Bối cảnh kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Cuộc vận động giải phóng dân tộc ở đô lương (nghệ an) giai đoạn từ 1939 đến 1945 (Trang 37 - 41)

Tiểu kết chương

2.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội.

Ngày 1/9/1939, phát xít Đức tấn công xâm lược Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, đã đẩy loài người vào cuộc thảm sát chưa từng có. Ở Đông Dương lúc này thực Pháp đàn áp khốc liệt phong trào cách mạng của nhân dân ba nước, bên cạnh đó chúng còn ban bố lệnh tổng động viên, thi hành chính sách kinh tế thời chiến để bắt người, cướp của phục vụ chiến tranh làm cho đời sống nhân dân hết sức cực khổ, điêu đứng.

Chiến tranh thế giới thứ hai cũng như chính sách phản động của đế quốc Pháp ở Đông Dương đã nhanh chóng tác động đến tình hình ở Nghệ An trong đó có Đô Lương. Ở Đô Lương nhiều quyền lợi về chính trị, kinh tế cũng như các mặt khác mà quần chúng nhân dân vừa giành được trong thời kỳ dân chủ 1936 - 1939 đều dần dần bị thủ tiêu.

Ở Nghệ An nói chung và ở Anh Sơn nói riêng thời điểm bấy giờ đại đa số người dân làm kinh tế nông nghiệp nhưng dưới thời phong kiến diện tích trồng trọt của nhân dân chẳng được là bao ở Đô Lương có 1.010 mẫu ruộng thì tới 610 mẫu nằm trong tay địa chủ, phú nông còn người nông dân chỉ có 322 mẫu; và gần 80 mẫu là ruộng công.

Như vậy hầu hết ruộng đất đều nằm trong tay bọn địa chủ phong kiến. Nhiều tên địa chủ kếch xù như Cửu Huê ở Tân Sơn, Cửu Dước ở Lưu Sơn, Bát Huề ở Văn Tràng… ở Mỹ Sơn có tên Ký Túy chiếm đoạt tới 500 mẫu ruộng đất, hay tên Cửu Trạm ở Thái Sơn chiếm 170 mẫu ruộng và 200 con

trâu bò…bởi vì sau khi ổn định bộ máy cai trị, chúng đã âm mưu chiếm ruộng đất với nhiều hình thức như: tìm cách rút ruộng tốt để làm đất công rồi chia chác, phân phát, biếu xén cho các quan lại, chức sắc, bao chiếm ruộng liền vùng, liền thửa. Đã thế chính sách thu tô rất nặng nề, Mà sản lượng thu hoạch đạt dưới mức tối thiểu, sản lượng lương thực bình quân chia theo đầu người của người dân ngày một sụt giảm nên cuộc sống của người dân ở đây hết sức khổ cực, điêu đứng. Ngoài việc bị bóc lột địa tô, họ còn phải chịu cảnh sưu cao thuế nặng, các thứ thuế cũ ngày một tăng, nhiều thứ thuế mới được ban hành hết sức vô lý như thuế súc vật, thuế cây ăn quả… nợ nần chồng chất, bị chửi bới, đánh đập dã man. Chúng trưng thu, trưng mua lương thực của nhân dân với giá rẻ mạt

Một số người phải tha phương cầu thực, bỏ xác nơi rừng thiêng nước độc hay nơi đất khách quê người. Bên cạnh đó họ còn phải đối mặt với thực trạng chiếm đoạt, đầu cơ tích trữ lương thực của các gian thương, địa chủ, tư sản và nhiều tác động khác do chiến tranh nổ ra.

Ngày 28/2/1939, toàn quyền Đông Dương Catơru ra nghị định giải tán các nghiệp đoàn, tương tế, ái hữu ở Đông Dương. Ngay sau đó, ngày 5/10/1939, chính phủ Nam Triều ra đạo dụ cấm hội họp, cấm tuyên truyền cộng sản và thu các sách báo tiến bộ ở Trung Kỳ.

Nghị định của toàn quyền Đông Dương và đạo dụ của chính quyền Nam Triều vừa mới được ban hành thì ngay lập tức phong trào cách mạng ở Anh Sơn bị bọn cầm quyền Pháp khủng bố dữ dội. Chúng giải tán các tổ chức ái hữu, cấm đoán tự do, bóp nghẹt dân chủ, xóa bỏ những thành quả cách mạng đã giành được. Đặc biệt chúng mở rộng sử dụng các phần tử phản bội ngấm ngầm hoạt động trong nội bộ Đảng để chống phá cách mạng. Điển hình là vụ Đinh Văn Di bị mật thám mua chuộc đã đầu hàng khoác áo cán bộ lãnh

đạo trọng yếu trong Đảng, làm tay sai chỉ điểm cho giặc, truy bắt cán bộ, Đảng viên trên phạm vi rất rộng, gây nguy hại cho phong trào cách mạng.

Anh Sơn là một trong những vùng có phong trào cách mạng từ thời kỳ 1930-1931, nên cũng là nơi bị các thế lực phản cách mạng đàn áp khốc liệt nhất. Do đó, mọi tổ chức và cá nhân hoạt động trong phong trào công khai dân chủ bị khống chế, theo dõi. 23 nhân vật ở Anh Sơn bị chúng xếp vào danh sách “Đặc biệt nguy hiểm”, một số người “cần bắt ngay khi được báo tin đầu tiên”, 9 người chúng gọi là “đặc biệt nguy hiểm có hoạt động chống phá chính quyền”. Từ đây hàng loạt cán bộ. đảng viên bị bắt. Nhiều nhân vật quan trọng bị sa vào tay giặc. [1, tr77].

