến nghị có 151 người kí tên. Bên cạnh đó nhân dân còn kéo đến các nhà chức trách, trực tiếp yêu cầu chống dự án tăng thuế, đòi dân chủ, một số hào lý phải thảo bản dân nguyện, lấy chữ ký của nhân dân gửi lên tri phủ. Chính các cuộc đấu tranh ở Anh Sơn đã sớm góp phần vào thắng lợi của phong trào đấu tranh trong toàn tỉnh làm thất bại chủ trương tăng thuế của Khâm sứ Trung Kỳ.

Phong trào đấu tranh chống cường hào tham nhũng phát triển mạnh. Nhân dân Đặng Sơn, Ngọc Sơn chống bọn hào lý sửa chữa những quy định về sưu thuế để tăng tiền kiếm lợi. Nhân dân Bắc Sơn đấu tranh đòi kiểm soát số điền thổ không cho hào lý lạm bổ. Nhân dân làng Khả Phong đòi bọn hào lý trả lại 12 tạ thóc phúc sưu cho dân và đấu tranh đòi chúng làm lại một trường

học do chúng lợi dụng bán đi. Nhân dân ở Thái Sơn bắt hào lý phải trả 400 quan tiền công cho dân đi đắp đập Bình Thọ. Nhân dân các làng ở Đặng Sơn đấu tranh chống đi phu, đi lính, đòi cải cách phong tục hương thôn. Nông dân ở Minh Sơn đấu tranh đòi xóa bỏ tục lệ xấu. Nhân dân ở xã Xuân Sơn đấu tranh chống mê tín dị đoan, bỏ các lễ cúng thần khe, thần rú….

Cuối 1939, khi phong trào đang lên thì nguy cơ chiến tranh thế giới thứ 2 càng đến gần. Trước tình hình này các đồng chí cán bộ, đảng viên ở Anh Sơn đã quán triệt chủ trương chuyển hướng chiến lược và phương pháp đấu tranh của trên để chỉ đạo phong trào cách mạng ở địa phương cho thích hợp.

Một phần của tài liệu Cuộc vận động giải phóng dân tộc ở đô lương (nghệ an) giai đoạn từ 1939 đến 1945 (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w