Tiểu kết chương
3.3.6. Về hoàn cảnh khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Đô Lương.
ra kịp thời và kết thúc khá nhanh gọn, chỉ trong 7 ngày (23/8/1945 – 30/8/1945). Do địch có hệ thống đồn bốt rải khắp, lại có lính đông và trang bị vũ khí đầy đủ như đồn Đô Lương, đồn Kim Nhan nên Ủy ban khởi nghĩa chỉ đạo giành chính quyền ở phủ trước, đồng thời đánh chiếm các vị trí quân sự ngay từ đầu rồi mới tiến về cướp chính quyền ở các xã: Đặng Sơn, Bắc Sơn, Nam Sơn, Tràng Sơn, Minh Sơn, Đông Sơn…và cuối cùng là Thị Trấn giành được chính quyền thắng lợi.
Xem xét về quá trình giành chính quyền của Nghệ An chúng ta thấy các phủ, huyện ở đồng bằng và trung du khởi nghĩa giành chính quyền trước như: Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Diễn Châu, Nghĩa Đàn, Sau đó Thành phố Vinh, Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Nghi Lộc…Cuối cùng là các phủ, huyện ở trung du miền núi gồm: Tương Dương, Quỳ Châu…khởi nghĩa giành thắng lợi. Hay như ở một số huyện: Nam Đàn, Hưng Nguyên…thì quá trình giành chính quyền diễn ra ở các làng xã rồi mới đến Thị Trấn. Như vậy quá trình giành chính quyền ở Đô Lương trái ngược với quá trình giành chính quyền của Nghệ An cũng như một số huyện trong tỉnh. Qua quá trình tổ chức giành chính quyền ở Đô Lương chúng ta thấy được tính độc lập, chủ động, sáng tạo của các cấp bộ Đảng, địa phương khi đã không máy móc theo trình tự khởi nghĩa từ xã rồi mới lên huyện.
3.3.6. Về hoàn cảnh khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Đô Lương. Đô Lương.
Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Đô Lương tiến hành trong hoàn cảnh “không một phát súng nổ, không một giọt máu chảy ”. Sở dĩ có thuận lợi như vậy, không phải do chính quyền tự nguyện hoặc dễ dàng trao trả chính
quyền cho cách mạng mà chính những nguyên nhân khách quan và chủ quan của nó.
Nguyên nhân khách quan: Ta tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền sau khi Hồng quân Liên Xô đã đánh bại phát xít Nhật, làm cho thế lực kẻ thù mất thế lực phản kháng đối với cách mạng. Mặt khác Đô Lương tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền khi trong cả nước nhiều tỉnh đã giành chính quyền thắng lợi nên có tác động tích cực và cổ vũ cuộc khởi nghĩa ở Đô Lương.
Nguyên nhân chủ quan: Đó là tinh thần yêu nước và truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Đô Lương có từ lâu đời. Đặc biệt là đã trải qua quá trình đấu tranh gian khổ và đã đổ nhiều xương máu, nhất là trong cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. Tinh thần quyết tâm cách mạng cao độ của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Đô Lương, cùng với sự vận dụng khéo léo, linh hoạt đường lối đúng đắn và đầy sáng tạo của Trung ương, của Việt Minh liên tỉnh Nghệ - Tĩnh…
Như vậy chúng ta thấy rõ ràng rằng, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Đô Lương nhanh chóng giành được thắng lợi, tránh được đổ máu, yếu tố khách quan là rất quan trọng, nhưng yếu tố chủ quan là cơ bản và quyết định.
Tiểu kết chương 3
Nhờ tích lũy được kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo cách mạng và nhờ có sự chuẩn bị chu đáo, toàn diện trong vòng 15 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng cho nên khi cơ hội ngàn năm có một tới Chấp ủy Việt Minh và Ủy ban khởi nghĩa đã quyết định khởi nghĩa giành chính quyền.
Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Đô Lương đã thắng lợi rực rỡ chỉ trong vòng 7 ngày mà không hề đổ máu. Đó là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hi sinh và phức tạp của các tầng lớp nhân dân.
Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh gọn là do được sự chuẩn bị chu đáo, có kế hoạch ngăn chặn sự chống phá của địch và đặc biệt là làm tốt công tác cổ động tuyên truyền. Với thắng lợi vẻ vang này, lần đầu tiên trong lịch sử họ được đứng lên làm chủ cuộc đời, làm chủ vận mệnh của mình, họ sung sướng, phấn khởi, tuyệt đối tin vào Đảng, vào Chủ Tịch Hồ Chí Minh, hăng hái bắt tay xây dựng chế độ mới.