Trong các nhà lao, những tù chính trị phạm sắp mãn hạn bị chúng giữ lại. Những tù chính trị được chúng liệt vào hàng “quan trọng “hoặc có thái độ chống đối thì chúng bí mật thủ tiêu, hoặc đưa đi giam giữ tại các trại tập trung đặc biệt. Những người tình nghi mà chưa bị bắt thì chúng ra lệnh quản thúc rất chặt chẽ. Những người này thậm chí cũng không được ngủ ở nhà mà phải ra nằm ở những điếm canh của làng, hàng tháng phải đến trình diện hào lý. Những người này đi đâu cũng phải xin phép chính quyền địa phương và lý trưởng đóng triện lệch vào thẻ thuế thân để làm mật hiệu cho các hào lý ở các địa phương khác chú ý kiểm soát và theo dõi.

Song song với những chính sách khủng bố về chính trị, bọn thực dân phản động Pháp còn cho thực hiện cái gọi là “chính sách kinh tế chỉ huy ”, bắt người, vét của để phục vụ cho nhu cầu chiến tranh. Ngoài ra chúng còn điên cuồng đàn áp cách mạng, tổ chức hàng nghìn vụ khám xét, bắt bớ đối với nhân dân ta. Chúng ráo riết bắt phu, bắt lính ở Đà Lạt, Buôn Ma Thuột…. Nhiều thanh niên bị bắt đi lính ONS (lính thợ không chuyên).

Bên cạnh đó chúng còn bắt các làng xã phải lập quỹ “nghĩa thương trợ chiến” phải bán ruộng đất công để lấy tiền gây quỹ chiến tranh. Chúng tăng giờ làm việc của công nhân nhưng lương vẫn giữ nguyên.

Nhân cơ hội chiến tranh bọn tư sản mại bản và một số người khác ra sức vơ vét hàng hóa, đầu cơ tích trữ làm cho hàng hóa, vật liệu ngày càng khan hiếm, gây nên giá cả hàng hóa thị trường không ổn định. Trong khi đó, tầng lớp địa chủ, quan lại thì dùng mọi mưu mẹo gian lận để bóc lột dân chúng một cách trắng trợn.

Như vậy chiến tranh và những chính sách của đế quốc Pháp làm cho đời sống của các tầng lớp nhân dân ở Anh Sơn bị uy hiếp và sa sút nghiêm trọng.

Giai cấp địa chủ ở Anh Sơn có sự phân hóa rõ rệt. Tầng lớp địa chủ có thế lực như quan lại và hào lý thì dựa vào bộ máy chính quyền bù nhìn để tìm mọi cách để giảm nhẹ thiệt hại của mình trong chiến tranh, và để bù đắp những thiệt hại đó chúng tăng cường bóc lột nhân dân. Bộ phận còn lại là địa chủ vừa và nhỏ chiếm phần lớn, họ không có thế lực do các hào lý nhũng nhiễu và bức bách, bị thiệt hại do chính sách ăn cướp của đế quốc Pháp nên quyền lợi thường xuyên bị uy hiếp. Do đó bộ phận này có thái độ bất bình với Pháp và trong chừng mực nào đó họ đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh chống đế quốc, tay sai.

Giai cấp tư sản ở Anh Sơn ở phương diện nào đó cũng bất bình với Pháp về chính sách thuế khóa, chính sách trưng thu và trưng mua nên mâu thuẫn giữa tư sản Anh Sơn với đế quốc Pháp ngày một tăng và trong một chừng mực nhất định họ đứng về phong trào đấu tranh của nhân dân. Trí thức, viên chức cũng bị bóc lột nặng nề, họ phải làm việc thay cho những viên chức bị điều động đi phục vụ chiến tranh. Nhiều học sinh bị thất học, viên chức mất việc làm, đồng lương bị giảm sút.

Tiểu thương, tiểu chủ bị đánh thuế môn bài nặng và bị kiềm chế mặt sản xuất, lưu thông nên buôn bán gặp nhiều khó khăn. Đời sống dân nghèo hết sức bấp bênh. Tiểu tư sản Anh Sơn vốn có tinh thần yêu nước nên hăng hái đấu tranh chống đế quốc Pháp.

Công nhân và nông dân là 2 giai cấp chịu nhiều hậu quả nặng nề nhất. Giai cấp công nhân điêu đứng vì hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ. Số công nhân bị sa thải, thất nghiệp ngày càng nhiều. Nông dân vốn đã nghèo khổ nay bước vào chiến tranh càng bần cùng hơn vì họ bị bóc lột tô thuế nặng nề, chính sách thu mua nông phẩm với giá ăn cướp của thực dân Pháp. Vốn có tinh thần cách mạng từ trước nên họ càng căm ghét đế quốc Pháp và quyết tâm đứng lên đấu tranh để đánh đổ chúng.

Như vậy với chính sách của đế quốc Pháp đã làm cho mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với chúng ngày một sâu sắc và gay gắt hơn. Để giải phóng mình không còn con đường nào khác là buộc họ phải vùng dậy đấu tranh.

Một phần của tài liệu Cuộc vận động giải phóng dân tộc ở đô lương (nghệ an) giai đoạn từ 1939 đến 1945 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w