Việt Minh liên tỉnh Nghệ Tĩnh thành lập.

Một phần của tài liệu Cuộc vận động giải phóng dân tộc ở đô lương (nghệ an) giai đoạn từ 1939 đến 1945 (Trang 52 - 54)

Tiểu kết chương

2.2.1. Việt Minh liên tỉnh Nghệ Tĩnh thành lập.

Đêm 9/3/1945, khi Nhật nổ súng đảo chính Pháp cũng là lúc Hội Nghị mở rộng của Ban thường vụ Trung ương Đảng bắt đầu họp. Ngày 12/3/1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị: “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị đã đánh giá tình hình và đề ra chủ trương mới của Đảng và quyết định thay đổi khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Pháp – Nhật” bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” và đề ra phương hướng khởi nghĩa giành chính quyền cho toàn quốc.

Ở Nghệ An lúc này tổ chức Đảng và cơ sở cách mạng vẫn chưa được khôi phục, hầu hết các cán bộ, đảng viên còn bị giam cầm trong tù. Một yêu cầu cấp thiết đặt ra lúc này là phải kịp thời thành lập tổ chức chung để thống nhất chỉ đạo trong phong trào cách mạng trên phạm vi toàn tỉnh .

(Thành phố Vinh), Nguyễn Xuân Linh cùng với một số tù chính trị của Nghệ An và Hà Tĩnh họp bàn kế hoạch hoạt động. Sau khi phân tích đặc điểm, tình tình của hai tỉnh hội nghị quyết định lập ra Ban vận động Việt Minh liên tỉnh Nghệ - Tĩnh để kịp thời tập hợp rộng rãi lực lưỡng tham gia vào công cuộc lãnh đạo nhân dân chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Hội nghị đã nhất trí cử Nguyễn Xuân Linh làm trưởng ban vận động và đề ra một số công tác khẩn cấp như:

“1. Liên lạc với các chính trị phạm, cựu chính trị phạm và những phần tử yêu nước trong 2 tỉnh vận động thành lập Mặt trận Việt Minh và thống nhất hành động.

2. Kịch liệt chống những luận điệu phản tuyên truyền cuar bọn tay sai thân Nhật và tìm cách hạn chế ảnh hưởng của chúnh trong quần chúng.

3. Vận động quần chúng chống chính sách cướp bóc của phát xít Nhật và vận động cứu giúp dân bị đói, thông qua đó xây dựng lực lượng.

4. Bàn kế hoạch và cử người đi tìm liên lạc với Trung ương Đảng. [8, tr80-81].

Như vậy sự ra đời của Việt Minh liên tỉnh Nghệ - Tĩnh có ý nghĩa vô cùng to lớn vì từ đây phong trào cách mạng của Nghệ An và Hà Tĩnh có sự chỉ đạo, thống nhất và tập trung ngày càng phát triển. Và ngày 19/5/1945, được xem là ngày ra đời của Việt Minh liên tỉnh Nghệ - Tĩnh.

Cũng trong khoảng thời gian này, đồng chí Võ Mai đã lên Anh Sơn bắt liên lạc với đồng chí Phan Hoàng Tiêm là cựu chính trị phạm, giáo sư trường Chung Anh ở Đô Lương và đồng chí Nguyễn Văn Niệm để xây dựng cơ sở Việt Minh bí mật.

Để tập hợp lực lượng đấu tranh, bẻ gãy xiềng xích nô lệ, cuối tháng 5/1945, cấp ủy Việt Minh Anh Sơn đã được thành lập gồm 7 thành viên và đồng chí Phan Hoàng Tiêm được bầu làm Bí thư Phủ ủy.

Ở Anh Sơn lúc này phần lớn các đồng chí Đảng viên mới ra tù về, các chi bộ Đảng chưa kịp phục hồi, nhưng các Đảng viên đã bắt tay thành lập mặt trận Việt Minh ở các tổng, các xã, các làng, Ủy ban khởi nghĩa và Ủy ban lâm thời.

Những hoạt động của Việt Minh Anh Sơn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân nên được nhân dân tín nhiệm vì thế đã nhanh chóng quy tụ tuyệt đại đa số quần chúng.

Một phần của tài liệu Cuộc vận động giải phóng dân tộc ở đô lương (nghệ an) giai đoạn từ 1939 đến 1945 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w