Đô Lương là một vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa. Trải qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước, nhân dân Đô Lương đã có nhiều đóng góp hết sức xứng đáng vào những thành tựu vẻ vang của dân tộc. Trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm, chống thiên tai để bảo vệ và giữ gìn tổ quốc, để tồn tại và phát triển, người dân Đô Lương đã không ngừng sáng tạo để xây nên những nét riêng về cốt cách.
1. Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đô Lương diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ nhưng vẫn chưa giành được thắng lợi. Mặc dù bị thất bại, nhưng nó đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Đó là bài học về đấu tranh vũ trang, về xây dựng lực lượng vũ trang, truyền thống, góp phần làm phong phú thêm về lịch sử dân tộc Việt Nam.
2. Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời cho đến khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cán bộ và nhân dân Đô Lương đã kế thừa truyền thống đấu tranh làm nên những trang sử hào hùng, nổi bật như cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931). Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 được xem là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của giai cấp công nhân và nhân dân lao động của cả nước để tiến tới Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công.
3. Dưới chính sách bóc lột của thực dân Pháp và phát xít Nhật, tình hình kinh tế - xã hội Đô Lương càng thê thảm hơn bao giờ hết, số phận của đa số người dân hết sức khổ cực, điêu đứng. Bên cạnh đó họ còn bị các thứ rượu cồn, thuốc phiện, mê tín dị đoan làm cho mê muội. đã thế thuế khóa ngày một gia tăng cùng với nạn bắt đi lính triền miên, thiên tai lũ lụt không được phòng chống nên đã dẫn tới nạn đói khủng khiếp năm 1945. Trước tình hình đó không còn con đường nào khác nhân dân Đô Lương phải vùng dậy đấu tranh chống lại kẻ thù để giành quyền sống.
4. Trong quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền 1939 – 1945, Đảng bộ và nhân dân Đô Lương gặp rất nhiều khó khăn và thử thách. Các cuộc đàn áp, khủng bố liên tiếp, kéo dài, dã man với quy mô lớn chưa từng thấy của thực dân Pháp và phát xít Nhật và tay sai đã làm cho các cơ quan Đảng bị tổn thất nặng nề, giao thông liên lạc gặp nhiều khó khăn. Nhưng vì độc lập, tự do nhân dân Đô Lương từng bước khắc phục khó khăn, các cuộc đấu tranh chống tịch thu thóc, bắt phu, bắt lính, cướp đoạt ruộng đất, nhổ lúa trồng đay…đã tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân. Các khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật – Pháp”, “Ủng hộ Việt Minh”, “Việt Nam độc lập”…đươc đưa ra đúng lúc đã khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của các tầng lớp nhân dân. Điển hình nhất là cuộc nổi dậy của binh lính Chợ Rạng – Đô Lương năm 1941.
5. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Đô Lương diễn ra một cách sinh động, không máy móc theo trình tự khởi nghĩa từ xã rồi mới lên huyện mà tiến hành giành ở phủ huyện xong rồi mới kéo về giành chính quyền ở làng xã. Qua quá trình tổ chức giành chính quyền ở Đô Lương ta thấy rõ tính chủ động sáng tạo của các cấp bộ Đảng, địa phương, cũng như tính đa dạng phong phú khi giành chính quyền ở Đô Lương.
6. Quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở Đô Lương có sự đóng góp to lớn của Việt Minh liên tỉnh Nghệ - Tĩnh. Việt Minh liên tỉnh Nghệ - Tĩnh đã đề ra những hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, linh hoạt và chặt chẽ, có phương thức hoạt động tích cực thích hợp, có khả năng phát huy mạnh mẽ mọi nhân tố dân tộc vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhờ nhạy bén với tình hình mới, nắm chắc các mục tiêu chiến lược và mục tiêu trước mắt nên Việt Minh liên tỉnh Nghệ - Tĩnh đã phát huy được tính sáng tạo, nhanh chóng tập hợp được lực lượng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền thắng lợi. Việt Minh liên tỉnh Nghệ - Tĩnh đã kết hợp
nhuần nhuyễn yếu tố dân tộc với yếu tố giai cấp, lấy liên minh công nông làm cơ sở, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để đưa cách mạng đi lên, góp phần thắng lợi vào cách mạng tháng Tám năm 1945.
Thắng lợi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Đô Lương trong giai đoạn 1939 – 1945 đã góp phần cùng với Nghệ An và cả nước tạo ra bước ngoặt lịch sử vĩ đại trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc – Cách mạng tháng Tám thành công. Thắng lợi đó là bước tạo đà hết sức quan trọng để nhân dân Đô Lương bước vào thời kỳ đấu tranh, củng cố và bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân.